3 thói quen khiến tóc rụng ngày càng nhiều nhưng chị em phụ nữ nào cũng từng mắc phải
Mái tóc là 1 trong những vấn đề quan tâm hàng đầu trong chăm sóc ngoại hình của phái đẹp.
Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng biết rằng chính thói quen sống gây ra tình trạng gàu ngứa, rụng tóc.
Trung bình mỗi ngày chúng ta đều rụng khoảng từ 30 -100 sợi tóc. Tuy nhiên, nếu số lượng tóc rụng vượt mức trên hoặc tóc mỏng và thưa dần không rõ nguyên do, tóc con mọc lên yếu, mảnh, xoăn hoặc không có tóc con mọc ra thì rất có thể bạn đã mắc phải chứng rụng tóc bệnh lý.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng rụng tóc, nhưng trong đó có 3 thói quen mà rất nhiều chị em đang mắc phải, đó là:
1. Gội đầu sai cách
Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây rụng tóc ở các chị em phụ nữ, đặc biệt là những người trẻ tuổi.
Nhiều chị em cho rằng chăm gội đầu giúp tóc luôn sạch, khỏe và ngăn rụng tóc, nhưng nếu gội quá nhiều thì sẽ phản tác dụng. Điều này khiến cho lượng dầu tự nhiên trên da đầu của bạn mất đi, mái tóc trở nên khô, xơ và gãy rụng nhiều hơn. Để chăm sóc mái tóc khỏe mạnh và mềm mượt tự nhiên, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên gội đầu tối đa là 3 lần mỗi tuần.
Ngoài ra, hãy bỏ ngay thói quen dùng nước có nhiệt độ cao trên 40 độ C để gội đầu, dù là vào mùa đông. Nước quá nóng sẽ khiến da đầu khô, lỗ chân tóc bị giãn ra gây hại cho chân tóc và khiến cho tóc dễ gãy, rụng. Cũng nên chải tóc trước khi gội, đừng gội đầu khi tóc rối và đừng gội quá lâu hay gãi quá mạnh, nó sẽ khiến tóc bạn rụng nhiều hơn.
Thêm 1 lỗi phổ biến khi gội đầu khiến tóc rụng ở chị em đó là dùng sai loại dầu gội hoặc thay đổi quá nhiều loại dầu gội chỉ trong thời gian ngắn. Hãy dành thời gian nghiên cứu kĩ thành phần, hoặc chí ít cũng đọc hướng dẫn sử dụng, thông tin sản phẩm để biết loại dầu gội nào phù hợp với tình trạng tóc của mình.
Đặc biệt, đừng lạm dụng dầu gội khô khi không cần thiết. Nó thực chất không có tác dụng thay thế cho việc gội đầu với nước mà chỉ kéo dài thời gian giữa những lần gội. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm da đầu tích tụ bã nhờn, hóa chất và khiến cho mái tóc dễ gãy rụng và nhiều gàu.
Video đang HOT
2. Thường xuyên căng thẳng tinh thần
Căng thẳng, áp lực hay stress trong thời gian dài đang là những vấn đề xã hội phổ biến trong xã hội hiện đại, nhất là với giới trẻ. Nó gây ra rất nhiều hệ lụy với sức khỏe, bao gồm cả rụng tóc hay thậm chí là hói đầu.
Hiện tượng rụng tóc do căng thẳng về cảm xúc hay thể chất được khoa học gọi là Telogen effluvium. Nó thường phổ biến hơn ở nữ giới, vì thường xuyên suy nghĩ phức tạp và lo lắng nhiều hơn về mọi vấn đề dù nhỏ nhặt trong cuộc sống, công việc và các mối quan hệ.
Các nang tóc có chu kỳ sống riêng, chúng sinh trưởng, chuyển tiếp, ngừng phát triển và cuối cùng là rụng tóc. Tuy nhiên, stress sẽ bẻ cong đồng hồ sinh học này bằng cách làm tăng nồng độ hormone cortisol, ức chế sự phát triển của nang tóc, dẫn đến tóc yếu, gãy rụng, lâu dài hay tạm dừng ra tóc con.
Để cải thiện, hãy cố gắng học cách điều tiết cảm xúc, tìm ra các thú vui tinh thần hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của yoga, thiền hay thậm chí là bác sĩ tâm lý.
3. Giảm cân
Rụng tóc liên quan mật thiết đến sự thiếu hụt dinh dưỡng. Trong khí đó, rất nhiều chị em vì muốn có vóc dáng hoàn hảo mà thường xuyên áp dụng các chế độ ăn uống để giảm cân, thậm chí là bỏ bữa, tuyệt thực.
Sự phát triển của tóc đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng khác nhau để đáp ứng nhu cầu. Chỉ khi chế độ ăn uống phù hợp, kết hợp giữa thịt và rau đúng cách, bổ sung vitamin thì cơ thể mới khỏe mạnh, tóc mới phát triển bình thường.
Do đó, chị em nên ăn uống điều độ kết hợp với chế độ giảm cân an toàn khoa học để vừa có được cân nặng như ý lại vừa tốt cho mái tóc. Trong giai đoạn đó, việc bổ sung vitamin A, vitamin C, vitamin E và sắt, kẽm là rất cần thiết. Đồng thời, đừng bỏ qua việc tập thể dục đều đặn để vừa khỏe vừa đẹp.
Thuốc giảm cân, kem trộn ngập tràn Instagram
Theo báo cáo, trong dịch, các cá nhân và doanh nghiệp trên Instagram đã cố tình thúc đẩy sự quan tâm của nhóm thanh thiếu niên vào vấn đề thẩm mỹ, giảm cân, sau đó trục lợi.
Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, số lượng trẻ vị thành niên từ 10-23 tuổi gặp vấn đề tiêu hóa tại Mỹ đã tăng gấp đôi.
Hiệp hội Rối loạn ăn uống quốc gia cho biết những cuộc gọi đến đường dây trợ giúp của họ đã tăng 40% kể từ tháng 3/2020, theo VICE.
Trong khi đó, đối với việc phẫu thuật thẩm mỹ, lượt đặt lịch bác sĩ đã tăng đến 70% trong suốt giai đoạn dịch bệnh.
Một số bài đăng về việc ăn kiêng khắc nghiệt nhằm giảm cân trên Instagram.
Theo báo cáo từ tổ chức phi lợi nhuận SumOfUs, trong dịch, các cá nhân và doanh nghiệp trên Instagram đã cố tình thúc đẩy sự quan tâm của nhóm thanh thiếu niên vào những vấn đề nêu trên, sau đó trục lợi.
Đây không phải là lần đầu tiên Instagram bị chỉ trích khi cho những bài đăng cổ xúy chế độ ăn uống khắc nghiệt có mặt trên nền tảng của mình. Đầu năm 2021, công ty đã buộc phải xin lỗi khi để xuất hiện quảng cáo thuốc giảm cân cho những người bị rối loạn ăn uống.
Đến hiện tại, trên Instagram vẫn tràn ngập bài đăng quảng cáo về các loại thực phẩm chức năng và sản phẩm làm trắng da không nguồn gốc. Một trong những hashtag về các sản phẩm này đã có hơn 10 triệu bài đăng.
Tràn lan quảng cáo thuốc giảm cân, trắng da
Các nhà nghiên cứu của SumOfUs đã xem xét 240 bài đăng từ hashtag chứng rối loạn ăn uống trên Instagram và phát hiện ra rằng hơn 50% trong số đó cổ xúy chế độ ăn giảm cân rất khắc nghiệt và gần 90% quảng cáo các loại thuốc ức chế sự thèm ăn không có đầy đủ giấy tờ hợp pháp.
"Instagram cho phép các bài đăng này xuất hiện, gián tiếp khuyến khích người dùng tự làm hại bản thân và ăn kiêng kham khổ", tác giả của báo cáo viết.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ trên Instagram đã "tô hồng" đầu óc người trẻ bằng những hình ảnh thành quả đẹp đẽ hậu dao kéo hoặc mời người nổi tiếng quảng cáo.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng hơn 80% bài đăng về làm trắng da đều là quảng cáo các sản phẩm chưa được kiểm chứng.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mặc dù Facebook đã hứa hạn chế những bài đăng như vậy, Instagram vẫn tràn ngập nội dung độc hại, gây nguy hiểm đến tính mạng của người dùng, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên.
Instagram nhắm mục tiêu đến những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội bao gồm thanh thiếu niên và người da màu. Họ cho phép xuất hiện nhiều nội dung về tiêu chuẩn vẻ đẹp phương Tây phi thực tế, đồng thời đưa ra các giải pháp sai lầm như phẫu thuật thẩm mỹ, làm trắng da và ăn kiêng khắc nghiệt", tác giả của báo cáo viết.
Tìm giải pháp
Trước những công bố của báo cáo, Facebook đã lên tiếng phản đối. Người phát ngôn của Facebook chia sẻ trên VICE: "Các kết luận rút ra từ nghiên cứu là không chính xác, chúng chỉ dựa trên những khảo sát rất hạn chế".
Gã khổng lồ công nghệ này cũng cho biết họ đã "ngăn chặn nội dung quảng cáo về ăn kiêng và giảm cân gây rối loạn ăn uống", tuy nhiên báo cáo từ SumOfUs cho thấy công ty không thể thực hiện triệt để điều này.
Cô gái khoe thân hình siêu thực, nhận nhiều chú ý trên Instagram.
Báo cáo của SumOfUs được công bố mới đây, trước khi Facebook có mặt trước Ủy ban Thượng viện về thương mại, khoa học và giao thông trong phiên điều trần có tựa đề "Bảo vệ trẻ em trực tuyến: Facebook, Instagram và các tác hại về sức khỏe tâm thần".
Phiên điều trần được đưa ra sau khi tờ Wall Street Journal xuất bản một bài báo vào đầu tháng 9, công bố mức độ độc hại của Instagram đối với tinh thần những cô gái trẻ.
Bài báo nêu số liệu cứ 3 cô gái thì có một người thừa nhận Instagram khiến mình cảm thấy tự ti hơn về cơ thể. Trong khi đó, nhiều thanh thiếu niên khác cho rằng Facebook là nguyên nhân gây gia tăng sự lo lắng và trầm cảm. Facebook cũng đã phản đối bài báo này.
Emma Ruby-Sachs, Giám đốc điều hành SumOfUs, viết trong báo cáo: "Facebook và các tập đoàn công nghệ toàn cầu khác không đề cao sự an toàn và lợi ích của hàng tỷ người dùng.
Thuật toán của Facebook đã đẩy lên top thịnh hành những nội dung hấp dẫn với người dùng như làm đẹp, ăn kiêng, giảm cân, làm trắng da để tối đa hóa mức độ tương tác, dẫn đến khả năng thu lợi nhuận. Facebook đã không giải trình nào, cũng có rất ít giải pháp hiệu quả để giải quyết các mối đe dọa nghiêm trọng mà nền tảng gây ra cho xã hội".
Thói quen giúp giảm cân không cần tập luyện Ăn chậm, nhai kỹ, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ và protein giúp giảm cân nhanh, hiệu quả.