3 tổng kết nổi bật về tình hình thế giới năm 2011
Đó là những diễn biến chưa từng có trong lĩnh vực chính trị- xã hội; là câu chuyện kinh tế dài kỳ đã được bàn đến từ thập kỷ trước; đến những chuyển dịch chiến lược của cường quốc số một thế giới mà có ảnh hưởng trực tiếp đến châu Á.
Chính trị – xã hội: Năm của sự rối ren và những thay đổi mạnh mẽ
Người biểu tình trên quảng trường Tahrir, nơi đã diễn ra cuộc nổi dậy lật đổ ông Mubarak hồi tháng 2.
Năm 2011 là một năm đầy ắp những sự kiện rối ren, làm thay đổi vận mệnh của nhiều quốc gia, tác động đến cục diện chính trị của cả khu vực, nhưng cũng làm thế giới có những thay đổi mạnh mẽ.
Đối với nhiều nước Trung Đông và Bắc Phi, 2011 là năm của những biến động mạnh mẽ. Cơn gió của “Mùa xuân Arập” được khơi dậy từ nỗi bất công của người dân đã tràn qua khu vực này, dẫn đến những thay đổi cùng rối ren và bất ổn. Những tên tuổi lớn như Muammar Gadhafi (Libya) và Hosni Mubarak (Ai Cập) đã phai mờ trong lịch sử, để lại đằng sau những đất nước tan hoang đang chờ được hồi sinh và tái thiết. Những tên tuổi khác nữa như Ali Abdullah Saleh (của Yemen) thì phải từ bỏ quyền lực, còn Bashar al-Assad (của Syria) đang phải đấu tranh vì sự sống còn giữa lúc thái độ bất bình của người dân trong nước tăng cao và áp lực liên tục từ nước ngoài.
Ở khu vực châu Âu, vốn có truyền thống hòa bình và thịnh vượng, thì đang lâm vào một cuộc chiến khác – đó là chiến dịch chống đỡ với cuộc khủng hoảng nợ công. Bắt đầu từ những nước “ngoại biên” như Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha, cuộc khủng hoảng này cuối cùng lan sang các nền kinh tế lớn của châu Âu như Pháp và Đức. Các thủ tướng của Hy Lạp và Italia đã phải từ chức vì những chỉ trích liên quan tới sự thất bại trong việc kiểm soát các khoản nợ khổng lồ của hai nước này.
Ở Đại Tây Dương, Mỹ đang phải đối mặt với sự kình địch quyết liệt giữa một bên là phái cực kỳ tự do mà hiện thân là Đảng cộng hòa và phái cực đoan thuộc Tea Party, và bên kia là phái cải cách với đại diện là Tổng thống Barack Obama và Đảng dân chủ. Trong khi đó, với gánh nặng nợ nần chồng chất và tỷ lệ thất nghiệp cao, chính phủ Mỹ đứng bên bờ vực phá sản. Sự bất bình đẳng về kinh tế cũng như sự tham lam của giới doanh nghiệp ở Mỹ cuối cùng đã làm bùng nổ phong trào “Chiếm Phố Wall”.
Video đang HOT
Ở châu Á, Nhật Bản – một cường quốc trong thế kỷ 20, đang phải tập trung giải quyết hậu quả của món nợ quá lớn, thảm họa sóng thần và cuộc khủng hoảng hạt nhân; Trung Quốc cũng đang phải đối phó với các vấn đề ở trong nước, đặc biệt là lạm phát và yêu sách của người lao động; Bán đảo Triều Tiên – điểm nóng của khu vực lâu nay, cũng đã xuất hiện những diễn biến mới sau cái chết của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il.
Châu Phi đen thì đang trở thành mục tiêu của cạnh tranh công khai giữa các cường quốc kinh tế lớn trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, đang lao vào một cuộc chạy đua nguyên liệu.
Tiếp sau những rối ren nghiêm trọng, đã xuất hiện những thay đổi mạnh mẽ: các nước Arập đã tiến hành cải cách; Các nhà lãnh đạo châu Âu ra quyết định quan trọng là đưa sự liên kết chính trị và kinh tế của họ lên tầm cao hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ; cuộc truy lùng tốn kém nhất lịch sử và kéo dài 10 năm qua đã kết thúc với việc lực lượng đặc nhiệm của Mỹ đã tiêu diệt Osama bin Laden, chủ mưu các cuộc tấn công 11/9; Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afghinstan và Iraq, hai nước Mỹ đã phát động chiến tranh trong thập kỷ qua dưới danh nghĩa chống khủng bố; Siêu cường Mỹ đang thay đổi chiến lược khi trở lại tập trung vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương; triển vọng nối lại tiến trình đàm phán 6 bên về vũ khí hạt nhân của Triều Tiên…
Nhiều ý kiến của giới phân tích tình hình chính trị thế giới cho rằng năm 2011 sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển của thế giới trong thế kỷ 21. Thế giới Arập, với các cuộc cách mạng Tunisia và Ai Cập và chấn động ở một số nước khác, đã mở ra hướng đi. Nhưng điều oái oăm là chính các phong trào chính trị-xã hội phi bạo lực nổ ra từ đầu năm 2011 ở Phương Tây lại tác động có tính chất quyết định tới tương lai của toàn thế giới.
Quân sự – chiến lược: Năm Mỹ quyết dứt Trung Đông, đặt dấu ấn mạnh mẽ ở châu Á-Thái Bình Dương
Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Indonesia Yudhoyono cùng phu nhân trong Gala Dinner (tiệc chiêu đãi) Yudhoyono tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Hội nghị Đông Á (EAS) tại Bali, Indonesia, tối 18/11.
Dường như chưa có thời điểm nào mà các quan chức Mỹ lại có những hoạt động ngoại giao sôi động và nổi bật ở khu vực châu Á như trong năm 2011. Nước Mỹ đã có những chuyển dịch mạnh mẽ cả trong lời nói và hành động, cả về chiến lược lẫn chính sách theo hướng coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương hơn, do sự dính líu ở Trung Đông, bao gồm cả Iraq và Afghinstan đang ngày càng trở nên ít nặng nề hơn. Nhà Trắng hiểu rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Á, đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, và cho sự phục hồi kinh tế của chính nước Mỹ; và rằng ổn định – hòa bình ở khu vực này nằm trong lợi ích của Mỹ, cả an ninh truyền thống và phi truyền thống, an ninh kinh tế và an ninh hàng hải.
Sau khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố châu Á-Thái Bình Dương là một khu vực tập trung chiến lược mới của Mỹ, Washington bắt đầu hành động. Tại hai hội nghị cấp cao diễn ra trong tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công khai chuyển hướng trọng tâm chính sách ngoại giao của Washington vào khu vực này: Thông qua hội nghị APEC được tổ chức tại Hawaii, Tổng thống Obama đã thúc đẩy những kế hoạch đầy tham vọng liên quan đến việc hình thành khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới – Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP); tiếp sau đó, với việc là thành viên chính thức của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS- kết nối lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN với 8 quốc gia khu vực bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand), Mỹ khẳng định can dự những vấn đề quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Nợ công chồng chất đã buộc Mỹ phải cắt giảm ngân sách nhà nước, trong đó có phần liên quan đến quốc phòng, có thể lên đến cả trăm tỷ USD mỗi năm, nhưng Mỹ vẫn tuyên bố “duy trì đủ mạnh ở khu vực” và ngay sau đó là quyết định tăng quân đến Australia và kế hoạch triển khai tàu chiến ở Singapore, Philippines… Việc Ngoại trưởng Mỹ lần đầu tiên đến thăm Myanmar trong hơn nửa thế kỷ qua cũng là một dấu ấn nữa khẳng định sự hiện diện của Mỹ ở châu Á.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, động thái này của Mỹ là nhằm tranh giành ảnh hưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương với đối thủ số một – Trung Quốc, trong bối cảnh năm 2011 là năm nhiều sóng gió tại Biển Đông. Mục đích của ông Obama trong chuyến công du châu Á – Thái Bình Dương tháng 11/2011 là đưa ra dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ tiếp tục có mặt trong tư cách một sức mạnh ở châu Á, và nhắm mục đích tăng cường sự giao tiếp chính trị, kinh tế và sách lược với khu vực này.
Trong khi kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2012 vẫn còn chưa chắc chắn, thì cả đảng Dân chủ và Cộng hoà đều ủng hộ các chính sách về châu Á của chính phủ.
Kinh tế: Châu Âu u ám, châu Á trở thành “ngọn hải đăng”
Thủ tướng Italia Berlusconi đã buộc phải từ chức trong vòng xoáy nợ công.
Câu chuyện kinh tế năm 2011 được nhắc đến nhiều nhất, và sẽ còn tiếp tục được đề cập cả trong năm 2012, là một châu Âu bề bộn những lo toan tài chính và cảnh tượng các nhà lãnh đạo eurozone đi lại như con thoi để tìm cách tháo gỡ mớ bòng bong khủng hoảng nợ công.
Tại thời điểm này, sự suy thoái của khu vực đồng euro là chắc chắn. Mặc dù người ta chưa thể dự đoán mức độ sâu rộng của suy thoái này, nhưng việc tiếp tục khan hiếm tín dụng, những khó khăn nợ công, tình trạng thiếu sức cạnh tranh và sự khắc khổ tài chính báo trước một sự suy giảm nghiêm trọng. Giới chuyên gia kinh tế đánh giá khu vực đồng euro vẫn là mối nguy hiểm chính đối với nền kinh tế toàn cầu. Những khó khăn của khu vực này sẽ lan rộng ra toàn thế giới, đặc biệt là Mỹ, thông qua các thị trường tài chính và lĩnh vực ngân hàng. Cùng với đó là sự suy giảm lòng tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Còn Mỹ, với tốc độ tăng trưởng kinh tế rất thấp từ năm 2010, đang đối mặt với nhiều rủi ro: chi tiêu của các hộ gia đình giảm, bất bình đẳng đang tăng lên và bế tắc chính trị. Kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng yếu. Dự báo, dù kinh tế Mỹ không rơi vào suy thoái, nhưng sẽ chỉ tăng trưởng 1,3% trong năm 2012 so với mức 1,7% của năm 2011.
Kinh tế Mỹ phục hồi trong loạng choạng, nền kinh tế châu Âu đang đứng bên bờ vực thẳm và ngay cả Brazil – từng là một thành viên trong câu lạc bộ các nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng cao – cũng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái, còn châu Á lại là ngọn hải đăng hy vọng.
Dù hai nền kinh tế trụ cột của khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ đã bộc lộ những khó khăn, nhưng khủng hoảng tại eurozone không ảnh hưởng tới các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của châu Á một cách nghiêm trọng như trong cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp bất động sản thứ cấp tại Mỹ năm 2008-2009 từng gây ảnh hưởng lớn tới thương mại toàn cầu.
Nguồn dự trữ tài chính lớn của Trung Quốc đã tạo ra một xu hướng mới trên thế giới. Nhiều chính khách nước ngoài, trong đó có Tổng thống Pháp Sarkozy, đã tới Bắc Kinh với mục đích thuyết phục các nhà cầm quyền tại đây đóng góp tài chính nhằm cứu vãn nền kinh tế châu Âu. Việc châu Âu kêu gọi Trung Quốc cứu trợ đồng euro và việc Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Bali để vận động sự hỗ trợ của châu Á là những bằng chứng cho thấy sự thay đổi.
Theo Dân Trí
"Israel có đủ khả năng lật đổ Hamas ở Dải Gaza"
Nhiều tuần sau sau cuộc giao tranh với các tay súng ở Dải Gaza lắng xuống, một sỹ quan quân đội cấp cao giấu tên của Israel ngày 13/11 tuyên bố Tel Aviv đã sẵn sàng và có khả năng lật đổ chính quyền của Phong trào Hồi giáo Hamas đang cai quản vùng lãnh thổ này cho dù Nhà nước Do Thái hiện vẫn chưa có kế hoạch tức thì để thực hiện điều này.
Theo viên sỹ quan trên, các tay súng ở Dải Gaza đã tăng cường kho đạn dược của họ bằng các loại vũ khí tuồn lậu ra ngoài Libya.
Sỹ quan này còn cho biết các tay súng hiện có khả năng tấn công thủ đô Tel Aviv, trung tâm dân số lớn nhất của Israel, đồng thời khẳng định quân đội nước này không muốn chiếm Dải Gaza song nếu có thay đổi, Israel sẽ có thể thực hiện điều này.
Hiện Phong trào Hồi giáo Hamas vẫn chưa đưa ra bình luận nào. Sau 38 năm chiếm đóng, Israel đã rút quân khỏi Dải Gaza hồi năm 2005./.
Theo TTXVN
Nga mất bao nhiêu tiền bán vũ khí vì Gaddafi chết? Việc nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi bị lật đổ đã khiến Nga mất hàng chục tỷ đôla trong những khoản thu nhập tiềm năng từ các hợp đồng vũ khí. Libya mới không có hợp đồng vũ khí nào với Nga. Nga, nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới, thường xuyên nói đến các tổn hại trị giá 4...