3 không khi ăn bánh Trung thu
Để mọi người có một mùa Trung thu an toàn, khỏe mạnh, các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra 3 không khi ăn bánh mà nhiều người mắc phải kẻo “mang họa” cho cơ thể, vừa khiến bệnh thêm trầm trọng lại tăng cân nhanh không phanh.
Nhắc đến rằm tháng 8, mỗi người sẽ có một liên tưởng khác nhau nhưng tuyệt nhiên hầu như tất cả người Việt đều sẽ nghĩ đến bánh Trung thu bởi nó là một nét văn hoá đặc biệt, quan trọng như lễ rước đèn hay chị Hằng, chú Cuội vậy. Những năm gần đây, bánh Trung thu ngày càng xuất hiện thêm nhiều hương vị mới lạ như trứng muối, đậu đỏ… khiến người ăn có thêm rất nhiều lựa chọn. Bánh thường được ăn kèm với trà xanh hay cà phê để trung hòa vị ngọt, giúp việc thưởng thức bánh được hoàn hảo hơn.
Bánh Trung thu dù là món ăn quen thuộc và mang nhiều ý nghĩa về văn hóa.
Bánh Trung thu dù là món ăn quen thuộc và mang nhiều ý nghĩa về văn hóa với người Việt nhưng vì chúng lại chứa nhiều đường, nhiều năng lượng vì vậy khi ăn bạn cần tránh một số sai lầm dưới đây để không gây hại cho sức khỏe.
1. Không ăn quá nhiều bánh Trung thu
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, các loại bánh Trung thu thường chứa hàm lượng đường và tinh bột rất lớn, nếu để trẻ em ăn quá nhiều sẽ gây thừa cân béo phì hoặc rối loạn dung nạp glucose có thể gây ra tiểu đường.
Với những trẻ béo phì, bác sĩ khuyến cáo nên giới hạn lượng bánh được ăn. Khẩu phần ăn trong ngày sẽ trừ bớt phần do bánh cung cấp. Vị nếu trẻ đã ăn một nửa bánh dẻo hoặc bánh nướng thì trong ngày nên bớt khoảng 1 bát cơm và lượng thức ăn tương ứng, tăng lượng rau xanh để chất béo được đào thải ra ngoài.
Video đang HOT
Trẻ em ăn quá nhiều sẽ gây thừa cân béo phì hoặc rối loạn dung nạp glucose
Ngay cả đối với lười lớn nếu ăn quá nhiều bánh Trung thu cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ thừa cân, béo phì. Vì vậy, bánh Trung thu chỉ nên ăn cho vui chứ không nên “ăn để no”.
Khi ăn bánh Trung thu, cả trẻ nhỏ lẫn người lớn đều nên ăn chậm rãi, cắt thành từng miếng nhỏ bởi nếu ăn quá nhiều đồ ngọt cùng một lúc thì bạn sẽ không thể kiểm soát được lượng đường trong máu, làm cân nặng tăng nhanh hơn.
2. Không ăn bánh Trung thu sau bữa cơm tối
Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi (Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng) cho rằng, thời điểm không nên ăn bánh Trung thu là sau bữa tối bởi loại bánh này vốn dĩ rất ngọt, chứa nhiều đường. Sau khi ăn tối là lúc chúng ta nghỉ ngơi, cơ thể không vận động nhiều sẽ làm năng lượng tích tụ, dễ gây thừa cân, béo phì và tăng chorestorol trong máu. Hơn nữa, nếu ăn bánh kèm uống trà hay cà phê có thể làm tinh thần tỉnh táo hơn, gây mất ngủ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đánh giá, bánh Trung thu không nên ăn ngay khi ăn no các bữa sáng và trưa mà nên ăn vào khoảng 3 giờ đồng hồ sau khi ăn, nguyên nhân bởi khi đang ăn no, dạ dày chưa thể tiêu hoá được hết thức ăn, nếu ăn bánh Trung thu ngay lúc này sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
3. Không nên ăn bánh Trung thu nếu bị tiểu đường, thừa cân
Lượng chất béo trong một chiếc bánh Trung thu bằng 1-2 lần lượng chất béo trong một bát phở bò hoặc phở gà. Phần lớn chất béo trong bánh từ thịt mỡ là loại chất béo no gây nhiều tác hại. Hơn nữa, bánh Trung thu có chứa hàm lượng đường cao nên người tiểu đường không nên ăn để tránh làm tăng đường huyết, còn người thừa cân sẽ dễ béo phì.
Theo giới chuyên gia dinh dưỡng, 2 nhóm người trên nếu muốn ăn bánh Trung thu thì có thể lựa chọn loại bánh ăn kiêng nhưng trước khi ăn vẫn cần tham khảo ý kiến chuyên gia để ăn đúng liều lượng quy định.
Lưu ý hạn dùng khi ăn bánh trung thu 'nhà làm'
Bánh homemade phong phú về hình dáng, mùi vị nhưng không để được dài ngày, nguy cơ nhiễm khuẩn cao bởi không dùng chất bảo quản.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, cho biết bánh trung thu tự làm (homemade) chủ yếu làm ở quy mô nhỏ, cấp độ gia đình, không sản xuất công nghiệp hàng loạt bằng máy. Bánh thường do một người làm và bán hoặc tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp.
Trước đây, chỉ có bánh truyền thống là bánh dẻo và bánh nướng nhân thập cẩm. Hiện nay thị trường có nhiều loại bánh, loại nhân, thường được giới thiệu là dùng nguyên liệu tự nhiên và không chất bảo quản, phẩm màu độc hại và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bánh được làm thủ công nên đa dạng về kích thước, mẫu mã, màu sắc bắt mắt. Người làm bánh có thể cân đo đong đếm lượng đường, chất béo nên có ưu thế về dinh dưỡng, đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng hơn, kể cả người ăn chay, người bệnh tiểu đường, béo phì...
"Tuy nhiên, bánh trung thu nhà làm có nguy cơ nhiễm khuẩn, từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế biến nếu không đảm bảo vệ sinh, có thể gây ngộ độc thực phẩm", bác sĩ Tiến nói.
Một số yếu tố khác như khói bụi, dụng cụ và tay người làm bánh, điều kiện vệ sinh khu vực làm bánh cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh.
Bánh trung thu nhà làm nhiều hình dáng, màu sắc, mùi vị hơn nhưng khó dễ hỏng hơn do hạn dùng ngắn. Ảnh: Static
Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, bánh nhà làm thường có hạn sử dụng ngắn, thường khoảng một tuần từ ngày sản xuất do không sử dụng các chất bảo quản như bánh sản xuất tại cơ sở quy mô lớn.
Bánh trung thu dễ bị oxy hóa vì trong bánh có nhiều loại chất béo và nguyên liệu tươi. Trong điều kiện không đảm bảo, quá hạn dùng, bánh dễ bị nấm mốc, nhiễm khuẩn gây ngộ độc hệ tiêu hoá.
Ngoài ra, bánh sản xuất công nghiệp phải có gói hút oxy, có tác dụng giữ cho sản phẩm ở môi trường yếm khí duy trì được độ tươi ngon, ngăn ngừa nấm mốc, vi khuẩn phát triển...
"Tuy nhiên, gói hút oxy chỉ sử dụng ở những sản phẩm có độ ẩm và độ dầu thấp, nếu không có thể dẫn đến nhiễm độc botulinum. Do đó, bánh nhà làm thường không sử dụng được", bác sĩ nhận định.
Bên cạnh đó "bánh nhà làm được rao bán rất nhiều trên mạng, không đăng ký với cơ quan chức năng nên rất khó kiểm soát về chất lượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm. Người tiêu dùng cũng không thể kiểm soát được tất cả quy trình, nhất là nguồn gốc nguyên, nhiên liệu", Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, nói.
"Đến nay, chưa ghi nhận trường hợp nào ngộ độc bánh trung thu nhà làm, song vụ ngộ độc pate Minh Chay dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh người tiêu dùng phải sáng suốt lựa chọn thực thẩm", phó giáo sư nhấn mạnh.
Chuyên gia khuyến cáo người làm bánh trung thu quy mô nhỏ cần tìm mua nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua trôi nổi trên thị trường. Nên sử dụng các thành phần từ thiên nhiên để không bị ngộ độc thực phẩm.
Người tiêu dùng cần lựa chọn bánh có tên, địa chỉ nơi sản xuất, hướng dẫn sử dụng, bảo quản kín... Khi mua cần đọc kỹ phần nguyên liệu trên bao bì để biết được lượng calo và chất bột, béo, đạm của bánh.
Chỉ mua sản phẩm còn nguyên bao bì, không bị rách, dập nát, biến dạng hay có ẩm mốc, hư hỏng. Đặc biệt, bánh trung thu nhà làm nên ăn sau vài ngày mua do không để được dài hạn.
Trẻ nhỏ thích ăn bánh trung thu nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết ăn sao để tốt cho sức khỏe của con Bánh Trung thu rất ngọt và béo ngậy, cung cấp nhiều năng lượng. Đây là món quà mà trẻ nhỏ rất thích mỗi dịp trung thu. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng cho rằng không phải tùy ý cho trẻ ăn sao cũng được vì ngược lại có thể gây hại cho trẻ. Mỗi mùa trung thu về, bánh trung thu lại quen...