3 lời khuyên để chinh phục học bổng du học Singapore
Hiểu rõ chương trình học bổng; biết đánh giá bản thân để nổi bật hơn so với các ứng viên khác, luôn đặt mình vào vị trí của hội đồng đánh giá, theo Lan Hương, là những yếu tố giúp học sinh “apply” thành công học bổng du học.
Mới đây, tại hội thảo “ Du học Singapore 2021″ do Hội Học sinh Sinh viên Việt Nam tại Singapore (VNYA) tổ chức, các sinh viên, cựu sinh viên Việt đã có những chia sẻ về kinh nghiệm học tập và xin học bổng du học tại Singapore.
‘Singlish’ không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
Từng đi du học từ khi còn học cấp hai, Nguyễn Phương Chi (SN 2002), hiện đang là sinh viên chuyên ngành Kinh tế, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho rằng, ở một đất nước có nền giáo dục được xem là hàng đầu thế giới, có rất nhiều khó khăn du học sinh có thể gặp phải.
Theo Phương Chi, đối với những bạn có ý định đi du học từ cấp 2, cấp 3, cần phải xem xét kỹ về việc liệu mình có đủ tự lập và vượt qua được những khó khăn trong học tập, những khác biệt về văn hóa và sự cô đơn trong một môi trường mới hay không. Ngoài ra, vấn đề tài chính gia đình, theo Chi, cũng là điều du học sinh cần phải cân nhắc bởi ở lứa tuổi này, việc đi làm thêm tại Singapore là điều không được cho phép.
Đối với bản thân Chi, điều khó khăn nhất nữ sinh từng gặp phải khi tới Singapore là vấn đề ngôn ngữ. “Ở Singapore, mọi người chủ yếu nói “Singlish”. Do đó, khi mới sang, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười mình từng gặp phải như không thể hiểu những cô chú ngoài khuôn viên trường nói gì”.
Tuy vậy, Chi cũng đảm bảo rằng, ở trong trường học hay những môi trường làm việc khác, giáo viên và sinh viên đều dùng Tiếng Anh tiêu chuẩn. Vì thế, “Singlish” sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Ngược lại, khi đã ở Singapore một thời gian khá dài, Phương Chi còn cảm thấy tiếng “Singlish” khá dễ thương và có chút thân thuộc giống như các từ đệm “á, ý, à, nha” ở Việt Nam.
Ngoài ra, Phương Chi cũng cho rằng, điều quan trọng nhất khi đi du học là phải tin vào bản thân và không ngừng cố gắng. “Mình đã từng ăn nhiều điểm S cho môn Toán, tương đương với điểm 4 ở Việt Nam trong năm lớp 12. Mình nhớ mãi, giáo viên đã nói với mình rằng: “Lý do em làm không tốt là vì em nghĩ mình không làm được chứ không phải vì em không có khả năng”. Sau đó, mình đã tự thuyết phục bản thân và nỗ lực nhiều hơn để kéo được điểm lên tới 4 hạng”, Chi chia sẻ.
Mặc dù có nhiều khó khăn khi học tập trong môi trường quốc tế, nhưng theo Chi, điều cô cảm thấy thích thú là nền giáo dục ở đây cũng rất đầu tư vào hoạt động ngoại khóa nhằm thúc đẩy kỹ năng sống cho học sinh.
Trong những năm cấp 2, Phương Chi đã là thành viên ban giao hưởng của trường và tham gia vào một cuộc thi trí nhân tạo khi học cấp 3. Phương Chi tin rằng, việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, dù ở lĩnh vực gì, cũng sẽ giúp học sinh có thêm những khoảnh khắc đáng nhớ, mở rộng quan hệ và còn giúp học sinh có thêm điểm cộng khi “apply” vào các trường đại học.
Video đang HOT
Hội thảo “Du học Singapore 2021″ do Hội Học sinh Sinh viên Việt Nam tại Singapore (VNYA) tổ chức
Cấu trúc ‘STAR’ khi viết bài luận du học
Không đi du học từ thời cấp 2 như Chi, Nguyễn Lan Hương (SN 1998) từng là sinh viên của Trường Đại học Ngoại Thương. Sau 1 năm học tập tại Việt Nam, Hương mới bắt đầu hành trình du học của mình với học bổng toàn phần ở Học viện Quản lý Singapore, sau đó là Đại học RMIT.
Chia sẻ về kinh nghiệm giành học bổng 100% của mình, Lan Hương cho rằng: “Khi “apply” học bổng, các bạn cần lưu ý 3 điều: Hãy hiểu rõ chương trình học bổng; biết đánh giá bản thân để làm mình nổi bật hơn so với các ứng viên khác và cuối cùng là hãy đặt mình vào vị trí của hội đồng đánh giá”.
Riêng về bài luận cá nhân, Lan Hương đã đưa ra một vài “tips” nhỏ để giúp các bạn học sinh chăm chút hơn cho bài luận của mình.
“Đừng chỉ liệt kê thành tích, hãy trở thành một người kể chuyện và truyền cảm hứng để nói lên đam mê của mình. Một cách thường thấy và cũng là cách mình đã sử dụng khi viết bài luận nộp tới trường đại học Singpore là sử dụng hình ảnh ẩn dụ để đại diện cho bản thân hay một sự kiện quan trọng nào đó”.
Ngoài ra, Hương cũng khuyến khích mọi người có thể tham khảo cấu trúc STAR khi viết luận cũng như phỏng vấn để giúp câu trả lời được chặt chẽ hơn.
Cấu trúc STAR trong bài luận cá nhân, theo Hương, gồm S (Situation, mô tả tình huống cụ thể), T (Tasks, mô tả trách nhiệm của bạn trong tình huống đó), A (Action, hành động cụ thể để giải quyết vấn đề/ nhiệm vụ), R (Results, kết quả và bài học rút ra cho bản thân).
Cả Phương Chi và Lan Hương đều cho rằng, những học sinh có mong muốn đi du học phải chuẩn bị cho mình một năng lực ngoại ngữ thật tốt để có thể tiếp thu bài giảng và hoàn thành bài tập được giao. Thực tế, có những sinh viên dù đạt 7.0-7.5 IELTS, nhưng khi sang nước ngoài vẫn gặp phải những vấn đề về giao tiếp hay học tập. Vì thế, Phương Chi cho rằng, học sinh cần phải chú trọng đều vào các kỹ năng thay vì chỉ chăm chút vào ngữ pháp hay từ vựng.
Sinh viên Việt kể về cách học giữa Covid-19 ở Singapore
Ngân Anh vẫn đến lớp học trực tiếp, trong khi hai tuần qua, Tuấn Minh chuyển sang học online vì dịch căng thẳng; cả hai đều đã tiêm đủ vaccine Covid-19.
Từ khoảng cuối tháng 9, số ca mắc Covid-19 mới ở Singapore liên tục lập mốc cao nhất từ trước tới nay, giữa bối cảnh vừa nới lỏng các hạn chế sau khi được ghi nhận là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao trong khu vực và thế giới.
Ca mắc tăng nhanh khiến một số trường đại học ở đây phải áp dụng biện pháp tăng cường nhằm đảm bảo an toàn cho sinh viên. Ngô Thị Ngân Anh, năm hai ngành Tài chính, trường Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS), cho biết trường mở cửa trở lại từ tháng 8 và yêu cầu toàn bộ sinh viên test nhanh Covid-19 mỗi tuần một lần, sau đó chụp ảnh kết quả lên hệ thống qua ứng dụng điện thoại. Nếu không xét nghiệm, sinh viên không được vào học trực tiếp.
Hiện trường duy trì hai hình thức online và offline. Những lớp sĩ số trên 50 phải chuyển qua học trực tuyến, trong khi dưới mức đó được đến học trực tiếp. Sinh viên phải thông báo nhiệt độ cơ thể, nếu trên 37,5 độ C sẽ nghỉ ở nhà. Khi đến lớp, các em bắt buộc đeo khẩu trang và ngồi cách nhau một mét.
"Các trường trực thuộc NUS có hệ thống quản lý và quy định khác nhau về việc đi học. Trường em cố gắng duy trì nhiều lớp học trực tiếp nhất có thể, trong khi có trường cho học toàn bộ hoặc 90% online", nữ sinh người Hà Nội cho hay.
Theo Ngân Anh, trường có một vài ca nhiễm nhưng mọi người không quá lo lắng vì đều đã tiêm vaccine theo chương trình tiêm chủng quốc gia của Singapore. Những ai tiếp xúc gần với ca mắc sẽ phải cách ly và xét nghiệm. Các hoạt động ngoại khóa cũng bị dừng hoặc chuyển online. Tại Singapore, người dân được yêu cầu quét mã QR khi tới bất cứ đâu nên việc quét F0 và cách ly diễn ra nhanh gọn, nhẹ nhàng.
"Ở trường em, việc đến lớp trực tiếp vẫn không đổi, vì mọi người tin là các F1 đều đã được truy quét", Ngân Anh nói.
Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) cũng cho sinh viên học trực tiếp từ đầu tháng 9, sau hai tuần khởi động online. Các lớp học không quá 25 người và trong trường hợp sĩ số đông, lớp sẽ chia thành hai nhóm, luân phiên on-off theo tuần chẵn, lẻ. Tuần này nhóm một học trực tiếp thì nhóm hai học online và tuần sau đổi lại.
Mai Tuấn Minh, khoa Kỹ sư Điện Điện tử, cho biết thêm sinh viên phải đeo khẩu trang, sát khuẩn thường xuyên và thực hiện giãn cách. Trường cũng khuyến cáo lau bàn sạch sẽ trước khi ngồi học.
"Khó nhất là nghe bài giảng khi thầy cô đeo khẩu trang. Ngoài ra, thông tin về việc ai đó trong lớp, trong trường mắc Covid-19 cũng ảnh hưởng tâm lý, khiến chúng em áp lực", Minh nói.
Hiện lớp học trên giảng đường lớn bị hoãn, chuyển qua online. Giảng viên sẽ ghi âm bài giảng và gửi cho sinh viên. NUT cũng quản lý sinh viên bằng việc yêu cầu cài ứng dụng Trace Together, tương tự PC-Covid ở Việt Nam trên điện thoại. Muốn vào ăn tại căng tin, các em đều đã phải tiêm vaccine và quét mã trên điện thoại.
Minh (bìa phải) cùng các bạn trên trường khi còn học trực tiếp. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hai tuần nay, trường Minh chuyển sang học online do diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Ngoài những môn lý thuyết học trực tuyến, Minh vẫn được đến lớp học các môn thí nghiệm, lắp mạch. Tuy nhiên, thời gian học được giảm xuống, từ 2,5 tiếng còn 1,5 tiếng.
Học online với các sinh viên kỹ thuật như Minh gặp nhiều khó khăn trong tương tác và giao tiếp. Giảng viên giảm nhiệt huyết, còn sinh viên mất đi hứng thú học tập.
Bện cạnh các quy định, trường còn có phương án cụ thể trong trường hợp có ca mắc. Tùy theo mức độ nặng, nhẹ, sinh viên sẽ được đưa tới bệnh viện điều trị hoặc cách ly. Lớp có sinh viên dương tính cũng buộc phải cách ly và chuyển sang học online. Theo Minh, chính phủ Singapore yêu cầu trường Nanyang xét nghiệm Covid-19 qua chất thải ở khu ký túc xá. Nếu phát hiện ca mắc, cả khu phải xét nghiệm, truy vết.
Minh cho hay đã hai năm em chưa về Việt Nam vì dịch bệnh. Trước thời điểm các trường bắt đầu năm học mới, Singapore có ba tháng giãn cách xã hội do tỷ lệ tiêm vaccine trong người dân còn thấp. Thời gian này, Minh được nghỉ hè và thường xuyên nhận được mail nhắc nhở, dặn dò của trường. Những sinh viên nào gặp khó khăn vì Covid-19 sẽ được trường hỗ trợ tài chính và cho vay không lãi suất để mua thiết bị học tập.
Khác với Ngân Anh và Minh, Nguyễn Huỳnh Như, sinh viên năm cuối Kaplan Higher Education Academy, Singapore, phải học và thi online từ tháng 6/2020 đến giờ.
Hàng ngày, nữ sinh quê Cà Mau bắt đầu buổi học lúc 8h đến 11h, điểm danh lúc vào lớp và sau 15 phút giải lao. Việc học của sinh viên được trường giám sát chặt, luôn có quản lý nhắc nhở làm bài tập.
Nhiều hôm em không theo kịp bài giảng do đường truyền mạng kém và phải xem lại video. Tuy nhiên, việc học online cũng giúp em có nhiều thời gian học thêm tiếng Trung, guitar và vẽ. Nữ sinh ngành Kinh doanh Kỹ thuật số mong dịch bệnh mau chóng qua đi để được đến trường học cùng các bạn, chuẩn bị thuyết trình, trao đổi trực tiếp thay vì gọi qua màn hình.
Huỳnh Như học và thi online từ tháng 6/2020 đến giờ vì dịch bệnh. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Việc gia tăng các ca nhiễm trở lại khiến Singapore đang phải áp dụng các biện pháp hạn chế nhất định sau khi đề ra chiến lược "sống chung với Covid-19". Nước này đã tiêm chủng cho hơn 79,3% dân số, trong đó hơn 77,4% được tiêm vaccine đầy đủ.
Bí quyết học có mục tiêu cho tân sinh viên Dành 30 phút chuẩn bị bài, có kỹ năng tự hệ thống kiến thức, tận dụng cơ hội giành học bổng... là những kinh nghiệm các cựu sinh viên Bách khoa chia sẻ cho đàn em. Tối 16/10, Hội Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp FPT Software tổ chức tọa đàm trực tuyến Kỹ năng học tập ở đại...