3 học sinh lớp 2 trả ví tiền và điện thoại cho người mất
Trên đường đi học, 3 học sinh lớp 2B Trường tiểu học Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp nhặt được ví tiền trong đó có điện thoại và tiền mặt. Ba em đã mang nộp cho công an xã.
ảnh minh họa
Ông Nguyễn Hữu Tiến – trưởng Phòng GD-ĐT huyện Hồng Ngự – cho biết vụ việc vừa xảy ra sáng 21-3. Ba bạn nhỏ không tham của rơi là em Phạm Văn Tánh, Nguyễn Tuấn Kiệt và Trần Văn Dả.
Sáng cùng ngày, trên đường đến lớp 3 em phát hiện chiếc ví bị đánh rơi trên đường, bên trong có điện thoại và nhiều tiền mặt. Các em liền đến công an xã nộp để tìm và trả lại cho người làm mất.
Tổng số tiền và điện thoại trị giá hơn 10 triệu đồng.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên, thầy Nguyễn Ngọc Em – hiệu trưởng Trường tiểu học Thường Phước 2 – rất tự hào về các em và cho biết thứ 2 đầu tuần trường sẽ tổ chức tuyên dương và trao giấy khen cho 3 em trong buổi sinh hoạt.
Trước đó, em Nguyễn Tấn Đức, học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Long Khánh B1, huyện Hồng Ngự, cũng nhặt được ví tiền và vàng trị giá khoảng 12 triệu đồng và đã giao công an xã tìm trả lại cho người đánh rơi.
Ngày 20-3, trường đã tổ chức trao giấy khen, quà cho Đức trong tiết sinh hoạt dưới cờ và nêu gương em trước toàn trường.
Thầy Tiến cho biết thêm cả 4 em đều có hoàn cảnh khó khăn, có em cha mẹ đi làm ăn xa, hàng ngày phải tự lo cho bản thân.
Theo TTO
Cách mẹ 'minh oan', giúp tôi phát huy năng lực
Cô giáo mỹ thuật chưa hiểu năng lực của tôi nên phê "Phụ huynh không được làm giúp học sinh". Mẹ đã giúp tôi xoa dịu ấm ức và tìm cách nói chuyện, trao đổi với cô chủ nhiệm và cả với cô giáo mỹ thuật.
Cách mẹ 'minh oan', giúp tôi phát huy năng lực
Câu chuyện của tác giả Khánh An trên Báo 19-3 khiến tôi rất xúc động và nhớ lại thời đi học của mình cách đây chừng 15 năm.
Từ lúc học mẫu giáo, tôi rất thích vẽ và có chút năng khiếu. Đầu năm lớp 2, ở môn mỹ thuật bài tập về nhà tôi đã dồn công sức vẽ cho thật đẹp. Ngày tôi hí hửng nhận lại bài sau khi đã chấm điểm thì như một gáo nước lạnh, cô phê: "Phụ huynh không được làm giúp học sinh".
Tôi về nhà ấm ức kể mẹ nghe. Mẹ không hề gay gắt, không tiếng nặng tiếng nhẹ nào với cô để tôi không có ác cảm về cô giáo dạy mỹ thuật.
Ngược lại, mẹ còn giúp tôi xoa dịu ấm ức và có phần cảm thông với cô. Vì có thể mới vào đầu năm học, cô chưa biết rõ về khả năng của tôi nên hiểu nhầm vậy thôi.
Mẹ còn tìm cách nói chuyện, trao đổi với cô chủ nhiệm và cả với cô giáo dạy mỹ thuật một cách chân thành, cởi mở, có sự đồng cảm giữa những đồng nghiệp với nhau (vì mẹ cũng là giáo viên dạy mẫu giáo).
Mẹ đã giải thích cho các cô về trường hợp của tôi, và khẳng định bài tập đó là do tôi tự vẽ, phụ huynh không hề giúp trong chuyện này.
Mẹ ủng hộ, động viên tôi tham gia các cuộc thi vẽ ở trường. Liên tiếp trong mấy năm học tiểu học, tôi luôn được giải cao, thậm chí giải nhất 2-3 năm liền.
Tôi hiểu đó như cách giúp mình khẳng định về năng lực thực sự của bản thân, và cũng là cách để "minh oan" cho bài vẽ mỹ thuật ngày nào.
Không những không mặc cảm, chán nản vì lời phê của cô giáo, trái lại, tôi đã lấy đó làm niềm vui, niềm tự hào nho nhỏ, động viên để phát huy sở trường "vẽ vời" của mình suốt những năm tháng đi học.
Theo TTO
Chưa từng đến trường, bà mẹ Trung Quốc đăng ký học mẫu giáo với con Người phụ nữ 31 tuổi muốn học đọc và viết để hướng dẫn cho con, đồng thời mong muốn tìm được công việc tốt hơn khi biết chữ. Shi Xiaoqin trong lớp mẫu giáo của con gái. Shi Xiaoqin (31 tuổi) ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc không được đi học khi còn nhỏ. Cô quyết định ghi danh vào trường...