3 loại quả không ngọt nhưng khiến đường trong máu tăng vọt và 4 loại gây tăng cân hơn thịt
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có rất nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao, nếu chúng ta không chú ý sẽ không thể tìm ra được.
Không chỉ người cao tuổi mà ngay cả những người trẻ ngày nay cũng cần quan tâm tới lipid máu , huyết áp, đặc biệt là đường huyết rất có hại cho cơ thể. Không ít người dù còn trẻ nhưng đã mắc bệnh tiểu đường mà một phần nguyên nhân có liên quan tới thói quen ăn uống .
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có rất nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao, nếu chúng ta không chú ý sẽ không thể tìm ra được.
Một số người cho rằng ngọt như dưa hấu thì phải chứa nhiều đường nên dễ tăng cân . Nhưng trên thực tế, đôi khi có những loại trái cây vị ngọt nhưng còn ít đường hơn những trái cây không ngọt.
1. Trái cây nhiều đường nhưng không ngọt
Một số loại trái cây tuy không ngọt, thậm chí chua nhưng cũng có thể chứa hàm lượng đường cao, những người có lượng đường trong máu cao và béo phì nên ăn ít hơn, chẳng hạn như:
Thanh long
Thanh long chỉ có vị ngọt nhẹ ở phần giữa của quả nhưng hàm lượng đường trên 100 gam là khoảng 14%, và gần 70%-80% là đường glucoza có thể khiến đường máu tăng nhanh hơn.
Chanh dây
Nó có vị ngọt và chua, nhưng lượng đường của nó đã đạt khoảng 13%.
Táo gai
Ai cũng biết táo gai có vị chua và rất tốt cho tiêu hóa. Một số quả táo gai thậm chí không ngọt chút nào, nhưng lượng đường của nó cao tới 22%.
2. Trái cây ngọt nhưng ít đường
Một số loại trái cây có vị ngọt nhưng lượng đường có thể không cao, bạn có thể lựa chọn thêm hàng ngày, chẳng hạn như:
Dâu
Một đại diện điển hình của các loại trái cây ít đường, mỗi 100g dâu chứa khoảng 6% đường, khoảng 32 calo và rất giàu chất xơ (1,1g/100g), chỉ số đường huyết (GI) chỉ 41. Đây là loại trái cây có GI thấp và rất thích hợp để giảm cân. Người béo phì và bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn.
Dưa lưới
Hàm lượng đường trong 100g dưa lưới là khoảng 7,7%, và lượng calo trên 100g chỉ có 34 calo.
Trái xoài
Tuy là loại trái cây nhiệt đới nhưng hàm lượng đường trong xoài không cao lắm, khoảng 7% trên 100 gam, 35 calo, chất xơ trong xoài thậm chí còn cao hơn cả dâu tây 1,3g/100g.
Ngoài ra, một số loại trái cây mặc dù có hương vị thơm ngon nhưng lại có hàm lượng chất béo cao.
3. Trái cây ngon nhưng hàm lượng chất béo cao
Trái bơ
Tuy ít đường, ít muối, ít nước, cũng rất giàu axit béo không no tốt cho sức khỏe , vitamin và khoáng chất, nhưng chỉ số calo của bơ lại cao hơn thịt lợn (100 gam thịt lợn nạc 143 kcal, 100 gam bơ 160 kcal). Và hàm lượng chất béo của nó cao tới 15% -30%.
Vì vậy, cho dù dinh dưỡng tốt nhưng thực chất lượng chất béo cao và calo cao vẫn không thể thay đổi được. Nên bạn cần hạn chế ăn bơ nếu đang muốn giảm cân, chỉ nên dùng lượng vừa phải.
Quả sầu riêng
Được mệnh danh là “vua của các loại trái cây”, có dinh dưỡng toàn diện nhưng hàm lượng calo của sầu riêng chỉ đứng sau quả bơ (lên đến 157 calo trên 100g), trong đó hàm lượng chất béo chiếm 4,1% và hàm lượng đường chiếm 28,3%. Trái cây nhiều calo như sầu riêng cũng có nhiều đường.
Dừa
Nước cốt dừa không có hàm lượng calo cao, lượng calo tập trung chủ yếu ở cơm dừa (lượng calo trên 100g thịt dừa cao tới 241 kcal), hàm lượng chất béo 12% và hàm lượng đường cao tới 31,3% nên vẫn phải kiểm soát lượng cơm dừa khi ăn.
Táo tàu tươi
Táo tàu tươi có hàm lượng vitamin C trên 100 gram của nó cao tới 243mg, gần gấp 60 lần táo và 10 lần so với chanh. Nhưng hàm lượng calo và đường của nó cũng đáng kinh ngạc như nhau, mỗi 100 gam là 125 calo, và hàm lượng đường cao tới 30%.
Nếu nó được thay thế bằng táo tàu khô, lượng calo sẽ cao đáng kinh ngạc, cung cấp khoảng 300 calo trên 100 gam, gần gấp đôi so với gạo.
Lưu ý khi ăn trái cây cho người tiểu đường, béo phì
Nên ăn trái cây kèm với các loại hạt
Ăn các loại hạt sẽ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì đây là nguồn chất xơ tuyệt vời làm chậm quá trình hấp thụ đường. Vì vậy, nếu ăn trái cây có chỉ số đường huyết hơi cao. Hãy ăn kèm với các loại hạt, sẽ giúp giữ cho đường huyết ổn định.
Nên ăn trái cây cách xa bữa ăn
Tránh ăn trái cây trong bữa ăn vì bữa ăn thường có nhiều carbohydrate và điều này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Hãy ăn trái cây cách xa bữa ăn. Nên ăn trái cây cách ít nhất 2h sau bữa ăn để không làm đường huyết của người bệnh tăng đột ngột.
Đừng ăn trái cây khi đo thấy đường huyết cao
Nếu bạn thường xuyên kiểm tra đường huyết và phát hiện mức đường huyết cao. Đừng ăn trái cây, mà hãy chờ cho đường huyết hạ xuống.
Lúc đó, hãy ăn một món nhẹ giàu protein như một quả trứng luộc hoặc các sản phẩm từ sữa. Đi dạo hoặc uống thuốc để hạ đường huyết
Nên ăn đa dạng các loại trái cây và ăn cả quả. Không nên uống nước ép trái cây, bởi chúng là một trong những nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột. Hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp
Ngoài ra các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo thêm người tiểu đường nên tránh ăn trái cây quá chín vì lúc đó lượng đường trong trái cây lên cao nhất.
Nước giúp bạn giảm cân và khiến bạn tăng cân như thế nào?
Nước rất quan trọng đối với bất kỳ sinh vật nào. Một ly nước không chỉ làm dịu cơn khát mà nó còn cung cấp cho chúng ta các chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, kẽm, đồng, iốt, canxi, phốt pho, magiê, florua, natri, kali và clorua.
Một ly nước không chỉ làm dịu cơn khát mà nó còn cung cấp cho chúng ta nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Đối với tất cả mọi người, uống đủ lượng nước hằng ngày là rất quan trọng vì nó giúp hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn, thải độc tố ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa một số bệnh.
Uống nhiều nước
Có một lý do khác để bạn uống nhiều nước hằng ngày. Nếu vòng eo của bạn ngày càng tăng và cân nặng của bạn không nhúc nhích ngay cả sau khi ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và thực hiện các hoạt động thể chất thì đó có thể là do cơ thể bạn bị mất nước, theo Times of India.
Nước và tăng cân
70% cơ thể của chúng ta được tạo thành từ nước và nó được yêu cầu để thực hiện tất cả các chức năng cần thiết của cơ thể. Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự trao đổi chất của bạn và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.
Nó dẫn đến giữ nước: Cơ thể chúng ta cần một lượng nước cố định để hoạt động. Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, nó sẽ bắt đầu giữ nước, dẫn đến tăng cân. Điều này cũng sẽ khiến bạn mất nước, theo Times of India.
Nó khiến bạn cảm thấy đói: Uống không đủ nước và đói có mối liên hệ với nhau. Khi bạn bị mất nước, cơ thể sẽ gửi tín hiệu đến não. Bộ não của chúng ta lấy tín hiệu khát và thay vào đó gửi tín hiệu đói, điều này khiến bạn ăn quá nhiều.
Sự trao đổi chất của bạn giảm: Do uống không đủ nước, quá trình trao đổi chất của bạn sẽ giảm, sức khỏe đường ruột của bạn bị tổn hại và bạn sẽ tăng cân thay vì giảm cân. Chất lỏng trong cơ thể ít hơn cũng khiến bạn cảm thấy táo bón và khó đi tiêu. Nếu hệ thống bên trong của bạn không hoạt động bình thường thì việc giảm cân là không thể.
Uống nước đúng cách để giảm cân
Mỗi người dù có cố gắng giảm cân hay không cũng nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Trong trường hợp bạn đang cố gắng giảm cân hoặc tập thể dục cường độ cao thì lượng chất lỏng nạp vào cơ thể bạn nên từ 3 lít trở lên.
Một nghiên cứu cho thấy rằng uống ½ lít nước trước bữa ăn chính 30 phút có thể có lợi trong việc giảm cân nhanh chóng và hiệu quả. Điều này là do một nửa thời gian chúng ta cảm thấy đói khi chúng ta thực sự khát. Vì vậy, uống trước bữa ăn sẽ giúp bạn không ăn quá nhiều, theo Times of India.
Cách tăng lượng nước uống vào
Trái cây và nước trái cây cũng chứa nước và có thể là một cách tuyệt vời để giữ nước cho cơ thể. Nếu bạn cảm thấy khó uống nước lã, hãy thử uống nước hoa quả có chứa nhiều nước như dứa, dưa chuột, dưa hấu..., theo Times of India.
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn đi ngủ ngay sau khi ăn? Ngủ ngay sau khi ăn có thể gây ợ chua, ợ nóng, tiểu nhiều, giảm chất lượng giấc ngủ và tăng cân. Ợ chua: Thông thường, axit thường được tạo ra trong dạ dày khi cơ quan này chứa thức ăn. Tuy nhiên, khi ở tư thế nằm, axit sẽ được ép di chuyển xuống dưới hệ tiêu hóa rồi tiếp xúc với...