3 trẻ liên tiếp trụy mạch, sốc mất nước do tiêu chảy
Tại khoa Nhi ( BV Bạch Mai) thời gian gần đây tiếp nhận ít nhất 3 trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 1,5 tuổi, nhập viện trong tình trạng mất nước độ 3, tụt huyết áp, tiền sốc , co giật vì không được bù nước đúng cách khi bị tiêu chảy.
Chăm con đã qua tình trạng nguy kịch tại phòng hồi sức nhi, cặp vợ chồng trẻ vẫn chưa hết hoảng sợ nhớ về khoảnh khắc cậu bé 11 tháng tuổi bụ bẫm sau hơn 1 ngày tiêu chảy thì môi nhợt, sốt, lả đi.
“Hai mẹ con đều bị tiêu chảy từ hôm 14/5, cũng ra hiệu thuốc mua men và nước điện giải để bù nước. Hai mẹ con uống hết 1 chai và 4 – 5 gói pha với 200ml nước trong gần 3 ngày thì thấy con lả đi, môi nhạt. Con mỗi ngày đi ngoài khoảng hơn 10 lần, nhất là sau khi ăn, uống sữa đi rất nhiều toàn nước”, mẹ cháu bé nhớ lại.
Ngày 16/4, trước khi con lả đi, bé vẫn ăn được mấy thìa bột và bú bình được một chút oresol. Thấy môi con cứ nhợt đi, rồi lả, chân tay lạnh ngắt, hai vợ chồng chị hoảng hồn đưa con đi cấp cứu.
Tại khoa Nhi (BV Bạch Mai), bệnh nhi được chẩn đoán đoán mất nước độ 3 vì tiêu chảy cấp, nhanh chóng được xử lý cấp cứu.
Đặc biệt, em bé sau khi vào viện còn sốt cao, co giật, bác sĩ còn phải chỉ định chọc dịch não tủy loại trừ, vì bé co giật, sốt cao.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo các bà mẹ hãy dùng oresol dạng thuốc, pha đúng hướng dẫn, cho trẻ dùng theo nhu cầu, uống ít một, ít một liên tục trong suốt thời gian tiêu chảy để phòng nguy cơ mất nước, sốc mất nước rất nguy hiểm. Ảnh: H.Hải
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết đây là 1 trong 3 bệnh nhi vào viện cấp cứu vì mất nước nặng do tiêu chảy cấp thời gian qua. Đáng nói, cả 3 cháu vào viện trong tình trạng sốt cao mất nước độ 3, tụt huyết áp, tiền sốc, co giật. Cả 3 đều liên quan đến việc bù nước không đúng cách, bù nước bằng thực phẩm chức năng dạng oresol chứ không phải là thuốc oresol.
Năm ngoái, từng có bệnh nhi tử vong vì mất nước quá nặng do bù nước không đúng cách do sử dụng oresol dạng thực phẩm chức năng.
Theo PGS Dũng, về nguyên tắc, oresol là thuốc cứu sống trẻ bị tiêu chảy, cứu rất nhiều trẻ bị tiêu chảy trên toàn thế giới.
Nhưng hiện nay, người ta sản xuất cái “tựa tựa” oresol và cho hương liệu vào để cho dễ uống, nhưng nó không còn là “thuốc” mà là dạng thực phẩm bổ sung.
Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi oresol vốn là thuốc chữa mất nước trong tiêu chảy, giờ sản xuất những dạng tương tự dễ khiến người dân nhầm là thuốc chữa bệnh. Trong khi đó, thuốc sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn về hàm lượng, liều dùng.
TPCN đóng gói nhiều dạng, thậm chí có dạng ống như men tiêu hóa, nhưi chai nước nhỏ… dễ dẫn đến nhầm lẫn, người dân cho rằng uống một lần là đủ.
Theo PGS Dũng, Oresol là phát minh của thế giới cứu trẻ con, người lớn bị tiêu chảy bởi nó bù nước, điện giải khi bệnh nhân mất nước vì đi ngoài.
Video đang HOT
Vì thế, người ta sản xuất với nhiều hàm lượng khác nhau, từ gói 1 lít, gói 500ml và gói pha với 200ml để phù hợp với trẻ nhỏ.
Mỗi lần trẻ hay người lớn đi ngoài phải uống hàng trăm ml oresol để bù nước, điện giải bị mất đi.
“Thế mà tôi nhìn thấy ống oresol chỉ 10ml. Một cháu đi tiêu chảy ào ào, nếu uống 1 ống oresol 10ml thì thử hỏi mất nước sẽ nghiêm trọng như thế nào, nguy hiểm ra sao?”, PGS Dũng nói.
PGS Dũng chia sẻ thêm, người dân rất dễ nhầm lẫn, cứ nghĩ oresol uống một ống này là đủ sẽ rất nguy hiểm bởi bệnh nhân tiêu chảy, mất nước nặng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Khi PGS Dũng nhìn thấy bệnh nhi uống đã rất bất ngờ. Người nhà bệnh nhi cũng hồn nhiên nghĩ uống một ống là đủ bù nước. Trong khi đó, một lần trẻ em đi ngoài mất rất nhiều nước, bù nước bằng oresol phải liên tục, ít một, thay nước lọc hoàn toàn mới giảm được nguy cơ mất nước, điện giải do tiêu chảy.
Điều đáng ngại là người dân vẫn nhầm tưởng những dạng thực phẩm chức năng này là thuốc. “Dù có dòng chữ không phải là thuốc chữa bệnh, nhưng dòng chữ rất nhỏ không phải ai cũng để ý để đọc. Tôi đã hỏi bệnh nhân, họ không đọc thấy, chỉ đọc đến chữ dùng trong tiêu chảy, mất nước”, PGS Dũng nói.
Dù không thể khẳng định các cháu mất nước do dùng TPCN dạng oresol, nhưng các cháu bị mất nước nặng, trụy mạch đều liên quan đến cái này. Vì thế, là một bác sĩ điều trị, tôi đề nghị có lẽ không nên cho sản xuất dạng này, bởi rất nguy hiểm cho trẻ con do người ta nhầm lẫn tưởng TPCN dạng oresol cũng là thuốc oresol. Bởi trẻ khi bị tiêu chảy, cần dùng oresol dạng thuốc. Nếu sản xuất, phải ghi chữ thật to kể người dân không nhầm lẫn.
Hơn nữa, oresol dạng thực phẩm chức năng lại đắt hơn oresol thường, nên người ta dễ nhầm tưởng nó sẽ tốt hơn.
PGS Dũng cho biết, một em bé đang bị đi ngoài ồ ạt, bổ sung nước bằng oresol là quan trọng nhất. Cha mẹ cần pha đúng tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất, cho trẻ uống thay nước lọc thông thường, uống sau mỗi lần đi ngoài, uống rải rác tiếp đó, chút một, chút một để bù nước, điện giải.
ThS.BS Nguyễn Thành Nam, Phụ trách khoa Nhi, BV Bạch Mai, đặc biệt lưu ý cha mẹ không được nôn nóng, sốt ruột cho trẻ uống oresol liên tục vì như thế sẽ càng phản tác dụng: trẻ bị kích thích lại nôn.Hãy bình tĩnh theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, chỉ cho trẻ uống từng thìa nhỏ một, lúc lại một thìa sẽ giảm nguy cơ nôn. Với trẻ nôn ít, thì cứ 1 – 2 phút cho uống một ngụm (hoặc dùng thìa nếu trẻ nhỏ). Còn nếu trẻ bị nôn thì phải cho uống oresol chậm hơn, sau 2-3 phút lại uống một lần, một ngụm (thìa nhỏ). Nếu trẻ bị nôn ra ngay sau khi uống, cũng không vội uống lại ngay, bởi trẻ không phải bị nôn ra là nôn sạch mà đã có sự hấp thu vào cơ thể. Sau cơn nôn, để con bình tĩnh lại, lại từ từ, kiên nhẫn từng ngụm oresol.
Tuy nhiên bác sĩ cũng đặc biệt lưu ý cha mẹ phải theo dõi đáp ứng của trẻ. Nếu đã bù oresol đường uống đúng cách mà trẻ vẫn nôn quá nhiều, có dấu hiệu mất nước (mệt, kêu khát nước, đái ít…) thì nên cho trẻ đến viện để bác sĩ khám, chỉ định bù nước bằng truyền dịch, phòng nguy cơ mất nước rất nguy hiểm.
Hồng Hải
Theo Dân trí
6 thói quen bảo quản thực phẩm thừa sai lầm các bà nội trợ cần bỏ ngay
Dưới đây là những cách bảo quản thực phẩm sai lầm, dễ gây nguy cơ ung thư mà các mẹ cần phải tránh
Mùa hè nắng nóng, thực phẩm nếu không được bảo quản đúng cách sẽ rất dễ trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu chúng ta ăn phải những thực phẩm này sẽ dễ bị đau bụng, tiêu chảy, hay ngộ độc thực phẩm.
Nhiều người vào thời tiết nắng nóng có thói quen cất trữ thực phẩm vào tủ lạnh và cho rằng đó là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên đã từng có trường hợp nhập viện vì ăn đồ ăn qua đêm trong tủ lạnh.
Nguyên nhân bắt nguồn từ chính thói quen cất trữ thực phẩm trong tủ không đúng cách. Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến nhất của mọi người khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh khiến sức khỏe càng thêm nguy hại.
1. Để chung thực phẩm sống lẫn thực phẩm chín
Không bọc riêng và ngăn cách thực phẩm là một thói quen hết sức có hại. Nếu không cẩn thận để riêng thực phẩm sống và chín và cho vào màng bọc cẩn thận mà để chung vào cùng một nơi. Điều này khiến cho thực phẩm sống và chín dễ tiếp xúc và lây nhiễm chéo vi khuẩn và gây bệnh cho chúng ta, nhất là trong trường hợp các loại thực phẩm chưa được làm sạch kĩ càng.
Tủ lạnh là nơi dự trữ thực phẩm vô cùng tiện lợi, an toàn nhưng từ những thói quen bảo quản thực phẩm không đúng cách lại có thể vô tình làm mất đi sự an toàn ấy, hơn nữa còn là mầm bệnh tiềm ẩn có thể tấn công con người. Hi vọng, những điều chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn lưu ý hơn về việc bảo quản thực phẩm để chúng không bị mất đi chất dinh dưỡng và luôn tốt cho sức khỏe của gia đình bạn.
2. Không đậy kín thức ăn thừa
Có không ít người khi cất trữ đồ ăn thừa vì lười hoặc ngại mà cho thẳng đĩa thức ăn vào trong tủ không cần che đậy. Chính điều này đã khiến cho vi khuẩn từ các thực phẩm khác có thể lan sang.
Hơn nữa, thức ăn nếu để quá lâu trong tủ lạnh mà không bọc kỹ sẽ phát tán các vi khuẩn ra xung quanh toàn bộ tủ và khiến cho các thực phẩm khác không an toàn.
Do đó, khi cất trữ thức ăn dù sống hay chín cũng cần cho vào hộp đậy kín hoặc cho vào túi đựng.
3. Để quá nhiều đồ vào tủ lạnh
Bạn có quá nhiều đồ cần bảo quản và vì thế mà cứ vô tư đưa hết chúng vào trong tủ lạnh. Nhưng điều đó sẽ khiến cho thực phẩm không được bảo quản đúng tiêu chuẩn và trái ngược với sự kì vọng của bạn, chúng sẽ nhanh bị hỏng hơn bởi không khí lạnh cần phải có được không gian thoáng mới có thể bao quanh thực phẩm. Chính vì thế khi bạn để thực phẩm quá đầy sẽ không tạo được kẽ hở dẫn đến tủ bị bí hơi và nhiệt độ lạnh tỏa ra không đều.
Do đó đừng cố nhồi nhét tất cả thức ăn vào trong tủ, nên cất trữ với lượng vừa phải. Nếu đột xuất có quá nhiều thực phẩm thì bạn nên hạ nhiệt độ để bảo quản thực phẩm tốt hơn.
4. Không rửa rau củ quả trước khi bỏ tủ lạnh
Các loại rau củ quả thường chứa một loại vi khuẩn E. Coli có trong các loại đất trồng rau nếu xâm nhập vào cơ thể sẽ cực kỳ có hại. Ngoài ra, rau củ quả khi mua về không rửa mà đã cho ngay vào tủ lạnh sẽ dễ lây nhiễm chéo sang các đồ ăn khác.
Vì thế, trước khi cho rau củ quả vào tủ lạnh thì bạn nên rửa thật sạch và nhớ đặt ở ngăn riêng biệt để hạn chế vi khuẩn lây lan.
5. Dùng chai nhựa kém chất lượng để đựng nước trong tủ lạnh
Hiện nay có không ít những sản phẩm chai nhựa kém chất lượng nếu để ở nhiệt độ thấp, sẽ tiết ra một loại độc tố có tên là dioxin. Đây là một chất cực độc và là nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh ai cũng sợ đó là ung thư.
Vì thế nếu bạn có ý định để nước mát trong tủ lạnh thì nên đựng trong bình thủy tinh hoặc bình nhựa chất lương. Tuyệt đối không tái sử dụng các chai nước nhựa vì sẽ gây tổn hại sức khỏe.
6. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh quá bẩn
Tủ lạnh nếu không vệ sinh thường xuyên sẽ trở thành nơi lý tưởng cho các loại vi khuẩn trú ẩn và sinh sôi. Hơn nữa, nhiều loại thực phẩm nếu cất trữ quá lâu trong tủ lạnh cũng sẽ sản sinh không ít những vi khuẩn gây hại.
Tốt nhất bạn nên vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh hàng tuần, loại bỏ những thực phẩm đã để quá lâu và lau chùi tủ lạnh để tống khứ mọi vi khuẩn ra khỏi bữa ăn nhà bạn.
7. Làm đông thịt sau khi đã rã đông
Bạn nên phân chia thịt thành từng phần nhỏ đủ dùng cho từng bữa ăn trước khi cho vào tủ, không nên mang thịt ra ngoài rã đông sau đó dùng không hết lại tiếp tục đưa vào để làm lạnh. Việc làm đó sẽ khiến cho lượng vi khuẩn tăng lên rất nhiều lần, gây hại cho sức khỏe gia đình bạn.
8. Hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc
Hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc thực phẩm là thói quen của hầu hết những người sử dụng lò vi sóng. Đây là một sai lầm tai hại. Bởi màng bọc thực phẩm có thể chứa các chất hóa học như Phthalates và DEHA khi gặp nhiệt độ cao sẽ khiến chúng tan chảy và biến thành chất gây ung thư vô cùng nguy hiểm.
Theo www.phunutoday.vn
Vì sao không nên đi bơi, chơi trò dưới nước khi bị tiêu chảy? Các cơ quan y tế Hoa Kỳ vừa ban hành 1 cảnh báo khẩn cấp tới cộng đồng: nếu bị tiêu chảy hãy ngừng đi bơi. Cảnh báo này được đưa ra sau khi báo cáo cho thấy chỉ trong giai đoạn 2000-2014 đã có 8 người chết và 30.000 người bệnh vì các vi khuẩn trong bể bơi khách sạn. Phần lớn...