3 việc cần làm ngay khi bị chóng mặt, tránh nguy hiểm tính mạng
Choáng váng, chóng mặt thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, phản ứng thuốc hoặc đơn giản là vừa tập một động tác đòi hỏi nhiều nỗ lực trong phòng gym.
Nhưng trong trường hợp chóng mặt liên quan đến các vấn đề sức khỏe thông thường, người bệnh có thể điều trị tại nhà- Ảnh minh họa.
Khi bị chóng mặt, nếu người bệnh cảm thấy không ổn thì đừng ngần ngại đến bệnh viện ngay để được kiểm tra. Nhưng trong trường hợp chóng mặt liên quan đến các vấn đề sức khỏe thông thường, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp sau:
Trong một số trường hợp, ăn có thể làm giảm huyết áp và gây chóng mặt, nặng đầu. Tình trạng này được gọi là tụt huyết áp sau bữa ăn.
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Clinical Nutrition phát hiện uống một ly nước vào thời điểm 15 phút trước khi ăn có thể giúp tránh bị tụt huyết áp sau bữa ăn.
Tránh tắm nước nóng quá lâu
Video đang HOT
Tắm nước nóng thường mang lại cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, khi tắm quá lâu, nhiệt độ ấm của nước sẽ làm giãn các mạch máu. Hiện tượng này có thể dẫn đến tụt huyết áp tạm thời, Reader’s Digest dẫn lời chuyên gia y học lâm sàng Tania Elliott tại Trung tâm y tế NYU Langone (Mỹ).
Để giảm nguy cơ bị tụt huyết áp khi tắm bằng nước nóng, các chuyên gia khuyến cáo không nên tắm lâu quá 10 phút. Ngoài ra, nước chỉ nên ở mức độ ấm vừa phải, không nên quá nóng.
Sau khi ngồi một lúc lâu, đứng dậy đột ngột có thể gây cảm giác chóng mặt. Hiện tượng này gọi là hạ huyết áp tư thế đứng. Nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi tư thế đột ngột và mất nước.
Vì vậy, để tránh chóng mặt do hạ huyết áp tư thế đứng, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người nên uống đủ nước, đặc biệt là khi cơ thể đang bệnh, đang chơi thể thao hay thời tiết nắng nóng.
Chuẩn bị đi tắm mà có dấu hiệu này, bạn phải dừng lại ngay nếu không muốn đột tử
Chúng ta được khuyên không nên tắm đêm, không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, không nên cào cấu da một cách quá thô bạo... Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát sức khỏe của bản thân trước khi tắm.
Chuyện tắm gội không đơn thuần chỉ là một hành động vệ sinh cá nhân đơn giản mà nó còn là hành động trực tiếp tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Khi gội đầu, chúng ta sẽ ảnh hưởng đến bộ não, nơi chứa rất nhiều hệ thần kinh... Còn khi tắm, xương khớp, gan, tim, phổi cũng đều có sự liên quan.
Vì vậy, chuyện tắm rửa như thế nào cũng rất quan trọng. Chúng ta được khuyên không nên tắm đêm, không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, không nên cào cấu da một cách quá thô bạo... Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát sức khỏe của bản thân trước khi tắm, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nếu bạn có dấu hiệu dưới đây thì tuyệt đối đừng tắm vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng.
1. Tuyệt đối đừng đi tắm nếu tự nhiên chóng mặt, tầm nhìn giảm
Tắm gội làm cho cơ thể cảm thấy thoải mái và được thả lỏng nhưng nếu bạn đi tắm vào lúc đang chóng mặt và tầm nhìn giảm thì chẳng khác nào "liều mạng".
Chóng mặt, tầm nhìn giảm là 2 triệu chứng rất quen thuộc của tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ). Đây là bệnh lý tổn thương một phần não, xảy ra đột ngột do tắc nghẽn các mạch máu trên não, gây thiếu máu đến nuôi não.
Đột quỵ có thể khiến một người đang khỏe mạnh bỗng dưng gục xuống, hôn mê, liệt nửa người, thậm chí dẫn đến tử vong hoặc sống với các di chứng nặng nề.
Đi tắm vào lúc đang chóng mặt và tầm nhìn giảm thì chẳng khác nào "liều mạng".
Ngoài chóng mặt, tầm nhìn giảm, đột quỵ thường đi liền với dấu hiệu yếu tay hoặc chân, khó nói hoặc nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù, buồn nôn hoặc gặp khó khăn về đi lại... Khi có các dấu hiệu này, bạn cần lập tức nhờ cậy sự giúp đỡ của người thân. Theo các bác sĩ, phần lớn nguyên nhân đột quỵ khi tắm đều là do tắm đêm hoặc dùng điều hòa quá lạnh ngay sau tắm.
2. Không tắm nếu cảm thấy mệt mỏi, tụt huyết áp, lên cơn sốt
Khi cơ thể mệt mỏi, nóng bức và rơi vào tình trạng huyết áp thấp... nhiều người sẽ nghĩ đến việc đi tắm nước nóng để cơ thể thoải mái hơn nhưng điều này rất nguy hiểm. Nước nóng có thể khiến các mạch máu của chúng ta giãn ra, dễ gây thiếu máu lên não khiến cơ thể càng mệt mỏi, chóng mặt hơn. Chính vì thế, khi bị tụt huyết áp, bạn tốt nhất không nên đi tắm.
Bên cạnh đó, tắm khi mệt mỏi hoặc bị sốt có thể gây cảm lạnh, khiến tình trạng sức khỏe và cơn sốt trở nên trầm trọng hơn do sức đề kháng yếu.
3. Đừng tắm khi đang có cảm giác say rượu
Đừng bao giờ dùng cách đi tắm để loại bỏ cảm giác khó chịu khi say vì đây là cách tự hại sức khỏe. Nguyên nhân là bởi rượu gây ức chế chức năng gan và ngăn chặn sự giải phóng glycogen. Tắm sau khi uống rượu, lượng đường trong máu không thể được bổ sung kịp thời nên sẽ gây chóng mặt, hoa mắt, thậm chí hôn mê.
Đừng bao giờ dùng cách đi tắm để loại bỏ cảm giác khó chịu khi say vì đây là cách tự hại sức khỏe.
4. Không được tắm khi đang bị say nắng
Vừa đi ngoài nắng về và cảm thấy say nắng, đừng bao giờ đi tắm ngay vì dễ gây đột quỵ do thân nhiệt bị thay đổi đột ngột. Ngoài ra, tắm lúc say nắng cũng khiến các lỗ chân lông nở ra, nước lạnh dễ thấm vào người đột ngột gây chóng mặt, đau đầu....
Thay vào đó, bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi khỏe lại hoặc ít nhất là 30 phút sau khi ở ngoài trời về để mồ hôi khô ráo và thân nhiệt ổn định hơn.
Thanh niên 25 tuổi suýt mất mạng sau bữa ăn tối Người nhà cho biết trước đó, bệnh nhân ăn tối với nhiều loại thịt và uống một cốc bia. Mới đây, các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Hùng Vương - Sơn Dương (Tuyên Quang) tiếp nhận nam bệnh nhân (25 tuổi) đến cấp cứu với biểu hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tức ngực, huyết áp tụt thấp. Với...