3 sai lầm khi tập thể dục của phụ nữ có thể làm tổn thương tử cung, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản
Tập thể dục không đúng cách có thể mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho chị em như kinh nguyệt bất thường, sa tử cung, thậm chí là u nang buồng trứng…
Tập thể dục là phương pháp rèn luyện sức khỏe không chỉ tốt cho đàn ông mà còn đặc biệt cần thiết với nữ giới. Mỗi khi bước vào phòng tập gym hay công viên, không khó để trông thấy hình ảnh chị em nhễ nhại mồ hôi, đang gắng sức chạy bộ, đạp xe, tập yoga… Tuy nhiên, trong quá trình chúng ta đốt cháy mỡ thừa nhờ tập luyện, bạn có biết rằng có một số bài tập hoặc cách tập có thể gây hại cho vùng kín của phụ nữ hay không?
Việc tập thể dục không đúng cách còn có thể mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho chị em.
TheoLi Yanxia (phó khoa Phụ Sản, bệnh viện trực thuộc trường Cao đẳng y tế Quảng Châu, Trung Quốc), việc tập thể dục không đúng cách còn có thể mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho chị em như kinh nguyệt bất thường, sa tử cung, thậm chí là u nang buồng trứng.
Sau đây là một số chấn thương thể thao phổ biến được bác sĩ phụ khoa cảnh báo:
1. Tập các tư thế nguy hiểm, coi chừng chấn thương âm hộ
Bác sĩ Li Yanxia cho hay: Các tư thế đòi hỏi phải xoạc chân là “thủ phạm” của loại chấn thương này.
Video đang HOT
“Các cô gái trẻ có mô niêm mạc tử cung yếu mà thường xuyên vận động bằng cách đi xe đạp, xoạc chân tập yoga, tập một số bài trên xà kép, múa cột… có thể phải đối mặt với chấn thương âm hộ”, bác sĩ Li Yanxia nói.
Ngoài ra, các môn thể thao như đi xe đạp, múa cột… cũng có thể gây tụ máu ở bộ phận sinh dục nữ. Theo Li Yanxia, vì vùng da âm hộ mỏng manh và giàu mạch máu nên nếu vận động bất cẩn có thể khiến âm hộ va chạm với thành xe đạp, xà kép hoặc các vật dụng khác, tuy không gây vết thương hở nhưng có thể gây tụ máu âm hộ. Trong trường hợp nặng, nó có thể làm tổn thương niệu đạo, âm đạo, thậm chí cả khung xương chậu.
2. Tập thể dục cường độ cao: Rối loạn kinh nguyệt
Bác sĩ Li Yanxia đã đưa ra một số nghiên cứu nói rằng, có một tỷ lệ khá cao phụ nữ bị chậm kinh, vô kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều do vận động quá nhiều.
Ai cũng sợ mỡ thừa, nhưng phụ nữ nhiều mỡ ở 3 bộ phận này càng chứng tỏ khỏe mạnh, sống thọ: Kiểm tra xem bạn có không?
Bác sĩ Li Yanxia giải thích rằng tập thể dục cường độ cao sẽ gây ức chế chức năng của vùng dưới đồi, khiến hệ thống nội tiết hoạt động không bình thường, làm thay đổi hormone sinh dục trong cơ thể, cuối cùng cản trở sự hình thành của chu kỳ kinh nguyệt. Dù hậu quả này thường chỉ xuất hiện ở các vận động viên nhưng bác sĩ Li vẫn khuyến cáo nếu vận động quá sức để giảm cân thì người bình thường cũng có thể gặp phải tình trạng này.
Tập thể dục rất tốt nhưng chị em không nên vận động quá sức.
3. Vận động mạnh trong kỳ kinh nguyệt: Lạc nội mạc tử cung
Theo bác sĩ Li Yanxia, giới y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung nhưng người ta nhận thấy những bệnh nhân bị dị tật cơ quan sinh sản bẩm sinh thường có nguy cơ trào ngược máu kinh cao hơn người thường. Vì vậy, các nhà khoa học tin rằng có một mối quan hệ nhất định giữa lưu lượng kinh nguyệt và căn bệnh lạc nội mạc tử cung.
Nếu người phụ nữ vận động mạnh trong kỳ kinh nguyệt cũng có thể khiến máu kinh chảy ngược từ buồng tử cung vào khoang chậu, các mảnh vụn của lớp nội mạc chảy vào cùng với máu kinh có thể chèn ép lên buồng trứng, hình thành lạc nội mạc tử cung. Người bệnh thường xuyên bị đau bụng kinh và vô kinh thứ phát, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh.
Cách ly xã hội: Cả nhà cùng tập thể dục
Ảnh hưởng dịch Covid-19, hai cháu ngoại của ông Nam - bạn tôi - chưa thể trở lại trường. Gần đây vợ chồng con gái ông làm việc online tại nhà nên nếp sinh hoạt có nhiều thay đổi, trong đó có việc tập thể dục rèn luyện sức khỏe.
Minh họa: Văn Nguyễn
Ông Nam kể: "Trước đây mỗi người trong nhà tôi đều có nơi tập thể dục buổi sáng ổn định. Các cháu tập ở trường, bố mẹ chúng ở phòng gym và ông bà theo nhóm tập ở phường khóm. Khi các cháu phải nghỉ học từng đợt sau tết vì dịch, rồi dần dần các nơi tập chung cũng không còn được hoạt động, chúng tôi bàn với nhau cả nhà sẽ cùng tập để tạo sự hứng thú cho nhau... Sau vài ngày đầu tập chung, hứng thú cũng đã tạo được, nhưng thực tế thì không dễ vì nhà không có một phòng nào đủ rộng để mọi người cùng tập thoải mái.
Thế rồi phải tách ra, mỗi người tự tìm cho mình khoảng không gian thích hợp nhất trong nhà. Quan trọng nhất là nếp tập đều đặn mỗi buổi sáng được mọi người duy trì tốt cho đến nay".
Dậy sớm nhất nhà, ông Nam uống một ly nước rồi ra ban công khởi động, chạy cầu thang bộ, dùng dây thể thao thực hiện các động tác ở tay chân, vai, cổ... rồi chạy bộ tại chỗ. Bà Nam thì chọn một góc nhà, đem gậy tập và điện thoại có ghi âm bài tập lâu nay vẫn áp dụng để tập theo nhạc. Trong bài tập hai cháu nhỏ có kết hợp với các động tác mà thầy cô đã cho tập ở trường; cha mẹ các cháu thì kết hợp với một số dụng cụ tập thêm...
Không chỉ được về mặt sức khỏe, tổ ấm nhà ông Nam còn bất ngờ được "hưởng lợi" so với tâm trạng ít nhiều âu lo ban đầu khi dịch mới xuất hiện. Nhờ cùng rèn luyện, gia đình ông thêm gắn kết trong nhiều việc khác. Ông tâm sự: "Dịch bệnh trong nước hiện chuyển sang giai đoạn lây lan nhanh trong cộng đồng, buộc lòng nhân viên các cơ quan như hai con của tôi đều phải chuyển qua làm việc trực tuyến ở nhà với nhiều sắp xếp lại cũng có khó khăn mới. Tuy vậy, theo hướng suy nghĩ tích cực, tôi xem đây là cơ hội để các thế hệ trong gia đình gắn bó, giúp đỡ nhau nhiều mặt cho cuộc sống lâu dài".
Ông bà Nam đã chủ động nối kết với con cháu bằng việc thường xuyên trao đổi kinh nghiệm thực hiện những kỹ năng mềm có tính chất dài hạn cũng như cập nhật những kỹ năng cần thiết trước mắt để chống lây nhiễm vi rút Corona chủng mới.
Đặc biệt, ông đã cho đứa cháu lớn được tham gia đóng góp lập thời gian biểu trong ngày vào các việc của chính cháu như ôn tập bài vở thầy cô giao qua mạng, đọc sách, tập thể dục, làm việc nhà, vui chơi giải trí... Nhờ vậy, cháu đã có ý thức hơn trong việc sử dụng thời gian hợp lý, chủ động bớt rất nhiều giờ dán mắt vào màn hình ti vi (như thời gian đầu nghỉ học) để chuyển sang tham gia những việc cần thiết khác mà mình chọn lại.
Nhờ tập thể dục , dù bị kìm chân ở nhà, gia đình ông Nam luôn vui vẻ, thoải mái khi được hài hòa trong các hoạt động. Mong sao đại dịch nhanh chóng qua đi, để toàn cầu trở lại nhịp sống bình an.
Chu Quân
6 sai lầm khiến hiệu quả buổi tập giảm sút Tất cả các loại hình tập luyện đều nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe, giúp chúng ta có thân hình gọn gàng, tinh thần minh mẫn, yêu đời mà không "thần dược" nào có thể thay thế. Chỉ có điều chúng ta lưu ý tránh mắc phải 6 sai lầm dưới đây kẻo tác dụng tốt biến thành xấu lúc nào không...