3 kiểu chè trôi nước hấp dẫn
Cuối tuần cùng cả nhà nhâm nhi những món chè trôi nước này thật hấp dẫn.
1.Chè trôi nước khoai lang tím
Món chè trôi nước khoai lang tím mềm thơm ấm nóng sẽ rất thích hợp để thưởng thức trong tiết trời đầu đông se lạnh.
Nguyên liệu:
- 2 – 3 củ khoai lang tím- 200g bột gạo nếp- 1/4 bát nhỏ đường nâu- 1 nhánh gừng- Vừng rang thơm- Đỗ xanh: 200g
Cách làm:
- Khoai lang tím rửa sạch, hấp hoặc luộc chín, tán nhuyễn.
- Trộn khoai lang và bột gạo nếp vào với nhau, vì khoai lang đã ngọt bạn không cần thêm đường, từ từ đổ nước ấm tầm 60 độ C vào.
- Vừa đổ nước vừa dùng tay nhồi đến khi khoai mịn dẻo, đậy kín ủ khoảng 30 phút để bột nở, tùy theo độ hút nước khác nhau của mỗi loại bột mà bạn điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.
- Đỗ xanh đãi qua nhiều lần nước cho sạch, hấp chín đỗ, dùng muôi cán mịn hay dùng máy xay, xay đỗ thật mịn với đường cát trắng tùy theo độ ngọt bạn thích.
- Chia bột nếp thành từng phần bằng nhau và viên tròn.
- Đỗ xanh cũng viên tròn nhưng viên nhỏ bằng viên bột nếp
- Ấn dẹt phần bột ra lòng bàn tay, đặt nhân đỗ xanh vào giữa viên tròn lại. Lần lượt làm như vậy cho đến hết phần nguyên liệu.
- Đun 1 nồi nước sôi, khi nước sôi thả từng viên chè trôi vào đun sôi đến khi viên chè trôi nổi lên, vớt ra bát.
- Ở 1 nồi khác bạn pha khoảng 2-3 bát con nước cùng đường nâu và vài lát gừng cắt mỏng đun sôi rồi thả chè trôi vào đun khoảng 3-4 phút cho phần nước ngấm vào từng viên chè.
- Tắt bếp cho chè trôi nước khoai lang tím ra bát, thêm ít vừng rang thơm lên trên và thưởng thức ngay tiết trời sang thu bạn nhé!
2. Chè trôi nước bí đỏ
Món chè trôi nước bí đỏ nóng hổi và thơm ngon này chắc chắn sẽ khiến ai cũng thích.
Nguyên liệu:
- Bí đỏ: 300 gr- Bột nếp: 200 gr- Nước: 800 ml- Đậu xanh đã cà sạch vỏ: 50 gr- Đường: 150 gr- Vừng rang chín: 30 g- Dừa nạo sợi: 20 g
- Dầu ăn: 1 thìa ăn cơm- Gừng: 1 mẩu nhỏ- Nước cốt dừa: 200 ml
Video đang HOT
Thực hiện:
- Bí đỏ gọt bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ, cho vào nồi hấp chín sau đó dùng thìa tán thật nhuyễn.
- Đậu xanh ngâm khoảng 2-3 tiếng cho nở mềm rồi cũng đem hấp chín, giã nhuyễn.
- Trộn chung đậu xanh, 50 gr đường, 10 gr dừa, 10 gr vừng và dầu ăn với nhau. Dùng đũa trộn cho đường tan và các nguyên liệu trộn lẫn đều với nhau. Đem vê đậu thành những viên tròn nhỏ.
- Trộn chung bột nếp với bí đỏ rồi dùng tay nhào bột thành một khối dẻo, mịn sao cho không còn dính tay là được (vì bí đỏ hấp chín chứa khá nhiều nước nên khi nhào các bạn có thể cho thêm một chút nước nếu khối bột quá khô hoặc có thể cho thêm bột nếp nếu khối bột quá nhão).
- Véo một chút bột, vê tròn lại rồi ấn dẹt, cho nhân vào giữa, kéo các mép của miếng bột sao cho bao hết phần nhân rồi lại vê tròn lại.
- Lăn bánh qua đĩa vừng (có thể lăn cho vừng bao đều kín cả bánh hoặc có thể chỉ lăn một mặt của chíếc bánh).
- Đun sôi nước với nước cốt dừa và đường rồi thả những chiếc bánh cùng gừng sắt sợi vào đun trong khoảng 20-25 phút, khi thấy bánh nổi lên mặt nước tức là bánh đã chín (chú ý canh lửa và đun nhỏ lửa kẻo bị trào).
Múc chè trôi nước ra bát, thêm dừa nạo, vừng rồi ăn nóng.
3.Chè trôi nước bột nếp
Nguyên liệu:
- Bột nếp: 1 gói- Đỗ xanh: 150 g-Vừng- Gừng tươi: 1 củ- Dừa nạo- Nước cốt dừa- Đường cát
Cách làm:
- Đỗ xanh rửa sạch, ngâm nước ấm khoảng 2 tiếng.
- Cho đỗ vào nồi nấu chín sau đó cho ra bát tô dùng muôi nghiền nhuyễn. Thêm khoảng 4 thìa đường, trộn đều.
- Bột nếp đổ ra bát tô thêm một ít nước vào nhào bột để bột có thể vo thành viên dễ dàng.
- Bột đạt yêu cầu khi bạn sờ tay lên bột thấy mịn và không bị dính.
- Vừng đem rang chín.
- Viên đỗ và bột thành từng viên tròn nhỏ. Đỗ viên tròn nhỏ hơn bột để bột có thể bao quanh đỗ dễ dàng.
- Ấn dẹp bột nếp rồi đặt nhân đỗ vào giữa, vo tròn lại và lăn qua vừng trắng.
- Làm như vậy cho đến hết nguyên liệu.
- Sau khi nặn nhân xong, đặt lên bếp đun sôi một nồi nước rồi thả bánh trôi vào. Đến khi bánh nổi lên vớt ra một bát tô hoặc một nồi nước lạnh.
- Chuẩn bị một nồi nước có pha lượng đường với độ ngọt phù hợp tùy theo sở thích cùng một ít gừng thái chỉ. Đun sôi nồi nước rồi thả nhân bánh vào. Đợi cho bánh chín nổi lên vớt ra bát. Cho một ít nước cốt dừa và ít dừa nạo, rắc một ít vừng lên, ăn nóng sẽ rất ngon.
- Khâu khó nhất là khi nặn bánh. Vì vậy lúc pha bột nên để lại một ít bột khô xoa đều lên tay để nặn bánh không bị dính.
- Bánh trôi nước ngon khi có vị cay ấm của gừng, vị thơm của bột nếp quyện với nhân đỗ xanh, vị bùi bùi của dừa nạo. Rét mướt thế này được ăn bánh trôi nóng còn thì thú vị bằng phải không bạn!
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Eva
[Chế biến] - Chè trôi nước bột báng
Chè trôi nước được làm bằng hạt bột báng nhỏ dai dai, sừng sực, bọc bên trong là viên đỗ xanh bùi bùi, quyện lẫn với mùi thơm của gừng và lá nếp.
Nguyên liệu:
- 200g bột báng màu xanh hoặc màu trắng (trân châu hạt nhỏ)
- 1/4 bát con đỗ xanh đã sát vỏ - Muối, đường, hành khô
- 2 thìa canh bột năng - 1 thìa canh bột gạo khô
- Nước cốt dừa: 200ml nước cốt dừa đóng hộp, 1 thìa nhỏ bột năng, nửa thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường cát trắng
- Phần nước đường: 1 bó lá nếp (lá dứa), đường nâu hoặc đường cát trắng, gừng
- Vừng rang thơm.
Cách làm:
Bước 1: - Đỗ xanh đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, ngâm vào âu nước ấm khoảng 1 tiếng đồng hồ, tiếp theo hấp chín đậu, giã mịn hoặc có thể cho vào máy xay thức ăn, xay đậu thật mịn.
- Đun nóng 1 thìa nhỏ dầu ăn, phi hành thơm, cho đỗ xanh vào xào, thêm vào khoảng 2 thìa canh đường cát trắng, một ít muối, xào khoảng từ 10 đến 15 phút đến khi đỗ xanh khô, liều lượng đường tùy theo bạn điều chỉnh ăn ngọt nhiều hay ít.
Bước 2: - Để đỗ xanh nguội, dùng tay vo thành từng viên nhỏ vừa ăn.
Bước 3: - Bột báng cho ra âu sạch, châm từ từ nước sôi nóng vào âu.
Lưu ý là bạn không châm nhiều nước sôi nóng, sẽ làm bột bị ướt. Chỉ châm vừa đủ đề lượng nước rút vừa đủ vào bột báng.
Bước 4: - Dùng thìa gỗ lớn chần vài lần để hỗn hợp nước sôi quyện đều với bột báng, hỗn hợp lúc này sẽ rất ướt, bạn thêm bột năng và bột gạo vào, trộn đều để bột báng khi nấu sẽ dẻo và kết dính hơn.
Bước 5: - Tay đeo găng nylon, ngắt bột báng thành từng viên nhỏ vừa đủ để bao quanh viên nhân đỗ xanh.
Bước 6: - Ấn dẹp ra, cho viên đỗ xanh vào giữa dùng tay vo kín viên nhân.
Bước 7: - Đun nóng nồi nước sôi, thả từng viên bột báng đã bọc nhân vào, đun sôi lửa nhỏ tầm 5 đến 8 phút, vớt ra rổ và xả lại nước lạnh để không bị dính chùm.
Bước 8: - Lá nếp rửa sạch, để ráo. Gừng cạo vỏ, thái sợi. - Cho lá nếp, gừng vào nồi, thêm vào khoảng 700ml nước lạnh và đường nâu hay đường cát trắng, đun sôi. Liều lượng nước đường bạn có thể điều chỉnh tùy theo bạn thích ăn ngọt nhiều hay ít.
Bước 9: - Hòa tan bột năng với một ít nước lọc.
- Cho nước cốt dừa, bột năng đã hòa nước, muối, đường vào nồi nhỏ, bắc lên bếp, đun sôi đến khi phần nước cốt dừa sánh đặc thì tắt bếp.
- Vừng rang thơm, giã thô.
Bước 10: - Tiếp theo cho bột báng đã bọc nhân ở bước 7 vào nồi nước đường ở bước 8, đun lửa nhỏ để bột báng thấm đường, đun từ 20 đến 30 phút đến khi những viên bột báng nổi trong, nêm nếm lại khẩu vị của bạn. - Tắt bếp, múc chè ra bát nhỏ, bên trên thêm nước cốt dừa và vừng rang thơm.
Chúc bạn thành công và ngon miệng nhé!
Theo MNMN
[Chế biến] - Chè trôi nước khoai lang tím Món chè trôi nước khoai lang tím mềm thơm ấm nóng sẽ rất thích hợp để thưởng thức trong tiết thu. Nguyên liệu - 3 củ khoai lang tím - 200g bột gạo nếp - 1/4 bát nhỏ đường nâu - 1 củ gừng - Vừng rang thơm - 200g : đậu xanh Cách làm: Bước 1: Khoai lang tím rửa sạch, hấp...