3 năm làm lụng tích cóp của người vợ trẻ ở Sài Gòn, ngày chỉ dám ăn tiêu 50 ngàn để tiết kiệm 280 triệu đặt cọc mua chung cư 1 tỷ
Để sở hữu một căn chung cư giữa thành phố Sài Gòn luôn là mơ ước của nhiều cặp vợ chồng trẻ, nhất là những vợ chồng nghèo như vợ chồng Doan. Họ phải phấn đấu bằng 100% sự nỗ lực không ngừng của bản thân suốt mấy năm liền.
Khi nghe người vợ trẻ Nguyễn Thị Doan, SN 1992, điều dưỡng đa khoa của Học viện quân y, bệnh viện 175 thành phố Hồ Chí Minh tâm sự về hành trình mua nhà từ hai bàn tay trắng khiến cho nhiều người không khỏi khâm phục.
Theo Doan chia sẻ, sau 8 năm từ quê lên thành phố ở trọ nhiều năm, cách đây 3 năm, người vợ trẻ này quyết định tích cóp để có chút tiền đặt cọc mua chung cư trả góp giúp cuộc sống ổn định: “Ông bà ta nói an cư lạc nghiệp. Muốn ổn định mọi thứ cần phải có nhà ở. Bởi thứ nhất, tiền thuê phòng hàng tháng của vợ chồng mình cũng mất 3 triệu đồng. Cộng thêm tiền sinh hoạt điện nước nữa. Một tháng trung bình vợ chồng mình phải trả gần 5 triệu cho chi phí phòng và điện nước. Tính ra, một năm mình mất trắng 60 triệu tiền thuê”.
Người vợ trẻ Nguyễn Thị Doan, sinh năm 1992.
Dù rất muốn mua nhà mặt đất nhưng do nhà đất thường có giá cao, Doan lại không có nhiều tiền nên chị quyết định mua chung cư trả góp: “Mình mua chung cư vì tiền đặt cọc ít hơn, còn đâu vay ngân hàng. Mình tìm hiểu, mua chung cư giá trả góp đặt cọc khoảng 250-350 triệu. Bởi thế mình quyết dành dụm trong 3 năm được tổng 280 triệu để mua”.
Sau khi đã dành dụm được số tiền đủ để đặt cọc, chị Doan đã tìm hiểu giấy tờ hợp lệ ở một chung cư nọ rồi đặt cọc mua luôn: “Mình tính đi tính lại vẫn thấy mua nhà sau này rất có lợi, vốn sẽ được tăng lên. Thay vì ở trọ, thêm ít tiền nữa mình sẽ có căn nhà. Số tiền mua nhà sẽ không bị mất đi mà còn nằm tồn tại làm số vốn cho mình. Bởi giá đất nhà sẽ lên mỗi năm do tỷ lệ dân số tăng cao. Nói chung cố có cái nhà thì nhà sẽ là của mình. Còn ở trọ thì mãi mãi là nhà của bà chủ trọ không phải là của mình. Mình quyết định mua vì lý do đó”.
Căn hộ có diện tích 54 m2 gồm 2 phòng ngủ, 1 phòng khách,1 phòng bếp, 2 toilet… với số tiền mua 1 tỷ đồng.
Căn chung cư chị Doan mua có địa chỉ ở phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP. HCM. Căn hộ có diện tích 54 m2 gồm 2 phòng ngủ, 1 phòng khách,1 phòng bếp, 2 toilet… với số tiền mua 1 tỷ đồng.
“Đây là kết quả sau 3 năm miệt mài phấn đấu của 2 vợ chồng mình. Mình vừa làm điều dưỡng bệnh viện, vừa làm thêm tranh đá. Thu nhập tùy theo các tháng mà khoảng từ 10-12 triệu đồng. Còn chồng thì kiếm tiền chi tiêu gia đình. Mình đi mua nhà mà chồng còn không biết. Đây là số vốn kinh doanh của mình dành dụm được”, chị Doan khẳng định.
Người phụ nữ này cũng tâm sự, để tích cóp số tiền mua nhà và hiện nay ngoài trả gốc và lãi ngân hàng ra, chị cố gắng làm lụng, tiết kiệm để có thể để ra thêm 100 triệu nữa nhằm trả ngân hàng trước: “Muốn vậy, ăn uống chi tiêu của mình phải cực kỳ tiết kiệm. Nói ra chắc mọi người không tin, nhiều tháng trời cá nhân mình chỉ dám tiêu 50 ngàn đồng/ngày. Ngày nào mình cũng ăn hủ tiếu, ăn đậu phụ, cơm cà muối, dưa muối”.
Người phụ nữ này rất hạnh phúc khi có căn nhà riêng của mình sau bao năm nỗ lực làm lụng.
Cụ thể, khi quyết định mua chung cư này, chị Doan chỉ có trong tay 280 triệu (30% số tiền mua nhà). Còn lại chị phải vay 720 triệu ngân hàng với lãi suất giao động từ 8-12%/năm.
“Những tháng đầu mình đóng cả gốc và lãi là 8,5 triệu/tháng. Hiện tại mình trả nợ cả gốc và lãi còn 430 triệu. Do đó, lãi suất cả gốc và lãi giảm xuống còn 6,2 triệu/tháng”, chị Doan kể.
Khi quyết định mua chung cư, do công trình đã gần như hoàn thiện nên mua xong 2 tháng thì vợ chồng chị Doan dọn vào ở. Thời điểm này chị mua sắm thêm nội thất trong nhà hết 35 triệu đồng gồm tủ lạnh, salon, giường. Ngoài ra, tất cả mọi đồ đạc khách, chị Doan tự làm để tiết kiệm chi phí: “Tranh mình cũng tự làm nên không tốn tiền. Đồ dercor lọ hoa, hoa đất sét mình cũng tự làm. Mình mua thêm giá treo về tự đóng. Điện mình cũng mua bên ngoài về rồi tự mắc điện, tự khoan tường”.
Chị Doan tha hồ bày biện không gian sống riêng tư theo sở thích.
Hiện, người phụ nữ này rất hạnh phúc khi có căn nhà riêng của mình sau bao năm nỗ lực làm lụng. Chị Doan cũng có kế hoạch mỗi năm tiết kiệm để dư 100 triệu trả góp nốt tiền nợ mua nhà. Tính ra trong vòng 4 năm nữa là người phụ nữ này sẽ trả hết nợ.
Video đang HOT
“Niềm vui khi có căn nhà hạnh phúc lắm mọi người ạ, cảm giác tự do hơn. Sinh hoạt hàng ngày thoải mái hơn. Hoặc mời bạn bè vào nhà chơi tự tin. Hơn nữa có nhà là có vốn của mình. Mình lại được bày biện không gian sống riêng tư theo sở thích rất vui. Đặc biệt, cả nhà có thể ăn ngủ nghỉ an toàn khi có bảo vệ tòa nhà”.
Khi nhắc tới có lời khuyên nào cho các vợ chồng trẻ nghèo hiện nay muốn mua nhà, chị Doan khẳng định: “Muốn mua nhà thì phải có ý chí cực kỳ cao. Sau đó phải có sức khỏe tốt, phải biết sắp xếp chi tiêu có mục đích rõ ràng. Nếu làm nhà nước thì nên phải làm thêm bên ngoài để ổn định mức thu nhập nhằm không phải lo tiền nợ hàng tháng. Như vậy mới có tích lũy. Nói chung phải luôn có suy nghĩ tích cực và có nghị lực phấn đấu, mục tiêu rõ ràng, đừng quên tiết kiệm ví cho mình để dành dụm trả dần hàng tháng.
Căn nhà nhỏ là bao tâm huyết, nỗ lực của vợ chồng chị Doan.
Đặc biệt trong tình huống xấu nhất, nếu không trả được tiền mua nhà thì vẫn bán được nhà nhé nên không phải quá căng thẳng”.
7 điều cần đặc biệt ghi nhớ dành cho các cặp đôi khi đi đặt thiệp cưới để tiết kiệm chi phí, nhất là điều số 7 không thể bỏ qua
Thiệp cưới là một phần không thể thiếu trong đám cưới, giúp cô dâu chú rể thông báo kế hoạch hôn lễ tới người thân, bạn bè. Ở phần này tuy chi phí không quá lớn, nhưng không thể không tính toán kỹ lưỡng nếu bạn muốn tối ưu chi phí đám cưới.
1. Xác định ngân sách
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều mẫu thiệp cưới đa dạng về mẫu mã, kích thước và chất liệu. Do đó, mức giá cũng khác nhau. Thông thường sẽ dao động từ 1.500 - 5.000 đồng/chiếc.
Từ số lượng đã tính toán bên trên, hãy dự tính số tiền mà bạn có thể bỏ ra để in thiệp cưới để lựa chọn mẫu thiệp phù hợp.
Chẳng hạn, số lượng khách mời là 300 người. Trong khi ngân sách của bạn là 1.000.000 đồng. Như vậy, bạn nên lựa chọn các mẫu thiệp cưới có giá khoảng 2.500 - 3.000 đồng/chiếc.
Việc lên ngân sách in thiệp cưới trước giúp đảm bảo chi phí tổ chức đám cưới theo đúng kế hoạch. Hạn chế tình trạng bội chi, ảnh hưởng đến các khoản mục cần thiết khác.
Lên ngân sách trước khi in thiệp cưới. Ảnh minh họa.
Nếu như ngân sách có hạn, không nên chi quá nhiều tiền cho việc in thiệp cưới. Điều này sẽ rất lãng phí.
2 . Đặt thiệp sớm, tận dụng các ưu đãi
Nhiều công ty in thiệp thường đưa ra những khuyến mại dành cho các đôi uyên ương đặt thiệp sớm hoặc chọn thiệp trước khi mùa cưới sôi động bắt đầu. Nếu đã xác định ngày cưới, bạn nên đặt thiệp trước ngày cưới ít nhất 2 - 3 tháng. Đặt thiệp càng sớm, giá thành thiệp sẽ càng giảm và ngược lại, nếu cần in thiệp gấp, bạn sẽ phải trả thêm phí phụ trội. Việc lựa chọn mẫu thiệp sớm còn giúp các cô dâu chú rể không phải lo lắng nhiều và không gặp rủi ro thiệp in không kịp, in hỏng ngay sát ngày cưới.
3. Chọn mẫu mã
Hiện nay các kiểu dáng thiệp cưới rất đa dạng, phong phú, các cô dâu có thể chọn từ kiểu truyền thống, cổ điển, đến mẫu hiện đại, phá cách. Nếu muốn tiết kiệm ngân sách, bạn nên chú ý tìm các mẫu thiệp đơn giản, không có nhiều phụ kiện kèm theo như ruy băng, hạt cườm... vì chính những chi tiết trang trí này sẽ làm giá thành thiệp tăng lên.
Chọn mẫu mã thiệp cưới. (Ảnh minh họa)
Các mẫu thiệp đơn giản có thể là thiệp trơn, in hoa chìm, hoặc chỉ có vài họa tiết làm điểm nhấn nhỏ. Giữa hàng trăm mẫu thiệp màu , truyền thống hay cầu kỳ, nhiều chi tiết, những tấm thiệp trang nhã đôi khi lại khiến người nhận cảm thấy yêu thích vì vẻ đẹp nhẹ nhàng của nó. Thiệp đơn giản còn có thể phù hợp với đa số đối tượng khách mời, từ người lớn tuổi tới người trẻ và còn khiến phụ huynh thêm hài lòng.
4. Chọn chất liệu
Chất liệu giấy cũng là yếu tố quyết định giá cả thiệp cưới. Hiện trên thị trường có nhiều mẫu giấy để in thiệp xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... và giá cả cũng chênh nhau. Đa số thiệp in từ giấy Trung Quốc có giá rẻ, từ 2.000 đồng, các loại thiệp in giấy nhập khẩu khác giá ít nhất từ 5.000 đồng trở lên. Vì vậy, nếu muốn tiết kiệm, cô dâu chú rể nên chọn chất liệu rẻ, nhưng chú ý chọn các mẫu giấy dày dặn.
Chất liệu in thiệp cưới là phần quyết định quan trọng đến giá cả của thiệp. (Ảnh minh họa)
Kinh nghiệm chọn chất liệu giấy phù hợp là bạn cầm thiệp thẳng đứng, nếu tấm thiệp vẫn đứng yên, giữ dáng thì chất liệu giấy ổn, còn nếu thiệp bị rũ xuống thì cần chọn loại giấy cứng cáp hơn. Trên thực tế, việc chọn giấy Trung Quốc hay giấy Nhật, Hàn... không quá quan trọng vì không phải vị khách nào cũng chú ý tỉ mỉ tới từng chi tiết về chất liệu. Với việc tiết kiệm khi in thiệp, các đôi uyên ương sẽ dành nhiều chi phí để lo liệu trong các phần khác của đám cưới và có ngày vui hiệu quả, trọn vẹn hơn.
5. Lên danh sách khách mời
Đây là bước không thể thiếu khi lên kế hoạch tổ chức đám cưới. Bạn sẽ ước tính được chính xác số lượng khách mời để chuẩn bị thiệp mời và tổ chức tiệc cưới.
Lên danh sách khách mời (Ảnh minh họa)
Nên cân nhắc và lựa chọn những khách mời thực sự thân thiết. Tránh tình trạng mời tràn lan nhưng khách mời không đến, dẫn đến thừa bàn tiệc. Ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí tổ chức đám cưới.
Để hạn chế việc bỏ sót khách mời, nên liệt kê danh sách theo từng nhóm:
Người thân
Hàng xóm
Bạn tiểu học
Bạn trung học cơ sở
Bạn phổ thông trung học
Bạn đại học
Đồng nghiệp
6. Lưu ý khi đặt in thiệp cưới
Trước khi đến cửa hàng, cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết về đám cưới của mình:
Tên cô dâu, chú rể
Tên bố mẹ hai bên gia đình
Thời gian và địa điểm tổ chức lễ Vu Quy
Thời gian và địa điểm tổ chức lễ Thành hôn
Thời gian và địa điểm tổ chức tiệc cưới
Sau khi đã chọn được mẫu và cung cấp thông tin, hãy yêu cầu cửa hàng lên mẫu để bạn xem thử. Có thể làm mẫu trực tiếp hoặc làm online sau đó gửi qua mail,...
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu in thêm sơ đồ hoặc chia nhiều bản nội dung khác nhau, cần hỏi kỹ xem có tính thêm chi phí hay không. Thông thường, các cửa hàng lớn sẽ không tính thêm chi phí này.
Hãy yêu cầu cửa hàng báo lại rõ ràng thời gian hoàn thành việc in ấn. Tránh chậm trễ, ảnh hưởng đến kế hoạch của bạn. Tốt nhất, nên chủ động đi in thiệp trước đám cưới ít nhất 1 tháng. Tránh xảy ra trường hợp sát ngày cưới nhưng vẫn chưa có thiệp để mời.
Thông tin trên thiệp cưới cần được kiểm tra từ 3-4 lần trước khi in. (Ảnh minh họa)
Thông thường, thiệp mời nên được trao cho khách mời trước ngày cưới khoảng 7 - 10 ngày để họ có thể nhớ và thu xếp công việc tới dự đám cưới.
Bên cạnh đó, cần hỏi thêm: Nếu bị thiếu thiệp, cửa hàng có hỗ trợ in thêm không? Giá in thêm ra sao? Thời gian in thế nào? Tránh trường hợp bị ép giá hoặc không nhận làm thêm khi thiếu thiệp.
Nếu cẩn thận hơn, có thể in thừa khoảng vài chục chiếc thiệp để dự phòng khi phát sinh thêm khách mời.
Khi đặt in thiệp cưới, chỉ nên đặt cọc tối đa 50% tổng giá trị đơn hàng. Sau khi nhận đủ số thiệp, kiểm tra kỹ lưỡng mới thanh toán phần còn lại.
7. Nội dung in sẵn trên thiệp cưới
Để khách mời nắm rõ thông tin về đám cưới của hai bạn, trên thiệp cưới cần ghi rõ:
Ngày giờ, địa điểm cụ thể tổ chức lễ Vu Quy, lễ Thành hôn (cả ngày dương lịch và âm lịch).
Ngày giờ, địa điểm cụ thể tổ chức tiệc cưới (gồm cả ngày dương lịch và âm lịch ).
Nếu tổ chức tại trung tâm tiệc cưới, nên có bản đồ để khách dễ hình dung.
Họ tên cô dâu, chú rể.
Họ tên bố mẹ hai bên gia đình.
Nếu người mời là bố mẹ, phần người đứng tên mời ghi tên bố mẹ. Nếu người mời là cô dâu, chú rể, phần người đứng tên mời là cô dâu, chú rể.
Thiệp nhà trai: Tên bố mẹ chú rể và tên chú rể nằm phía bên trái, nhà gái bên phải. Nếu tên cô dâu, chú rể để trên dưới thì tên chú rể sẽ nằm bên trên, tên cô dâu ở dưới. Nhà trai sẽ mời khách đến dự lễ Thành Hôn.
Thiệp nhà gái: Tên bố mẹ cô dâu và tên cô dâu nằm phía bên trái, nhà trai bên phải. Nếu tên cô dâu, chú rể để trên dưới thì tên cô dâu sẽ nằm bên trên, tên chú rể dưới. Và có một điểm cực kỳ phải chú ý đó là nhà gái sẽ là mời đến dự lễ Vu Quy.
Bạn hãy đọc kĩ 7 ghi nhớ trên trước khi đi in thiệp. Nhất là nội dung số 7 cần kiểm tra và rà soát cẩn thận từ 2 đến 3 lần để tránh những sai sót nhỏ dẫn tới phải in lại toàn bộ thiệp cưới.
Ngắm những mâm cơm của mẹ đảm ở Hà Nội với đủ 5 món chỉ hết 70K thời buổi này khiến chị em thi nhau bàn tán Rất nhiều bà nội trợ đã phải nể phục với tài nấu nướng và đi chợ của cô vợ trẻ, thật khéo tính toán trong chuyện chi tiêu cơm nước. Đối với các chị em đã lập gia đình thì việc cân đối chi tiêu cho các khoản ăn uống trong ngày sao cho thật hợp lý để chi mà không vượt thu...