3 kiểu nấu ăn có thể tạo ra chất độc gây ung thư: Tiếc rằng nhiều người vẫn vô tư làm
Nếu bạn là người nội trợ thì hãy lưu ý rằng những thói quen nấu ăn này có thể gây ung thư và nhiều bệnh tật khác. Hãy nhanh chóng thay đổi sau khi đọc để gia đình khỏe mạnh.
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta không thể thiếu cơm cà mắm muối, nấu ăn từ sáng đến chiều mỗi ngày 3 bữa. Ít nhất thì dù bận rộn bạn cũng tự nấu ăn tối thiểu 1 bữa trong ngày.
Nấu ăn là điều không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật, nhưng nhiều người có một số thói quen xấu vô tình trong quá trình nấu ăn có khả năng gây ra nhiều tai họa và làm tổn hại sức khỏe của mọi người trong gia đình.
Vì sức khỏe của chính bạn, và để không bị ung thư, mọi người phải chú ý đến những thói quen sai lầm trong khi nấu ăn có thể gây nguy hiểm.
Những thói quen xấu của nấu ăn có thể gây ra chất gây ung thư là gì? Theo các bác sĩ trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), sau đây là điều chúng ta cần ghi nhớ.
1. Chảo nấu món trước không rửa, tiếp tục dùng để nấu món sau
Trong hầu hết các hộ gia đình, thường chỉ có một chảo rán chuyên dùng hoặc thích sử dụng hàng ngày nhiều hơn các chảo khác, và để tránh việc cọ rửa rắc rối, thì nhiều người cứ dùng chảo đó để tái sử dụng.
Sau khi chiên một món ăn trước đó, nhiều người không rửa chảo mà để vậy rồi sau đó chiên một món ăn khác. Mặc dù thói quen này khá phổ biến và nhìn qua có vẻ như không có vấn đề gì, nhưng thực tế nó đang che giấu nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Nếu bạn tiếp tục chiên một món ăn khác mà không rửa chảo, phần dầu mỡ và thức ăn thừa trong món trước sẽ tiếp tục được làm nóng lại ở nhiệt độ cao, đây chính là nguyên nhân tạo ra độc tố, có thể tạo ra chất gây ung thư, được gọi là benzopyrene.
Ngoài ra, dùng chảo dầu cũ để chiên rán một món ăn khác sau khi nấu cũng sẽ ảnh hưởng đến hương vị và màu sắc của món thứ hai.
Mọi người nên coi sức khỏe là điều kiện tiên quyết. Sau khi nấu xong, rửa nồi chảo sạch sẽ, rồi mới có thể tiếp tục làm một món ăn khác sẽ an toàn hơn và đừng bao giờ cho rằng việc rửa nồi phức tạp, mất thời gian.
2. Sử dụng dầu chiên rán thừa để tái sử dụng cho món khác
Mọi người đều biết rằng, chúng ta thường đổ ngập dầu ăn để chiên rán một món ăn nào đó, sau khi nấu xong sẽ thừa lại rất nhiều dầu.
Video đang HOT
Có những lúc nhìn vào lượng dầu đó chúng ta sẽ cảm thấy tiếc và có thể nhiều người đã giữ lại để tái sử dụng cho lần sau.
Đặc biệt là những cửa hàng kinh doanh món ăn chiên rán thì điều này là không ngoại lệ. Họ nghĩ rằng thật lãng phí khi đổ dầu, tốt hơn là tái chế nó.
Trên thực tế, điều này chính xác có hại cho sức khỏe của cơ thể. Nếu dầu sau khi chiên được sử dụng lại, dầu được sử dụng nhiều lần sẽ tạo ra các chất có hại. Aldehydes và các hợp chất dị vòng và benzopyrene sau khi ăn vào sẽ gây ảnh hưởng tới cơ thể con người.
Việc liên tục để cơ thể phải xử lý, hấp thụ những chất độc hại của dầu mỡ tái chế chắc chắn làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Đây là lý do tại sao bạn không nên ăn nhiều đồ chiên rán bên ngoài. Một số doanh nghiệp sử dụng dầu nhiều lần vì họ muốn tiết kiệm chi phí. Điều này tạo ra các chất có hại khủng khiếp.
3. Nấu dầu mỡ sôi quá già lửa mới cho thực phẩm vào
Trong khi nấu ăn bằng dầu mỡ, chúng ta thường có công đoạn làm nóng nồi/chảo, đun sôi dầu mỡ rồi mới cho thực phẩm vào chiên rán xào. Điều này là quy trình phổ biến của bất kỳ người nội trợ nào.
Nhưng có một thực tế ít người biết, là khi làm nóng dầu mỡ, chỉ nên để nóng ở mức độ vừa phải, nhiệt độ trung bình hoặc thấp.
Nhưng khi nhiều người có thói quen nấu các món ăn sau khi đun sôi dầu. Họ nghĩ rằng chỉ bằng cách này, hương vị thực sự của món ăn mới có thể đạt được chất lượng, đặc biệt là là còn chờ dầu thật nóng già mới cho thực phẩm vào chiên, xào.
Tuy nhiên, nếu dầu được đun sôi sau khi cho vào chảo thường đạt nhiệt độ cao hơn 200 độ và nhiệt độ dầu quá cao, rất dễ sản xuất chất benzopyrene, chất gây ung thư này được liệt kê là chất gây ung thư có trong danh sách khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, được liệt kê nó thực sự là một loại chất gây ung thư.
Ngoài ra, việc nấu dầu ăn ở nhiệt độ cao cũng sẽ gây ra rủi ro lớn cho sức khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe tim mạch và rất dễ mắc bệnh tim mạch.
Vì vậy, tốt nhất không nên đợi dầu bốc khói trước khi nấu.
Chỉ cần bật lửa trung bình và chờ nhiệt độ dầu cao hơn một chút so với dầu chưa nấu là có thể cho thực phẩm vào, như vậy sẽ không gây hại cho sức khỏe của mọi người.
Mỗi ngày chúng ta phải xào rau, nhưng chúng ta có một số thói quen vô ý dẫn đến việc sản xuất chất gây ung thư.
Đôi khi bạn cũng nên chú ý hạn chế ăn dầu đun nóng, mặc dù món ăn có thể không được đậm đà hương vị.
Nhưng ăn như vậy bạn lại có được giá trị lớn cho sức khỏe. Ăn sai cách hoặc quá nhiều dầu mỡ sẽ phải trả giá bằng sức khỏe thể chất, và sự hối tiếc là quá muộn khi mất sức khỏe.
70 chất gây ung thư chui vào đâu?
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có hàng trăm loại hóa chất có hại cho sức khỏe như 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc.
Vô tư nhả khói thuốc trong khuôn viên Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN
Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư phế quản phổi, ung thư vòm họng, bệnh tim mạch, viêm phổi tắc nghẽn, bệnh răng miệng... và hàng loạt hệ lụy khác đi kèm nếu không hạn chế.
Gây 20 căn bệnh
Mỗi điếu thuốc, người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1-2mg chất nicotin. Hút thuốc lá đưa nicotin nhanh chóng đến não (trong vòng 10 giây sau khi hít vào).
Khi hút thuốc lá, nicotin được hít vào phổi, đi khắp cơ thể, lên não và kích thích các hóa chất trong não như dopamin, serotonine, noradrenaline được tiết ra nhiều.
Chính những hóa chất này đã tác động tạo cảm giác, não bộ nhanh chóng nhận ra rằng có thể dùng thuốc lá để kích thích bài tiết dopamin và như vậy là khởi động quá trình nghiện thuốc lá.
Trong khói thuốc lá có khoảng 70 chất gây ung thư như hợp chất thơm có vòng đóng, benzopyrene hay các nitrosamine... Các hóa chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mãn tính, phá hủy tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hóa.
BS Nguyễn Duy Tiên cho biết thuốc lá gây ra hơn 20 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, bệnh hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, rụng tóc, sâu răng, loét dạ dày, vẩy nến, loãng xương, thuyên tắc mạch máu, bệnh tim mạch...
Trẻ em không hút thuốc, nhưng nếu sống trong môi trường có khói thuốc cũng sẽ có những bệnh lý như vậy.
Hút thuốc có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc cũng mắc các bệnh như người hút thuốc.
Kẻ thù số 1 của răng miệng
Theo TS Trần Ngọc Phương Thảo - Bệnh viện Răng hàm mặt TP.HCM, thuốc lá là kẻ thù số 1 của các bệnh răng miệng, không chỉ có nguy cơ gây bệnh cao mà còn làm chậm quá trình hồi phục các bệnh răng miệng.
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân quan trọng làm xuống cấp sức khỏe răng miệng. Theo thống kê y khoa, những người hút thuốc lá dễ mắc các bệnh về răng miệng nhiều gấp 3-6 lần và nguy cơ bị rụng răng là rất cao, gấp 2 lần so với người thường.
Những bệnh lý về răng miệng thường gặp khi hút thuốc lá là viêm nhiễm ở răng, nướu và phần xương xung quanh răng. Người trẻ hút thuốc nhiều có nguy cơ bị viêm lợi hoại tử loét, đây là một loại bệnh nặng, nhanh chóng dẫn đến viêm quanh răng hoại tử loét, cuối cùng mất răng.
Những người có sức khỏe tốt hút thuốc kéo dài nhiều năm có nguy cơ bị viêm quanh răng mãn tính, bệnh tiến triển từ từ làm lung lay nhiều răng. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư miệng cao gấp 6 lần so với người không hút...
Đừng hủy hoại trẻ em
Một nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) cho thấy trẻ hen suyễn mà có người thân hút thuốc lá thường khó hết bệnh, thời gian điều trị kéo dài, số lần nhập bệnh viện nhiều, có tình trạng phụ thuộc thuốc giãn phế quản so với trẻ không có thân nhân hút thuốc.
Trẻ em sống trong môi trường khói thuốc từ nhỏ thì ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe còn ảnh hưởng tới hành vi và tâm lý. Khi nhìn thấy người lớn hút, trẻ sẽ quen với hình ảnh này, coi hút thuốc là việc bình thường của người lớn. Khi lớn lên, trẻ dễ có khuynh hướng thử hút cho giống người lớn.
Lần đầu hút thuốc không phải ai cũng sẽ hút tiếp vì cảm giác ban đầu hút thuốc khá khó chịu. Nhưng với những trẻ đã hít phải khói thuốc của người lớn từ nhỏ, não trẻ đã quen với mùi khói thuốc nên khi tập hút trẻ cảm giác ít khó chịu hơn những trẻ khác. Trẻ cũng dễ cảm nhận được sự kích thích của thuốc lá lên não hơn.
Điều này khiến trẻ dễ nghiện thuốc lá hơn những trẻ không hít phải khói thuốc từ nhỏ do thuốc lá có chất gây nghiện là nicotin. Chất này tác động lên não và gây nghiện, càng hút lâu càng khó bỏ.
Với trẻ vị thành niên, khi nghiện hút thuốc lá sẽ có nguy cơ nghiện các chất gây nghiện khác, đặc biệt là ma túy. Do đó, tốt nhất không nên cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc ngay từ khi còn nhỏ.
Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm và diễn đàn về tác hại thuốc lá
Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, đồng thời tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu tác hại của việc hút thuốc lá, báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm và diễn đàn "Làm thế nào để giảm tác hại của khói thuốc lá?".
Tọa đàm sẽ diễn ra sáng 29-5, với sự tham dự của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực. Diễn đàn sẽ chính thức ra mắt bạn đọc vào ngày 27-5, với các loạt bài liên quan cùng các ý kiến, hiến kế của chuyên gia, bạn đọc... nhằm bàn giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, giúp giảm thiểu tác hại của khói thuốc lá.
Bạn đọc quan tâm có thể gửi ý kiến, hiến kế cho diễn đàn về địa chỉ: suckhoe@tuoitre.com.vn. - MINH HUỲNH
5 thói quen xấu gây bệnh, thậm chí giải phóng chất gây ung thư khi nấu ăn, ai cũng dễ mắc phải hàng ngày Chúng ta cần biết một số thói quen khi nấu ăn sẽ không chỉ làm giảm đáng kể dinh dưỡng của thực phẩm mà còn giải phóng các chất gây ung thư... làm tăng nguy cơ ung thư. Nhà bếp là một nơi tuyệt vời để nấu ba bữa ăn ngon mỗi ngày cho gia đình. Nhiều người nghĩ rằng nấu ăn là...