3 nguyên tắc ăn uống, luyện tập bảo vệ sức khỏe người già mùa nắng
Vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao, độ ẩm thấp, người cao tuổi cần phải được chăm sóc nhiều hơn bởi họ dễ bị suy giảm chức năng các cơ quan dẫn đến nhiễm bệnh.
Các vấn đề sức khỏe người cao tuổi thường gặp vào mùa nắng nóng
Mùa hè với những đợt nắng nóng kỷ lục sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người cao tuổi – nhóm đối tượng vốn dĩ đã dễ bị nhiễm bệnh. Khi nhiệt độ lên cao, mồ hôi ra nhiều hơn, nếu không uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh thì rất dễ bị mất nước và chất điện giải gây ra hiện tượng sức đề kháng của người cao tuổi bị suy giảm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hướng lớn đến chức năng của các cơ quan khác như tim mạch ( tim đập nhanh hơn, huyết áp bị tụt…)
Người cao tuổi dễ bị cảm cúm vì đang đi ngoài nắng nóng về nhà là tắm ngay, nếu nhẹ có thể bị sổ mũi, đau đầu… Những người bị bệnh huyết áp cao, đặc biệt là người cao tuổi không được tắm nước lạnh đột ngột khi vừa đi ngoài nắng nóng vào, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như chóng mặt, loạn nhịp tim, nhức đầu…
Người cao tuổi bị đột quỵ vào mùa nắng nóng chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt với những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch…). Nguyên nhân được cho là do nhiệt độ thay đổi lớn, chế độ sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng mạnh, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao.
Chứng rối loạn tiêu hóa vào mùa hè cũng gia tăng do chế độ ăn uống không hợp lý: ăn rau sống, ăn các món gói, tái chưa đủ độ chín, uống nước đá nhiễm bẩn… Người cao tuổi bị đi ngoài phân lỏng và đi nhiều lần trong ngày dễ dẫn đến mất nước và chất điện giải.
Chứng khó đi vệ sinh (táo bón) cũng dễ xảy ra gây chướng bụng khó chịu. Chứng táo bón xảy ra do người cao tuổi ít ăn rau, uống nước không đủ.
Vào mùa hè nắng nóng thời tiết thay đổi đột ngột có thể xuất hiện đau cơ, xương khớp đặc biệt các cơn đau thường xảy ra ở khớp gối, cột sống thắt lưng, các khớp ở bàn tay, bàn chân.
Do sự thay đổi nhiệt độ của mùa hè và sức đề kháng giảm tạo điều kiện lây lan các loại vi rút gây bệnh viêm da. Các trường hợp như viêm da dị ứng, nhiễm trùng gây mưng mủ, lở loét hay bệnh zona thần kinh tổn thương da có thể gây bội nhiễm, đau nhức, khó chịu trong thời gian dài.
Thói quen dùng máy điều hòa ở nhiệt độ thấp kéo dài nhiều giờ đặc biệt vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do lạnh. Mùa hè nhiều người có thói quen uống các loại nước giải khát có gas, uống bia đá lạnh, đây cũng là trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về tim mạch và đột quỵ ở người cao tuổi.
Vào mùa hè cũng thường xảy ra các đợt dịch sốt rét, sốt xuất huyết nên khi ngủ người cao tuổi cần nằm trong màn và tránh những nơi ẩm thấp có nhiều muỗi đốt.
Video đang HOT
Giải pháp bảo vệ sức khỏe người cao tuổi vào mùa hè nắng nóng
Bổ sung các món ăn thích hợp
Mùa hè là mùa có nhiệt độ cao nhất trong năm với kiểu thời tiết nóng bức và ẩm thấp. Cơ thể có nhiều thay đổi khi tiếp xúc nhiệt độ cao, mồ hôi tiết ra nhiều hơn do nóng. Nhiệt độ cao làm người cao tuổi có cảm giác mệt mỏi, chán ăn.Tuy nhiên, người cao tuổi cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ năng lượng để cơ thể đủ sức chống chọi với nắng nóng. Việc bổ sung các món ăn tốt cho sức khỏe người cao tuổi vào mùa hè là điều cần thiết và là giải pháp giúp bảo vệ sức khỏe người cao tuổi hiệu quả. Bạn có thể tự tay làm một số món ăn đồ uống giúp cha mẹ giải nhiệt như nước atiso, nước bí đao, nước mía, cháo đậu xanh, thịt bò nấu rau cải, cháo bạc hà, rau mồng tơi…
Bên cạnh bổ sung các món ăn mát, thanh đạm, thực đơn hằng ngày của người cao tuổi cũng cần hạn chế dùng các món chứa nhiều dầu mỡ, các món ăn chiên xào và có nhiều gia vị cay nóng. Ngoài ra, vào buổi tối người cao tuổi cũng nên hạn chế ăn nhiều thịt vì có thể gây khó ngủ và hạn chế uống quá nhiều nước vì sẽ đi tiểu vào ban đêm gây mất ngủ.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao
Người cao tuổi có thể nâng cao sức đề kháng của bản thân bằng cách luyện tập thể dục thể thao đều đặn hơn. Người cao tuổi có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, khiêu vũ, dưỡng sinh, chạy chậm, hoặc là đạp xe. Bên cạnh đó, thực hiện đều đặn các bài tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy, tập vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp để rèn luyện và tăng cường sức khỏe.
Chú ý vệ sinh cá nhân và sinh hoạt thường ngày
Người cao tuổi cần chú ý trong việc tắm rửa hằng ngày, tuyệt đối không sử dụng nước lạnh đột ngột, nếu được hãy tắm nước ấm để tránh mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm đường hô hấp.
Ban đêm khi đi ngủ nên dùng điều hòa nhiệt độ duy trì khoảng 27 đến 28 độ C, có thể dùng quạt thay máy điều hòa.
Người cao tuổi nên đi ngủ đúng giờ, tạo mọi điều kiện để giấc ngủ có chất lượng tốt nhất.
Hàng ngày cần uống đủ lượng nước (1,5 đến 2 lít) tránh tình trạng mất nhiều nước vào mùa hè ở người lớn tuổi.
Chở con bằng xe máy dưới trời nắng nóng, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau để trẻ không bị say nắng hay sốc nhiệt
Với tình hình thời tiết như thế này rất dễ gây ra tình trạng say nắng hoặc bị sốc nhiệt nếu ở ngoài trời nắng lâu, đặc biệt là ở trẻ em.
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong vài ngày tới, nắng nóng gay gắt xảy ra trên diện rộng ở khu vực Trung Bộ, trong đó, Hà Nội sẽ có mức nền nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36 - 38 độ C.
Với tình hình thời tiết như thế này rất dễ gây ra tình trạng say nắng hoặc bị sốc nhiệt nếu ở ngoài trời nắng lâu, đặc biệt là ở trẻ em. Do đó, các cha mẹ cần phải lưu ý một số điều khi cho con di chuyển bằng xe máy dưới trời nắng gắt.
1. Cho trẻ uống nhiều nước
Hãy cho trẻ uống nước nhiều lần, từng ngụm nhỏ trong quá trình hoạt động (Ảnh minh họa).
Đi hoặc đứng lâu dưới trời nắng gắt rất dễ khiến cho trẻ dễ bị say nắng hoặc sốc nhiệt với các biểu hiện rõ nét như: mệt mỏi, mắt lờ đờ, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh. Và nước chính là thức uống giải nhiệt tốt nhất mà cha mẹ cần phải luôn mang theo bên mình khi cùng con di chuyển ngoài trời nắng.
Hãy cho trẻ uống nước nhiều lần, từng ngụm nhỏ trong quá trình hoạt động, ngay cả khi con không cảm thấy khát. Tuyệt đối không cho trẻ uống nhiều nước trong một lần, và mỗi lần cách nhau một thời gian dài.
2. Tránh cho trẻ ra ngoài trời trong thời điểm nắng nóng cao độ
Cho dù vì lý do gì thì cha mẹ vẫn nên hạn chế cho trẻ ra ngoài trời nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Bởi đây không chỉ là khoảng thời gian có nhiệt độ cao nhất, nắng gay gắt nhất, mà còn là thời điểm các tia cực tím gây hại cho sức khỏe hoạt động mạnh nhất.
Đi hoặc đứng lâu dưới trời nắng gắt rất dễ khiến cho trẻ dễ bị say nắng hoặc sốc nhiệt (Ảnh minh họa).
3. Cho trẻ nghỉ ở nơi có bóng râm
Nếu quãng đường phải di chuyển trên xe máy dài, cha mẹ nên tìm chỗ dừng chân ven đường có bóng râm như quán nước, bóng cây... để con được nghỉ ngơi một chút. Điều này không những giúp trẻ vận động cơ thể sau khi ngồi yên một chỗ lâu, mà còn giúp con hạ nhiệt trong thời tiết nắng nóng.
Đây là những việc cha mẹ phải nhớ kỹ khi cho con đi ô tô trong những ngày nắng nóng như đổ lửaĐỌC NGAY
4. Cho trẻ mặc quần áo chống nắng phù hợp
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại áo chống nắng dành cho trẻ em được may bằng loại vải thông hơi, giúp trẻ vừa tránh được tia UV, vừa không bị nóng. Cha mẹ có thể lựa chọn và mua cho con một chiếc áo chống nắng đúng chuẩn bằng cách cầm áo ra ngoài nắng, nếu ánh sáng xuyên qua được lớp vải thì nghĩa là ánh nắng vẫn có thể chiếu vào da của con.
Ngoài ra, cha mẹ nên lựa chọn loại áo sáng màu để ít hấp thụ nhiệt hơn. Trước khi mặc áo chống nắng cho con, cha mẹ nên mặc cho con một bộ đồ cotton thấm hút mồ hôi giúp con đỡ nóng hơn.
5. Bôi kem chống nắng và đeo kính râm
Tia UV không chỉ có hại cho da gây ra các tính trạng cháy nắng, lão hóa da, ung thư da mà nó còn khiến cho mắt dễ mắc phải các bệnh viêm giác mạc, đau mắt đỏ, đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc và thoái hóa hoàng điểm. Vì thế, kem chống nắng và kính râm là bộ đôi không thể thiếu mà cha mẹ cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi đi ra ngoài trời nắng.
Với trẻ dưới 6 tháng, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con sử dụng kem chống nắng. Còn các bé từ 6 tháng tuổi trở nên cha mẹ có thể dùng loại kem chống nắng cho chỉ số SPF từ 30 - 50 thoa lên toàn bộ phần da không được che phủ trước khi ra ngoài nắng từ 15 đến 30 phút, thoa lại sau 2 giờ.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng kem chống nắng, cha mẹ nên thử phản ứng da của trẻ bằng cách thoa một ít kem lên một phần da nhỏ và theo dõi trong 48 giờ. Nếu trẻ có các dấu hiệu phản ứng dị ứng như nổi mẩn, phát ban, cần dừng sử dụng ngay lập tức và đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Thêm vào đó, cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ đeo kính râm có khả năng chống tia UV trước khi đi ra đường để bảo vệ mắt của con.
Cháo gà đen kiểu Đông y: "Bảo phương" cho lá lách, kiện gân cốt, khỏe từ trong ra ngoài Gà đen xưa nay được đánh giá là một món ăn quý để tăng cường sức khỏe, đặc biệt được ưu tiên cho người bệnh, người vừa mới ốm dậy, người có thể trạng yếu. Bài viết này của chuyên gia Đông y hàng đầu, BS cao cấp Tằng Trùng, Bệnh viện Trung Y thành phố Tùy Châu (TQ) hướng dẫn cách nấu...