3 loại gia vị có nguy cơ gây ung thư nhưng nhiều gia đình vẫn ăn hàng ngày
Nói đến các loại gia vị chắc hẳn mọi người không còn xa lạ gì nữa, bởi nó là một trong những thứ chúng ta sử dụng trong nhà bếp hàng ngày, không chỉ giúp món ăn ngon hơn mà còn tạo nên màu sắc cho món ăn và kích thích sự thèm ăn của mọi người.
Tuy nhiên, nếu sử dụng gia vị với liều lượng lớn, sử dụng quá thường xuyên có thể gây ra nhiều bệnh, thậm chí là ung thư. Đặc biệt là 3 loại gia vị phổ biến sau đây, nếu chúng ta muốn ăn chúng trong cuộc sống của mình, thì hãy chú ý hơn, không nên để chúng xuất hiện quá thường xuyên trên bàn ăn của gia đình.
1. Mắm tôm quá mặn
Mắm tôm có lẽ là thức gia vị khá kén người ăn bởi mùi vị đặc trưng mà nhiều người nhận xét là “thum thủm”, nhưng ai đã ăn được thì sẽ nghiền suốt đời.
Tuy nhiên, mắm tôm được sản xuất bằng cách lên men chân và đầu tôm với nhiều muối, nếu mắm tôm quá mặn sẽ dễ tạo ra quá nhiều chất nitrit, chúng ta biết rằng nitrit là chất gây ung thư hàng đầu đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo từ lâu. Nếu ăn chất độc này với một lượng lớn trong thời gian dài thì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là khả năng mắc ung thư rất cao.
Ngoài ra, loại mắm tôm này còn có thể gây rối loạn bài tiết dịch vị, sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và làm nặng thêm các bệnh lý về dạ dày đối với những người có dạ dày yếu. Do đó, nếu lỡ tay mua phải loại mắm tôm quá mặn, tốt nhất bạn nên ăn ít và pha thêm các loại gia vị khác để làm giảm độ mặn của nó.
2. Nước mắm quá mặn
Nước mắm, loại thức chấm quen thuộc của người Việt, được làm từ hải sản. Với nhiều người, nước mắm dùng để chấm món nào cũng ngon, do đó trong một số gia đình các bữa cơm không thể không có một chén nước mắm. Ngoài ra, khi nấu ăn, chỉ cần cho một ít nước mắm vào thức ăn khi nấu cũng có thể làm tăng hương vị và khiến món ăn ngon hơn bội phần.
Tuy nhiên, khi nước mắm quá mặn thì nó có khả năng sẽ gây ung thư. Điều này tương tự như với mắm tôm quá nhiều muối, khi lượng muối được sử dụng để sản xuất nước mắm với lượng lớn thì sẽ dễ tạo ra chất nitrit gây ung thư.
Video đang HOT
Ngoài ra, nước mắm rất dễ bị nấm mốc tạo thành nấm Geotrichum candidum khi tiếp xúc với độ ẩm. Loại nấm Geotrichum candidum này có thể sản sinh ra chất gây ung thư và có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dễ dẫn đến xuất hiện các khối u ác tính, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên chọn những loại nước mắm chất lượng, không quá mặn. Khi ăn cũng nên hạn chế ăn nhiều, ăn mặn để tránh nuôi dưỡng tế bào ung thư trong cơ thể.
3. Nước luộc gà (nước cốt gà)
Mọi người đã quen thuộc với nước cốt gà, Nhiều người thích thêm nước cốt gà khi nấu ăn, vì nó có thể làm cho các món ăn hoặc súp có hương vị thơm ngon hơn.
Tuy nhiên, trong nước cốt gà có chứa nhiều chất hóa học, chẳng hạn như natri glutamat nucleotide, chất này tuy có tác dụng cải thiện hương vị cho món ăn nhưng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày của chúng ta. Nếu chúng ta ăn nước cốt gà trong thời gian dài, nhất là khi gặp nhiệt độ cao sẽ gây tiết quá nhiều axit dịch vị, ăn mòn niêm mạc dạ dày, thậm chí gây ung thư dạ dày.
Đó là lý do vì sao mà mọi người nên thường bảo quản nước cốt gà trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp và không lưu trữ nó quá lâu.
3 hiểu lầm về tỏi khiến nhiều người ăn tỏi mỗi ngày nhưng không lợi sức khỏe lại hại thân
Tỏi vừa là gia vị, vừa là vị thuốc quý giúp chữa nhiều bệnh. Thế nhưng nó cũng có thể biến thành "thuốc độc" nếu bạn không biết cách sử dụng đúng cách.
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng lợi ích của tỏi còn nhiều hơn so với việc làm gia vị đơn giản. Bởi vì trong các thí nghiệm liên quan trên động vật, người ta đã phát hiện ra rằng tỏi có tác dụng chống ung thư rất tốt, có thể giảm viêm và khử trùng. Đặc biệt thành phần allicin trong tỏi có thể làm giảm và ngăn ngừa bệnh tim, nhồi máu cơ tim rất hiệu quả.
Tuy tỏi có rất nhiều lợi ích, đặc biệt là đối với các bệnh về tim mạch và mạch máu não nhưng có một số điều về tỏi mọi người thường hiểu sai.
1. Hầu hết ai cũng ăn được tỏi
Tỏi có thể nói là một nguyên liệu rất tốt, nhưng liệu tất cả mọi người có ăn được không? Câu trả lời tất nhiên là không, vì tỏi là một loại thực phẩm cay. Đối với những người có đường tiêu hóa kém, ăn tỏi thường xuyên sẽ dễ gây tiêu chảy, vì vậy không nên ăn. Đối với những người có đường tiêu hóa khỏe mạnh, ăn tỏi có thể chịu được sự kích thích của tỏi, nhưng cũng nên ăn ở một lượng thích hợp.
Những người đang dùng thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS,... cũng không nên ăn tỏi vì có thể gây hại cho sức khỏe. Nếu bạn đang uống thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng tỏi.
2. Ăn tỏi trực tiếp là cách tốt nhất
Tỏi có rất nhiều lợi ích cho tim, đặc biệt nếu ăn sống thì sẽ không phá hủy các hoạt chất bên trong. Tỏi sau khi băm và để lâu ngoài không khí một lúc, enzyme trong tỏi sẽ kích thích tiền chất alliin trong tỏi thành allicin - chất kháng sinh tự nhiên giúp cơ thể chống mầm bệnh.
Vì vậy, nếu ăn tỏi thì tốt nhất bạn nên để tỏi sau khi băm khoảng 20 phút để các hoạt chất của nó phát huy hết vai trò, đây là cách tốt nhất để chúng ta ăn tỏi bảo vệ cơ thể.
Nếu không muốn ăn tỏi sống mà thích nấu chín, bạn chỉ nên nấu tỏi trong khoảng 15 phút với lửa nhỏ để tránh làm mất chất trong tỏi.
3. Ăn càng nhiều tỏi càng tốt
Mặc dù cơ thể của một số người thích hợp với việc ăn tỏi và họ cho rằng ăn càng nhiều thì càng tốt, nhưng bất cứ loại thực phẩm nào dù tốt tới đâu cũng không nên ăn quá nhiều. Việc lạm dụng tỏi không những không đạt được tác dụng bồi bổ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.
Tỏi được xếp vào nhóm gia vị cay, ăn nhiều có thể làm mất tính cân bằng trong môi trường dạ dày, dẫn tới chứng chán ăn, mệt mỏi, giảm cân, thậm chí còn ảnh hưởng tới thận, tổn thương khí huyết. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo mọi người có thể tiêu thụ tỏi mỗi ngày nhưng tốt nhất là khoảng 2 đến 5 gam. Phạm vi này có thể bảo vệ dinh dưỡng trong tỏi, đồng thời phải lựa chọn tùy theo sức khỏe của bản thân.
Những thực phẩm kỵ ăn chung với tỏi
Theo Đông y, tỏi có vị có vị cay, tính nóng (đại nhiệt), hơi độc do vậy khi kết hợp cùng những cũng có tính ôn (ấm) như thịt gà, thịt chó, thịt dê, trứng... sẽ khiến món ăn thêm tính nóng, dẫn đến chướng bụng khó tiêu, sinh ra kiết lị.
Tỏi cũng không thể ăn kèm cùng một số loại thủy hải sản như cá diếc, cá trắm, tôm, cua... bởi có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa, dễ sinh ra giun sán gây trước bụng.
Ngoài ra, tỏi không nên kết hợp hoặc dùng chung với các thực phẩm như:
- Tỏi kết hợp với hành gây hại thận và dạ dày
- Tỏi ăn với xoài (gỏi xoài) có thể làm vàng da
- Tỏi ăn chung với mật ong dễ dẫn đến tiêu chảy
- Tỏi không nên kết hợp với các loại thuốc bổ hoặc dùng với hà thủ ô, đan bì (mẫu đơn bì), địa hoàng...
Dùng đường và muối đúng cách trong bữa ăn Trong các gia vị, muối và đường được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Ảnh minh họa Muối, ngoài chức năng làm tăng vị mặn cho món ăn còn được coi là một chất bảo quản tự nhiên, được sử dụng để bảo quản thịt, cá, các sản phẩm từ sữa... vì muối làm ức chế sự...