3 giây có 1 người chết vì ung thư, áp ngay công thức “2 tăng, 3 giảm”
Sau 3 giây lại có 1 người chết vì ung thư. Trong khi đó, dưới góc độ của chuyên gia, căn bệnh nan y này hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả chỉ với việc thay đổi lối sống hàng ngày của chính mình.
Ăn nhiều vitamin và chất xơ hơn
Vitamin và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày chủ yếu đến từ các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc. Vitamin có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức sống của tế bào, hỗ trợ các chức năng của cơ thể, trong đó có hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, nhóm dưỡng chất này còn có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do, vốn là nguyên nhân gây ra tình trạng lão hóa và các bệnh mạn tính, bao gồm cả ung thư.
Chất xơ đóng vai trò là thức ăn của hệ vi sinh đường ruột. Nghiên cứu đã chứng minh, khi hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, nguy cơ mắc nhiều loại ung thư sẽ được giảm xuống đáng kể. Bên cạnh đó, chất xơ có thể làm loãng các tác nhân gây ung thư trong ruột kết, tạo ra môi trường bất lợi cho sự hình thành và phát triển của khối u ở cơ quan này. Các số liệu thực tế cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của chất xơ trong phòng, chống ung thư. Có thể kể đến cuộc khảo sát được thực hiện bởi Trường Y tế Công cộng Havard, với kết quả cho thấy những phụ nữ có chế độ ăn giàu chất xơ có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn 8% so với nhóm có tỉ lệ chất xơ trong bữa ăn thấp nhất.
Tập thể dục nhẹ nhàng hơn sau bữa ăn
Tập thể dục với cường độ cao ngay sau bữa ăn là một thói quen lợi bất cập hại. Không chỉ gây khó chịu và các vấn đề về tiêu hóa, thói quen này còn làm tăng rủi ro mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa giải pháp tối ưu nhất là ngồi ì một chỗ. Theo các chuyên gia, sau khi ăn khoảng 30 phút, bạn nên thực hiện một vài bài tập nhẹ, tùy theo tình trạng của mình. Tập thể dục vào thời điểm này không chỉ tăng cường thể chất, mà còn giúp hạn chế tích mỡ, ngăn ngừa béo phì và giảm khả năng mắc ung thư.
Video đang HOT
Giảm thực phẩm giàu calo
Thực phẩm giàu calo như chất bột đường và chất béo là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng béo phì. Không chỉ tiềm ẩn rủi ro các bệnh về đường tim mạch, tiểu đường, người béo phì còn đối mặt với nguy cơ khởi phát ung thư.
Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với mỗi 5 điểm BMI (Chỉ số khối cơ thể) tăng thêm, nguy cơ mắc ung thư cũng sẽ chuyển biến theo tỉ lệ thuận, ví dụ: khi BMI tăng từ 25 lên 30, nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng tăng 5%, thậm chí mức tăng còn lên đến 50% với ung thư màng dạ con. Béo phì cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vùng hầu họng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường tiêu hóa, ung thư buồng trứng, ung thư vú…
Giảm các loại thịt chế biến sẵn
Xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Trên thực tế, đây là nhóm thực phẩm được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm các chất có thể gây ung thư.
Cần biết rằng, hầu hết các sản phẩm thịt chế biến sẵn đều được bổ sung natri nitrit, phụ gia thực phẩm có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn để tăng thời gian bảo quản, đồng thời giúp màu sắc của món ăn trở nên bắt mắt hơn. Tuy nhiên, nitrite khi được kết hợp với các amin sẽ tạo thành chất gây ung thư “nitrosamine”.
Hiện nay, đã có nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra mối liên quan giữa các sản phẩm thịt chế biến sẵn và nguy cơ mắc bệnh ung thư, điển hình như một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dịch tễ học quốc tế vào tháng 4/2019 đã kết luận rằng, việc bổ sung thêm 25 gam thịt chế biến sẵn vào khẩu phần hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng lên 19%.
Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn
Thói quen ăn quá mặn thường gây ra những vấn đề về huyết áp, thận, dạ dày và thậm chí là ung thư. Theo lý giải của chuyên gia, ăn nhiều muối sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn HP phát triển, gây viêm loét dạ dày tá tràng, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Khoảng 70% trường hợp mắc ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP. Ngoài ra, Theo 1 nghiên cứu được thực hiện trên 270.000 người cho thấy những người ăn nhiều muối sẽ tăng 68% nguy cơ ung thư dạ dày.
Nghiên cứu mới: Ngồi nhiều tăng nguy cơ ung thư
Nghiên cứu mới của Mỹ khuyến cáo chỉ cần thay thế 30 phút ngồi bằng vận động mỗi ngày, nguy cơ tử vong vì ung thư sẽ giảm đi đáng kể.
Nhiều nghiên cứu chứng minh lối sống lành mạnh giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư - Ảnh: Wellness
Theo Đài CNN, một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí JAMA của Hiệp hội Y khoa Mỹ phát hiện mối liên quan chặt chẽ giữa thói quen ngồi nhiều và nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người.
"Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh rõ nhất sự liên quan giữa việc không vận động và nguy cơ tử vong vì ung thư", bác sĩ Susan Gilchrist, chuyên gia về ung thư thuộc Trung tâm Ung thư Anderson (ĐH Texas), nhận xét về công trình nghiên cứu.
"Phát hiện của chúng tôi càng củng cố nguyên tắc ngồi ít đi, di chuyển nhiều hơn", bà chốt lại.
Nghiên cứu của Mỹ được thực hiện trên 8.000 người tình nguyện, không ai mắc ung thư khi tham gia. Họ được yêu cầu mang thiết bị theo dõi trong suốt thời gian thức mỗi ngày từ năm 2009 đến 2013.
Phân tích dữ liệu sau 5 năm theo dõi, các nhà nghiên cứu phát hiện hầu hết tình nguyện viên ít vận động có nguy cơ tử vong vì ung thư cao hơn 82% so với những người vận động thường xuyên, thậm chí sau khi tính yếu tố tuổi tác, giới tính và tình trạng bệnh tật.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh 50% cái chết vì ung thư có thể tránh được bằng lối sống lành mạnh như ăn uống lành mạnh, vận động và không hút thuốc. Tuy nhiên sự liên quan giữa ngồi nhiều và ung thư chưa có dữ liệu đầy đủ.
Bằng cách yêu cầu tình nguyện viên đeo thiết bị theo dõi, các nhà nghiên cứu có thể đánh giá chính xác hơn tác dụng của việc vận động.
Họ phát hiện nếu người tham gia dành ra 30 phút vận động nhẹ thay vì ngồi, ví dụ đi bộ, nguy cơ ung thư đã giảm đi 8%. Trong khi đó, vận động cường độ trung bình và cao có thể giảm nguy cơ đến 31%.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ định nghĩa vận động trung bình bao gồm đạp xe dưới 10 dặm/giờ, đi bộ nhanh, thể thao dưới nước, khiêu vũ, làm vườn...
"Các cuộc trò chuyện với bệnh nhân của tôi luôn bắt đầu bằng câu hỏi tại sao họ không có thời gian tập thể dục. Tôi luôn khuyên họ cân nhắc đứng lên 5 phút mỗi giờ tại nơi làm việc, hoặc dùng thang bộ thay vì thang máy. Nghe không nhiều nhưng chỉ chừng ấy cũng mang lại lợi ích", bác sĩ Susan cho biết.
Cứu sống bệnh nhân ung thư nhờ cụm công trình của Giáo sư chuyên ngành ung bướu Nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn đã được GS Mai Trọng Khoa và đồng nghiệp ở Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu cứu sống kỳ diệu nhờ ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư Những cuộc đời được cứu sống Ước tính của GLOBOCAN (một dự án...