3 thói quen ăn uống của người Nhật giúp tỷ lệ béo phì ở quốc gia này chỉ là 3%, đáng ngạc nhiên nhất là cái số 3 đi ngược lại những gì chúng ta vốn tưởng
Nói đến các quốc gia gầy nhất thế giới thì chắc chắn không thể thiếu Nhật Bản. Nhờ 3 thói quen ăn uống này, tỷ lệ béo phì của quốc gia họ chỉ có 3%.
Người Nhật nói chung đều có dáng người người gầy, mảnh khảnh, người ta hiếm khi thấy người béo trên đường phố Nhật Bản. Chúng ta phải biết rằng béo phì là một vấn đề chung của cả thế giới, ngày nay, khi tình trạng béo phì trên toàn cầu ngày càng tăng lên thì dường như người Nhật không hề bị ảnh hưởng. Tỷ lệ béo phì của quốc gia này vẫn duy trì ở mức 3%, đó là nhờ 3 thói quen ăn uống thú vị này.
1. Nấu ăn lành mạnh
Thân hình thon thả của người Nhật bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phong cách nấu nướng của họ. Cách nấu phổ biến nhất của người dân đất nước mặt trời mọc là ăn cá sống, phi lê sống và rau sống, miễn là các nguyên liệu còn tươi và chấm với nước sốt đã pha sẵn thì đó đều là những món ngon của họ.
Ngoài ra, người Nhật luôn ưa chuộng việc luộc, nướng, hấp, chần và ướp lạnh, trong khi đó những món hầm và chua ngọt, nhiều gia vị mà nhiều người trong chúng ta yêu thích thì họ không mấy hứng thú. Người Nhật cũng có nhiều món chiên, điển hình nhất là tempura và tonkatsu, tuy nhiên, sau khi chiên chúng, họ sẽ dùng giấy thấm để thấm bớt dầu trên bề mặt món ăn đi.
Bên cạnh đó, người Nhật ít dùng dầu, muối và gia vị để duy trì độ tươi ngon của nguyên liệu. Điều này làm cho mọi thứ nhẹ nhàng và tươi ngon hơn, không chỉ chân thực mà còn đẹp mắt và tốt cho sức khỏe.
2. Có nhiều loại và nhiều phần nhỏ
Một đặc điểm khác trong bữa ăn của người Nhật là họ thích dùng bát nhỏ và đĩa nhỏ, có rất nhiều món ăn với nhiều kiểu dáng khác nhau, nhưng mỗi loại rất ít.
Đây là yếu tố thuận lợi cho việc giảm cân, giữ dáng. Trước hết, có nhiều loại thực phẩm, vì vậy mà dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể sẽ phong phú. Thông thường một bữa ăn của gia đình Nhật Bản sẽ có những món: sashimi, đậu phụ lạnh, rau luộc, súp miso, dưa chua, nước tương, cơm và một số món ăn kèm.
Nếu ăn đồ Nhật, nhiều người sẽ có cảm giác ăn không no. Quan niệm ăn uống của người Nhật luôn là họ không ăn no căng bụng mà chỉ ăn tối đa 80% trong mỗi bữa ăn. Đây là lý do quan trọng giúp họ tránh được nguy cơ béo phì.
3. Ăn nhiều tinh bột hơn
Một trong những đặc điểm tuyệt vời của chế độ ăn uống Nhật Bản là có nhiều carbohydrate (tinh bột). Điều này hoàn toàn trái ngược với chế độ ăn kiêng (giảm cân) của phương Tây, họ sẽ cố gắng cắt giảm càng nhiều carbohydrate càng tốt. Nhưng người Nhật không nghĩ vậy, họ thích ăn cơm và mì.
Video đang HOT
Trên thực tế, sự khác biệt giữa các loại carbohydrate là chúng có được tinh chế hay không. Một số loại carbohydrate chế biến sâu như bánh quy và bánh mì là những yếu tố quan trọng trong việc vỗ béo, nhưng mì và gạo tương đối tốt cho sức khỏe nên người Nhật có thể vô tư ăn chúng mà không sợ bị béo.
Nguồn và ảnh: Kknews, Aboluowang, The Healthy
Béo phì, thừa cân ở trẻ em và những điều cần lưu ý
Béo phì, thừa cân đang là một loại bệnh phổ biến của thế giới hiện đại và tỷ lệ này mắc đang ngày càng tăng cao, nhất là ở trẻ em.
Theo điều tra Nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Quốc gia tiến hành trong giai đoạn 2017 - 2018 với cỡ mẫu 5000 học sinh tiểu học và THCS, THPT tại 25 xã/phường trên một số tỉnh và thành phố cho thấy tỷ lệ trẻ thừa cân/béo phì lên đến 29%, ở nông thôn là 17.8% và thành thị là 42%.
Với sự phát triển của nền kinh tế, với sự thay đổi thói quen ăn uống hiện nay của trẻ, với sự bùng nổ của thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn thì con số sẽ không dừng lại ở đây.
Béo phì không chỉ khiến các bé trở nên khó khăn trong việc vận động mà còn có thể dẫn tới rất nhiều loại bệnh khác có ảnh hưởng vô cùng xấu cho sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ.
Tỷ lệ béo phì/ thừa cân ở trẻ nhỏ ngày càng gia tăng (Ảnh minh họa)
Bệnh béo phì ở trẻ em là gì?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa, bệnh béo phì ở trẻ em là tình trạng tích lũy mỡ quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.
Béo phì là hiện tượng cân nặng cao hơn mức cân nặng nên có tương ứng với chiều cao. Nó là sự tích tụ bất thường và quá mức khối mỡ tại mô mỡ cùng các cơ quan khác ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo Bác sĩ / Thạc sĩ Trần Quốc Khánh - Khoa phẫu thuật cột sống - Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức chỉ ra 3 vấn đề sức khỏe béo phì ở trẻ cần chú trọng và lưu tâm:
Nguyên nhân chính gây tình trạng béo phì hiện nay ở con trẻ?
Ảnh minh họa
Dưới đây là những nguyên chính dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ:
Tình trạng ít vận động do trẻ thường ngồi lâu chơi máy tính, điện thoại hay thói quen được bố mẹ đưa đón dù quãng đường đi học về là không xxa.
Thói quen sử dụng thức ăn nhanh hiện ngày càng phổ biến và được trẻ yêu thích.
Sử dụng nước ngọt đóng chai liên tục trong các bữa ăn.
Thói quen chế biến thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ.
Thiểu năng trí tuệ, thiểu năng sinh dục,suy giáp, cường tuyến thượng thận, bệnh lý vùng dưới đồi của não bộ, yếu tố gia đình...
Nguy cơ sức khỏe nào trẻ tăng cân/béo phì sẽ phải đối mặt trong cuộc đời?
Ảnh minh họa
Trẻ ì ạch, chậm chạp, kém linh hoạt trong mọi hoạt động cuộc sống và học tập.
Trẻ xấu hổ, tự ti với bạn bè và mọi người dẫn đến chán chường khi bị chế giễu, trêu ghẹo và dễ trầm cảm.
Trẻ dễ bị tổn thương xương khớp sớm, đặc biệt vùng chịu tì đè nhiều như khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng.
Trẻ dễ bị mắc hội chứng 'Ngưng thở lúc ngủ".
Rối loạn hóc-môn, rối loạn chuyển hóa dễ dậy thì sớm, bé gái dễ bị vô kinh, kinh nguyệt không đều.
Nguy cơ cao bị tiểu đường, tăng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, tiểu đường...
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ có dấu hiệu béo phì?
Phản xạ đầu tiên khi thấy trẻ tăng cân đó chính là đo chỉ số khối cơ thể BMI để xác định xem con chúng ta đang ở mức độ nào? Tăng cân hay béo phì, nếu béo phì thì đó là béo phì độ mấy?
Nếu con trẻ có tăng cân, béo phì cha mẹ cần đến gặp các chuyên gia về dinh dưỡng/nhi khoa để được khám loại trừ những nguyên nhân thực thể cũng như tư vấn, lên kế hoạch dinh dưỡng, vận động phù hợp.
Biện pháp ngăn ngừa tình trạng béo phì ở trẻ
Ngày càng nhiều trẻ em bị béo phì, vì vậy cha mẹ cần chú ý và chăm sóc con một cách khoa học và lành mạnh:
Ảnh minh họa
Giảm thiểu tối đa thời gian không cần thiết khi ngồi bên máy tính, điện thoại.
Hạn chế việc đưa đón không cần thiết, việc đi lại vận động mỗi ngày chính là hình thức thể dục tối ưu cho trẻ nhỏ.
Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn (quá nhiều tinh bột, muối nhưng lại thiếu chất xơ và các vitamin, khoáng chất). Tốt nhất vẫn là những bữa cơm gia đình chuẩn bị. Vừa đầy đủ dinh dưỡng, vừa vệ sinh lại tiết kiệm kinh tế.
Hạn chế nước ngọt đóng chai.
Hạn chế cách chế biến thức ăn kiểu xào, rán, quay, nướng.
Lựa chọn môn thể thao phù hợp: Với trẻ tăng cân, béo phì nên ưu tiên bơi, đạp xe, trượt Patin.. và nên tránh chạy, nhảy quá nhiều khi cân nặng còn quá cao.
Tăng cường sử dụng chất xơ, rau và hoa quả, uống sữa để bổ sung chất dinh dưỡng.
Giật mình 4 thủ phạm hàng đầu gây bệnh mỡ máu đa số người trẻ đều mắc phải Nguyên nhân chính gây ra bệnh mỡ máu là do thói quen ăn uống cũng như duy trì một lối sống không lành mạnh, nhất là ở người trưởng thành. Mỡ máu là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn do các nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu....