3 thói quen khi tắm khiến người tiểu đường mất mạng như chơi
Nhiều người tiểu đường mắc phải sai lầm không đáng có khi tắm, dẫn đến đột quỵ, bất tỉnh thậm chí có thể tử vong. Dưới đây là 3 thói quen sai lầm khi tắm người tiểu đường cần sửa ngay.
Áp dụng tắm nước nóng để giảm đường huyết sai cách
Một nghiên cứu của Tiến sĩ Steve Faulkner của Đại học Loughborough (Anh) cũng khẳng định: Tắm nước nóng (khoảng 35-37 độ C) trước khi ăn cũng sẽ giúp lượng đường thấp hơn đến 10% so với vận động (đạp xe) trước khi ăn.
Không nên ngâm nước quá nóng trong thời gian quá lâu
Sau khi thông tin này được công bố ra, nhiều người tiểu đường áp dụng biện pháp tắm nước nóng để giảm đường huyết. Tuy nhiên, do không sử dụng nhiệt kế đo nước, chỉ dùng tay để cảm nhận nên họ tắm nước quá nóng (trên 37 độ C), thậm chí ngâm nước nóng trong thời gian quá dài (trên 30 phút) khiến cơ thể bị mất nước, hạ đường huyết, mất cân bằng điện giải và ngất xỉu.
Tắm khi chưa ráo mồ hôi
Đối với người tiểu đường, sức đề kháng thường kém và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người bình thường do hệ lụy của quá trình tăng đường máu làm các cơ quan của cơ thể bị suy giảm chức năng.
Không nên tắm khi vừa đi ngoài nắng về, vừa vận động, khi chưa ráo mồ hôi
Khi vừa chơi thể thao, vừa hoạt động, hay khi vừa đi nắng về, nhiệt độ cơ thể của chúng ta đang rất cao. Để tồn tại, cơ thể sẽ có hiện tượng giãn mạch, lỗ chân lông đồng loạt mở rộng nhằm thoát nhiệt, tản nhiệt, dẫn tới hiện tượng toát mồ hôi. Nếu đi tắm vào thời điểm chưa ráo mồ hôi sẽ khiến cơ thể phải đối mặt với sự chênh lệch nhiệt độ, áp suất lớn và ồ ạt tới mức cơ thể không thể co mạch kịp để thích ứng ngay được. Hậu quả là hơi nước sẽ ngấm qua lỗ chân lông vào cơ thể rất nhanh, khiến chúng ta dễ bị sốt, viêm phổi,… những trường hợp nặng có thể gây đột quỵ ngay lập tức.
Nằm điều hòa sau khi tắm
Sau khi tắm xong, nếu nằm điều hòa ngay sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp đột ngột. Lúc này người tiểu đường sẽ bị co mạch đột ngột, khiến máu lưu thông kém, huyết áp tăng lên. Trong khi đó, đường huyết tăng sẽ kéo theo hiện tượng gây viêm mạch máu, hoặc viêm tắc động tĩnh mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, gây nguy cơ tim mạch, tăng huyết áp. Đồng thời, đường huyết tăng sẽ khiến độ nhớt trong máu tăng, dẫn đến quá trình lưu thông máu trong lòng mạch kém.
Video đang HOT
Không nên nằm điều hòa khi vừa tắm xong
Kết quả là máu không những lên não chậm mà còn khiến cho hoạt động của tim và huyết áp bị ảnh hưởng. Nếu thiếu máu não ở mức độ nghiêm trọng dù chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn cũng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: Tổn thương một vùng não nhất định gây ảnh hưởng tới các chức năng do vùng não đó chi phối (khả năng nói, vận động, trí nhớ…vv), đột quỵ, nhũn não… thậm chí tử vong.
Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyến cáo người tiểu đường không nên tắm nước lạnh vào mùa hè, không nên tắm sau 22 giờ hoặc tắm quá lâu.
Người tiểu đường tắm thế nào cho an toàn?
Theo các chuyên gia, quy trình tắm đúng là rửa mặt, tắm toàn thân rồi mới đến gội đầu.
Khi vừa đi ngoài nắng về, cần phải nghỉ ngơi để cơ thể ráo mồ hôi khoảng nửa tiếng rồi mới nên tắm.
Tắm dưới vòi nước ấm, nhiệt độ khoảng 35 đến 37 độ C.
Tắm xong nên dùng khăn tắm to mềm mại để lau người cho nhanh khô, bước ra khỏi phòng tắm cần mặc đủ ấm để tránh bị cảm vì chênh lệch nhiệt độ, không ra gió ngay khi vừa tắm xong.
Chủ động phòng ngừa tăng đường huyết bằng thảo dược
Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên luyện tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội…
Đồng thời, nên chủ động phòng ngừa tăng đường huyết bằng việc kết hợp Tây y với các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn.
Ví dụ: sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường được chiết xuất từ Dây thìa canh chuẩn hóa.
Dây thìa canh chuẩn hóa giúp ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường từ gan vào máu, giúp kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ. Nhờ vậy giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết.
Thông tin cho bạn đọc:
TPBVSK Diabetna được chiết xuất từ dây thìa canh chuẩn hóa được cam kết trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP-WHO (trồng trọt và thu hái dược liệu tốt), giúp hỗ trợ tân sinh, chỉ khát, làm hạ đường huyết, hỗ trợ người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Đồng hành cùng mùa Vu Lan báo hiếu, nhãn hàng Diabetna triển khai chương trình VU LAN BÁO HIẾU – BIẾU QUÀ SỨC KHỎE: mua 5 lọ Diabetna tặng 1 máy đo đường huyết trị giá 350.000đ”.
Thời gian áp dụng: 6/8 – 25/8/2017
Đặt hàng ngay TẠI ĐÂY (miễn phí vận chuyển)
Liên hệ tư vấn về bệnh tiểu đường: 1800 6316 (MIỄN PHÍ CƯỚC GỌI)
Tra cứu nơi bán sản phẩm gần bạn nhất: BẤM VÀO ĐÂY
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Ngọc Diệp
Theo Dân trí
Bộ trưởng Y tế: Phải tìm cách đưa bệnh nhân xuống các bệnh viện tuyến dưới để tránh quá tải
Sáng 13.8, khi đến thăm và làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, chứng kiến cảnh quá tải, người dân xếp hàng chờ đợi hàng tiếng đồng hồ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có những chỉ đạo nhằm khắc phục tình trạng trên.
Theo đó, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bộ trưởng hỏi thăm anh H.S (ngụ Kiên Giang) thì được biết anh đưa mẹ từ quê lên khám các bệnh lý tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu. Biết phải chờ đợi lâu nên anh đã chuẩn bị sẵn quần áo và các vật dụng sinh hoạt cần thiết sẵn cho mẹ. Thậm chí, anh chấp nhận thuê xe riêng để lên TP.HCM khám dù chi phí khá cao.
Khi được Bộ trưởng hỏi, những bệnh này có thể điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh, sao lại cất công lên tận TP.HCM cho tốn kém, anh S. cho biết: "Tôi đã đưa mẹ đi khám ở bệnh viện tỉnh nhưng không tìm ra bệnh, nghe người ta mách nên tôi đưa mẹ lên đây khám cho yên tâm!".
Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Kim Tiến hỏi thăm bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tương tự, bệnh nhân T.Đ.Đ (76 tuổi, ngụ Bà Rịa-Vũng Tàu) cũng cho biết, đi khám tại bệnh viện tỉnh thì được chẩn đoán bị bướu cổ, tuy nhiên khi lên Bệnh viện Chợ Rẫy kiểm tra, ông được chẩn đoán bị tăng huyết áp vô căn, đái tháo đường loại II, viêm phế quản cấp, suy van tĩnh mạch chi dưới, nấm móng.
Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết tình trạng trên là do tâm lý người bệnh mất niềm tin vào bệnh viện tuyến dưới. Bên cạnh đó nhiều bệnh nhân đến bệnh viện chỉ để xét nghiệm hoặc siêu âm, khi được khuyên xuống tuyến dưới điều trị thì họ gọi đường dây nóng bệnh viện để phản ánh. Bên cạnh đó, danh mục thuốc của Bệnh viện Chợ rẫy rất rộng, bệnh nhân về tuyến dưới nếu không có những loại thuốc họ đang điều trị thì lại tìm lên tuyến trên.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng cần phải áp dụng công nghệ thông tin vào việc cấp số thứ tự, sắp xếp khám bệnh cho bệnh nhân sao cho khoa học, tránh tình trạng chờ đợi, gây mệt mỏi cho người dân.
Bộ trưởng Tiến chỉ đạo lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM giải quyết vấn đề quá tải tại đây.
Tình trạng quá tải cũng xảy ra tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Tại đây, khi tiếp xúc với Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, chị N.T.P (42 tuổi, ngụ tại Khánh Hòa) cho biết, chị bị bệnh viêm dạ dày, nghe bà con giới thiệu nơi này khám tốt hơn nên lặn lội từ quê vào đây khám. Chị đã đợi từ 6h sáng đến 10h vẫn chưa đến lượt. Chị cho biết, từng đi khám và đã phải đợi từ sáng sớm đến 4-5h chiều nên chuẩn bị sẵn... tâm lý.
Tại cuộc họp với lãnh đạo hai bệnh viên vào chiều 13.8, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: "Cần phải tìm cách đưa bệnh nhân xuống các bệnh viện tuyến dưới để tránh tình trạng quá tải. Phải thực hiện điều này như một cuộc cách mạng. Dù giảm số lượng bệnh nhân là tình trạng không ai mong muốn, đặc biệt là với một số bệnh viện tự chủ tài chính như Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, tuy nhiên cần nâng cao chất lượng cho bệnh nhân hơn là số lượng.
Không thể để những bệnh nhân ở Bến Tre hay Bạc Liêu lên đây khám các bệnh như sổ mũi, cảm cúm hay đau đầu mà phải đợi từ sáng đến chiều, như thế là không được!" - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: "Cần phải tìm cách để đưa bệnh nhân xuống các bệnh viện tuyến dưới để tránh tình trạng quá tải".
Thống kê của Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy, mỗi ngày ở đây có từ 6.000 bệnh nhân ngoại trú. Trong khi đó, ở Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, mỗi ngày có 8.000 - 8.500 lượt bệnh nhân khám và 1.000 bệnh nhân nội trú tại cả 3 cơ sở.
ĐÌNH LÂM
Theo laodong.vn
Những thói quen vào buổi sáng gây hại cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn mắc phải Chúng ta có những thói quen vào buổi sáng cực kì gây hại cho sức khỏe. Nếu ai có những thói quen dưới đây thì bỏ ngay đi nhé! Kẻo hối không kịp. Tắm nước nóng Ảnh: Internet Đúng là tắm nước nóng sẽ có tác dụng giúp chúng ta thư giãn rất tốt, nhưng vào buổi sáng, các chuyên gia sức khỏe...