3 tiệm hủ tiếu dê hút khách ở TP.HCM
Hủ tiếu dê thu hút thực khách bởi màu cánh gián, nửa giống cà ri, nửa giống bò kho thoang thoảng mùi sa tế.
Hủ tế dê khá kén người ăn nhưng khi bị biết ăn rồi thì sẽ rất hấp dẫn. Dưới đây là 3 quán bán hủ tiếu dê thu hút đông đảo thực khách ở Sài thành mà bạn không nên bỏ qua.
Hủ tiếu dê Gia Đạt
Địa chỉ: Thái Phiên, quận 11, TP.HCM
Giờ mở cửa: 6h – 12h (Buổi chiều có bán mang về)
Giá: 53.000-73.000 đồng/suất
Quán đã mở được hơn 10 năm. Không gian quán rộng rãi, thoáng mát. Ảnh: Thi Thi, Hủ tiếu dê Gia Đạt.
Đánh giá:
Trương Quang Thảo: “Quán hủ tiếu dê người Hoa nấu theo công thức bí truyền. Chén thịt để riêng, chén mì hủ tiếu riêng. Bàn ghế sạch sẽ, có chỗ gửi xe an toàn, cẩn thận.”
An Du: “Mình không thích hủ tiếu dê, nhưng phải công nhận ở đây ngon. Mọi người nên thử”.
Video đang HOT
Hải Triều Bùi: “Quán bán ổn, tuy nhiên hơi đông nên thời gian chờ đợi khá lâu, giá cá khá cao.”
Hủ tiếu dê Cường Ký
Địa chỉ: Xóm Đất, quận 11, TP.HCM
Giờ mở cửa: 7h-22h
Giá: 35.000-55.000 đồng/suất
Quán hủ tiếu dê Cường Ký có tiếng mở được hơn 20 năm. Ảnh: Kaiwaii.food.
Đánh giá:
Lê Giang Hoàng: “Quán hơi chật và gần cuối đường Xóm Đất. Để xe vỉa hè cũng hơi bất tiện. Dê chế biến tạm được, hơi nhiều màu, hầm nhừ ăn khá ngon. Không gian quán nhỏ nên cứ phải ngồi sát nhau hoặc chờ mới có chỗ ngồi. Mỗi tô giá 34.000 đồng. Để xe hơi cực và mất phí.”
Nguyễn Ngọc Dũng: “Quán bình dân nhưng khá ngon miệng với mùi đặc trưng không lẫn vào đâu được của dê”.
Thanh Tùng Mai: “Hủ tíu dê Cường Ký nằm trong hẻm nhỏ, xe qua lại rất đông. Quán làm dê rất ngon, thịt mềm, lưỡi dày, mắt mềm ngon miệng, không còn mùi tanh nồng. Giá cả món này khá mắc và hơi kén người ăn. Phải mạnh dạn gắp từng miếng bỏ vào miệng nhai mới cảm giác được hết mùi vị thơm ngon. Nên ăn liền lúc còn nóng hổi, khách để nguội thì tanh nồng khó ăn.
Hủ tiếu dê Tiến Nhân
Địa chỉ: Nguyễn Chí Thanh, quận 5, TP.HCM
Giờ mở cửa: 6h-11h
Giá: 30.000-110.000 đồng/suất
Quán phục vụ món hủ tiếu được chế biến từ thịt dê với nguyên liệu được sơ chế cẩn thận, sạch sẽ. Ảnh: Meonguyen2712, Bryanlifelens.
Đánh giá:
Nguyễn Xuân Nguyên: “Phục vụ nhanh nhẹn, không phải đợi lâu mặc dù quán đông khách. Hủ tiếu cũng tạm được, không hôi mùi dê nhưng nước lèo thiếu đậm đà. Điểm trừ là giá hơi cao, hủ tiếu dê bình thường giá 67.000 đồng/tô”.
Hoàng Hải Phạm: “Hủ tiếu dê chế biến thơm ngon, đặc biệt nước súp đặc thù ấm ấm, cay cay, thơm thơm. Nước chấm làm kiểu sa tế, có vị sả thơm ngon”.
Quan Tùng: “Nước dùng thơm, ngọt, đậm đà. Thịt đa dạng (nạc, da, tai, mũi, lưỡi, mắt, óc…), mềm nhưng không bở. Hủ tiếu ngon, không chua, không nát”.
Hủ tiếu Mỹ Tho
"1 tô đầy đủ nhé". Người ta chỉ cần nói với nhau gắn gọn vậy thôi, hoặc ra ký hiệu bằng ngón tay, là ít phút sau tô hủ tiếu thơm nức mũi được bưng vào tận nơi, kèm theo miếng chanh, lát ớt và ít cọng thơm.
Hằng thân,
Cả nhà xót lắm khi nghe em kể, những ngày dịch Covid-19 không thể ra ngoài kiếm việc làm thêm sinh viên bọn em chủ yếu ăn mỳ tôm để tiết kiệm tiền. Hôm trước, dì Út sang chơi có bảo, giờ này mà cái Hằng được tô hủ tiếu Mỹ Tho mà xì xụp chắc nó sướng phải biết.
Cũng chẳng biết từ bao giờ Hằng ạ, nhắc tới hủ tiếu là người ta nhớ ngay đến Mỹ Tho quê mình. Ngày chị lên Sài Gòn học, ra cổng là có hàng hủ tiếu. Các dì, các chị từ quê lên Sài Gòn mưu sinh bằng gánh hủ tiếu. Người có vốn nhiều thì thuê hẳn mặt bằng mở cửa hàng. Người ít thì đặt gánh hàng trong ngõ hoặc làm hủ tiếu gõ. Chiều đến, trong những con hẻm Sài Gòn vẫn nghe tiếng gõ cốc cốc quen thuộc. Khách hàng đều là dân lao động nghèo, trong đó có cả những sinh viên trọ học như bọn chị.
"1 tô đầy đủ nhé". Người ta chỉ cần nói với nhau gắn gọn vậy thôi, hoặc ra ký hiệu bằng ngón tay, là ít phút sau tô hủ tiếu thơm nức mũi được bưng vào tận nơi, kèm theo miếng chanh, lát ớt và ít cọng thơm.
Thường thì hương vị hủ tiếu giống nhau. Thế nhưng, những người rành ẩm thực cho rằng, hủ tiếu Mỹ Tho khác hẳn vị của hủ tiếu Sa Đéc hay Nam Vang. Bưng bát hủ tiếu lên, nhìn sợi bánh và ngửi mùi nước dùng là nhận ra ngay. Sợi hủ tiếu Mỹ Tho cọng nhỏ dai, giòn nhưng lại mềm hòa quyện trong vị thanh ngọt của nước hầm xương, một chút mằn mặn của tôm, thịt, thêm vị ngọt nhẹ từ củ cải - đem đến cho người ăn vị ngọt thanh, dìu dịu rất đã.
Lâu nay dì Út nhà mình vẫn là người nấu hủ tiếu ngon hết nấc, cũng là người cầu kỳ trong việc chọn nguyên liệu. Sợi bánh phải là loại cọng nhỏ, khô, dai và giòn, làm từ gạo Gò Cát. Nước lèo phải nấu từ xương ống ninh nhừ. Rồi thịt, tôm, gan heo, trứng cút, lá hẹ...đến cả chục không thiếu vị nào. Chị thích nhất là được ngồi nhìn dì Út sắp hủ tiếu ra bát. Một nhúm bánh, sau đó là miếng thịt viên, vài lát thăn, miếng gan, trứng cút, tôm, thêm một nhúm lá hẹ và cần đã sắt nhỏ. Cuối cùng là chan nước lèo vào tô, rắc thêm ít hành khô và tiêu sọ. Bát hủ tiếu bưng ra, người khó tính nhất cũng phải xuýt xoa.
Chị nhắc thế chắc làm em nhớ lắm nhỉ? Nhưng quả thật có đi đâu, có ăn gì chị cũng không thể quên món hủ tiếu dì Út. Nếu miền Bắc có phở, miền Trung có bún bò Huế thì thật tự hào hủ tiếu Mỹ Tho quê mình bao năm nay vẫn nức tiếng đất Nam Bộ. Nếu có dịp, hãy giới thiệu cùng bạn bè bên đó, để họ hiểu hơn về ẩm thực, về nét vặp hóa đẹp của Tiền Giang quê mình, Hằng nhé!
Hủ tiếu bà Sẩm trứ danh Sa Đéc Du khách ghé qua thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp thường bị thu hút bởi tô hủ tiếu mang đậm hương vị đặc trưng của sông nước miền Tây. Bạn sẽ không khó để tìm ăn món ăn nổi tiếng này ở Sa Đéc. Một trong số những quán ngon phải kể đến hủ tiếu bà Sẩm. Quán có cách đây hơn 30...