3 công thức chè ngon tuyệt đỉnh, mát lịm ngày nắng chói chang
Một ly chè mát lạnh, thơm ngon, hấp dẫn chắc chắn sẽ giúp bạn xua tan hết mệt mỏi sau một ngày làm việc. Mỗi món chè không chỉ giúp bạn giải nhiệt mà còn cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Chè dừa non thạch lá dứa
Chuẩn bị nguyên liệu:
Phần thạch lá dứa: 4gr bột rau câu con cá dẻo, 1 bó lá dứa, 350ml nước.
Phần chè: 1/2 lon nước cốt dừa, 1/4 thìa cà phê muối, 300ml nước, 40gr bột báng, 1/2 quả dừa hơi non, lạc rang giã dập, đường.
Hướng dẫn cách làm:
Phần thạch lá dứa:
- Bước 1: Trước tiên bạn rửa sạch lá dứa rồi cắt khúc, cho vào máy xay sinh tố cùng với 100ml nước xay nhuyễn hỗn hợp sau đó lọc lấy nước cốt lá dứa.
- Bước 2: Trộn đều đường và bột rau câu trong 1 bát. Sau đó cho phần nước của nguyên liệu làm thạch vào nồi đun cho sôi thì cho từ từ hỗn hợp bột rau câu đường vừa trộn vào cùng, vừa cho vừa khuấy đều để thạch không bị vón cục, nấu khoảng vài phút cho hỗn hợp rau câu chín là tắt bếp.
- Bước 3: Đổ hỗn hợp rau câu ra khuôn đợi cho nguội thì đem cất tủ lạnh khoảng 2 tiếng cho rau câu đông lại. Khi chè đã nấu xong thì đem rau câu ra cắt thành những thanh ngắn hay dài tùy theo sở thích.
Bước 4: Dừa gọt sạch lớp vỏ nâu bên ngoài rồi đem rửa lại với nước cho sạch, dùng dao cắt dừa thành những thanh nhỏ, dài vừa ăn rồi cho vào âu cùng với đường, 1 xíu muối rồi trộn đều, ướp cho dừa ngấm đường.
Bước 5: Bột báng đem ngâm nước cho nở mềm sau đó đem luộc cho tới khi thấy bột báng chuyển màu trong thì vớt ra.
Nấu chè:
- Bước 6: Cho 300ml nước vào nồi cùng với nước cốt dừa khuấy đều nấu cho sôi lên. Tiếp theo cho dừa đã ướp đường vào cùng và nấu thêm vài phút cho dừa chín, lúc này bạn cho bột báng vào khuấy đều và có thể điều chỉnh cho chè có độ ngọt như ý muốn.
- Bước 7: Nấu cho chè sôi trở lại là tắt bếp, để cho chè nguội thì cho thạch lá dứa vào nồi chè và khuấy đều.
Múc chè ra bát hoặc ly sau đó rắc chút lạc rang lên trên, nếu thích ăn lạnh bạn có thể thêm đá bào rồi trộn đều và thưởng thức.
Ảnh: Giang Giang
Chè Thái
Nguyên liệu:
- 400gr đậu xanh không vỏ
- 200 đến 300gr đường
- Vanilla
Cách làm:
Bước 1: Nấu đậu xanh, rửa sạch nấu cho nhuyễn không quá khô và không quá nhiều nước. Khi đậu đã nhuyễn cho đường và vanilla
Bước 2:
- 1 gói bột rau câu của thái
- 300gr đường
Video đang HOT
- 2lit nước ấm
- Màu thực phẩm hoặc màu tự nhiên
Quậy đều bột rau câu với nước rồi cho lên bếp nấu sôi, vừa nấu vừa quậy đều không để rau câu bị vón cục, cho đường vào quậy cho tan rồi chia ra nhiều hộp để pha màu tuỳ theo sở thích. Để cho nguội rồi cho vào tủ lạnh cho đông cứng, xong xắt sợi vừa ăn.
Bước 3: Làm trân châu
- 400gr bột năng
- 2 muỗng canh bột gạo
- 300ml nước sôi
- Một nhúm muối
- Củ năng hoặc dừa già, hoặc táo lê tuỳ theo sở thích
- Màu thực phẩm hoặc màu tự nhiên của rau củ
Bột năng và bột gạo, muối trộn đều rồi đổ từ từ nước sôi vào lấy đồ quậy đều, vừa đổ vừa quậy cho bột bớt nóng nhồi cho bột mịn thành một khối, nếu có máy đánh bột thì tốt. Sau đó chia bột ra thành nhiều phần để pha màu tuỳ thích.
Củ năng hoặc trái cây, dừa xắt hạt lựu, rồi lấy bột cho nhân vào viên thành những viên trân châu to nhỏ tuỳ thích, cho vào nước sôi luộc lửa vừa đến khi nó nổi lên để thêm 2 phút nữa cho trân châu chín bên trong, vớt ra ngâm nước lạnh.
Bước 4: 2 lon nước cốt dừa nấu sôi cho chút muối và chút đường. Chuẩn bị dừa sợi, mít và các trái cây tuỳ theo sở thích, sầu riêng chín xay hoặc nhầm nhuyễn, đậu đỏ trong lon.Lúc ăn cho mỗi loại một chút rồi chan nước cốt dừa rồi cho dừa sợi lên.
Ảnh: Hiền Đặng
Chè khúc bạch
Nguyên liệu:
- 250ml kem tươi
- 300ml sữa tươi không đường
- 80 g đường (tùy độ ngọt mà thêm đường tùy thích)
- 20 g bột gelatin
- 1 ống vani
- 1 thìa cà phê bột trà xanh hoặc lá dứa
- Vải hoặc nhãn, mít, xoài… (trái cây tùy thích)
- 20 ml siro hoa Atiso đỏ
- 1 cục phô mai (không có cũng được)
Sơ chế nguyên liệu:
- Hạt hạnh nhân cho vào chảo rang vàng và có mùi thơm. Đảo nhẹ tay tránh bị vỡ hạt.
- Trái cây bóc vỏ, bỏ hạt và tách riêng phần để vào chén rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- Bột trà xanh hòa tan với 15 ml nước sôi.
- Lá dứa cắt nhỏ, hấp với 30 ml nước sôi, xay và vắt lấy nc cốt.
- Bột gelatine cho vào chén với 40ml nước ấm, quậy từ từ cho bột tan hoàn toàn vào nước.
Thực hiện:
- Trộn sữa và đường cát trắng vào nồi rồi cho hỗn hợp trên lên bếp đun nhỏ lửa. Khi đun khuấy đều để đường tan hết, tiếp theo cho kem tươi, (nếu dùng phô mai thì tán đều tránh vón cục) vào sữa quậy đều cùng 1 ống vani và cho gelatine sau cùng.
- Tắt bếp, đỗ hỗn hợp trên ra các chén hòa tan cùng nước trà xanh, nước ép hoa quả vào…, lọc lại hỗn hợp qua ray và cho vào khay chứa, đợi hỗn hợp nguội bớt rồi để vào tủ lạnh cho tới khi đông lại.
Cách làm nước đường:
- 300ml nước- 4 lá dứa
- 100 g đường cát hay đường phèn
Cho hỗn hợp nước, đường, lá dứa vào nồi. Nấu sôi và quấy đều cho tan dường. Nước sôi và đường tan hết thì nhắc nồi xuống, lọc bỏ lá dứa, đợi nước đường nguội thì cho vào tủ lạnh dùng dần.
Cắt khúc bạch thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi cho vào chén, múc đường, hạt hạnh nhân, các loại trái cây, đá vào cùng rồi thưởng thức.
Ảnh: Như Quỳnh
Theo Danviet.vn
Chỉ mặt điểm tên những món ăn đặc trưng xứ Huế vẫn đang "làm mưa làm gió" tại Hà Nội
Người ta ăn món Huế không chỉ vì đói mà còn vì niềm vui tinh thần, vì để cảm nhận những nét thân thương, gần gũi, mang đậm phong vị cố đô.
Ẩm thực Huế nổi tiếng bởi những nét tinh tế, vừa nhẹ nhàng lại vừa cầu kỳ, trau chuốt, đặc trưng. Người ta ăn món Huế không chỉ vì đói mà còn vì niềm vui tinh thần, vì để cảm nhận những nét thân thương, gần gũi mang đậm phong vị cố đô. Không chỉ nổi tiếng ở Huế mà ngay cả ở Hà Nội, các món ăn như chè Huế, bún bò, bánh bột lọc hay nem lụi đều được ưa thích cuồng nhiệt. Cùng khám phá những món ăn Huế đang được người Hà Nội vô cùng yêu thích ngay bây giờ nhé!
Chè Huế
Cả Huế và người Huế đều mang vẻ đẹp dịu dàng, trầm lắng mà bình dị. Nhưng chè Huế thì không hẳn như vậy. Chẳng những đa dạng và rực rỡ sắc màu, mỗi hạt đậu, viên bánh hay miếng thạch trong chè đều là tinh hoa, hội tụ cả sự tinh tế của ẩm thực cung đình và nét mộc mạc của một món ăn dân dã. Hương vị ngọt lành vừa thân thuộc lại pha chút độc đáo khác biệt so với các món chè nơi thủ đô, quyến rũ đến lạ kỳ.
@phuongchicks
Đến Huế ăn chè Huế tất nhiên là tuyệt nhất, nhưng nếu không có điều kiện đến Huế thì ngay tại Hà Nội, bạn có thể thử chè Huế ở quán Chè Cung đình Huế tại số 327 Bạch Mai, hoặc quán chè số 655 H5 Tân Mai.
Bánh bột lọc Huế
So với các loại bánh nổi tiếng khác trong ẩm thực xứ Huế, bánh bột lọc có vẻ khiêm tốn về mọi mặt từ nguyên liệu đến cách chế biến và thưởng thức, nhưng không vì thế mà món bánh này mất đi vẻ hấp dẫn. Có lẽ chính vì dễ làm và cũng dễ ăn, đây cũng là một trong những món Huế phổ biến nhất tại Hà Nội. Bánh bột lọc làm theo kiểu của Huế sẽ hơi khác với bánh bột lọc của Hà Nội ở phần nhân. Nhân bánh Huế thường có thịt mỡ nguyên miếng cùng con tôm cả vỏ, ăn rất ngậy và thơm.
Nếu muốn thưởng thức bánh bột lọc, bạn có thể ghé qua đầu ngõ 159 Hồng Mai, các quán đồ Huế như Nét Huế, Món Huế.
Bún mắm nêm
Hương vị đặc biệt khó quên là ấn tượng đầu tiên khi thưởng thức món bún mắm nêm xứ Huế. Hương vị đầy kích thích ấy được tạo thành tự sự kết hợp của đủ loại nguyên liệu, từ rau sống xanh sạch, thịt thủ hoặc tai giòn giòn, nem chả hoặc bê thui. Tất nhiên không thể không kể đến mắm nêm dùng để trộn đậm đà dậy mùi, cùng chút chanh ớt thật cay chuẩn vị. Bún mắm nêm kén người ăn, nhưng cũng giống như bún đậu mắm tôm, đã ăn được là rất dễ "nghiện".
Bạn có thể tìm thấy bún mắm nêm ở quán Sông Hương 151 đường Chiến Thắng (Hà Đông) hoặc Quán Huế Đồng Khánh ở số 174 Lạc Trung.
Bún bò Huế
Không chỉ phổ biến và được ưa thích nơi xứ Huế mộng mơ, bún bò Huế giờ đây còn là món ăn khoái khẩu của người dân thủ đô. Chẳng thế mà, khắp các diễn đàn ăn uống, người ta vẫn ngày ngày tìm kiếm và mách nhau những địa chỉ có món bún bò Huế chuẩn vị, đậm đà và gây nghiện. Bát bún đầy ú ụ thơm lừng với đủ loại topping từ thịt bò, chả cua, tiết luộc đến móng giò cắn ngập răng, ăn vào bữa nào cũng hợp,
Nếu bạn là fan ruột của món bún tuyệt vời này, có lẽ bạn đã ít nhất một lần nghe qua tên những quán bún bò Huế như Bún bò Huế 65, Bún bò Huế O Xuân hay bún bò Huế O Uông.
Bánh bèo chén
Nét nhẹ nhàng tinh tế của bánh bèo chén khiến món ăn này vẫn luôn được yêu thích và âm thầm có chỗ đứng vững chắc trong lòng người dân thủ đô. Bánh bèo được đúc trong những chén nhỏ xinh xinh dễ thương rồi bày thành mâm rất đẹp. Bánh mỏng, mịn dai, phủ bên trên là tôm chấy đo đỏ, mỡ hành và đặc biệt là những miếng tóp mỡ giòn giòn béo ngậy hoặc bánh mì chiên giòn. Bánh bèo ăn kèm nước mắm pha ngon, ngay cả một người ăn ít có lẽ cũng cần tính số chén theo hàng chục.
Ở Hà Nội, bạn có thể tìm thấy bánh bèo chén trong các nhà hàng chuyên món huế như Nét Huế hay Món Huế, A Quán - Đặc sản Đà Nẵng ở 195A Đội Cấn hoặc Nam An Quán ở 56 Nguyên Hồng.
Nem lụi
Ở mỗi địa phương, nem lụi có một hương vị khác nhau, tùy khẩu vị và cách chế biến. Nhưng ngon nhất và nổi tiếng nhất vẫn là nem lụi Huế. Nem lụi Huế ngon hơn còn nhờ món nước lèo chế biến đặc trưng gồm thịt lợn, lạc, gan và gia vị. Thậm chí ngay cả ở Huế thì mỗi cửa hàng lại có một công thức nước lèo khác nhau, khó mà bắt chước được. Ăn nem lụi là ăn kiểu "đa vị", nghĩa là cuốn nem với bánh tráng và thật nhiều loại rau, chấm vào nước lèo thơm béo ngậy bùi và cắn ngập miệng, thỏa mãn vô cùng.
Nem lụi Huế ở Ngõ Xưởng Phim - Thụy Khuê, số 69 Nguyễn Công Trứ hoặc quán Huế Nam An 56 Nguyên Hồng đều là những địa chỉ hợp lý để ghé qua nếu bạn "trót" thèm món ăn này.
Bánh ram ít
Vốn là một món ăn dân gian được truyền vào cung đình Huế, bánh ram ít trở thành đặc sản nổi bật của xứ này. Sở dĩ gọi là bánh ram ít vì một chiếc bánh gồm hai phần, bánh ram và bánh ít. Vị giòn tan beo béo của bánh ram vừa khéo kết hợp hoàn hảo với vị thơm dẻo rất đặc trưng của đậu, nếp cùng nhân tôm thịt đậm đà trong chiếc bánh ít. Thêm chút ngọt thanh cay cay của nước mắm nữa thì hấp dẫn khó mà chối từ được.
Một số địa chỉ bán bánh ram ít ở Hà Nội có thể kể đến là Nam An Quán ở Nguyên Hồng, quán bún bò Huế O Xuân hoặc chuỗi nhà hàng Nét Huế.
Bánh nậm
Với cách chế biến công phu và tỉ mỉ, bánh nậm không chỉ là món ăn nhẹ thường ngày mà còn xuất hiện trong mâm cúng dịp lễ tết của người Huế. Khác với bánh nậm để cúng lễ có nhân đậu xanh, bánh nậm nhân tôm thịt phổ biến hơn. Bánh được gói trong lá xanh, sắc bột trắng quyến rũ bao lấy phần nhân tôm đỏ hồng, khéo léo như một tác phẩm nghệ thuật. Khi ăn, thực khách dễ bị quyến rũ bởi vị ngon đậm đà lan tỏa trong khoang miệng.
Không phổ biến như bánh bột lọc hay bánh bèo chén, bánh nậm thường xuất hiện trong các nhà hàng đồ ăn Huế như Món Huế, Nét Huế hoặc được bán qua các facebook bán đồ Huế online.
Theo Tri Thức Trẻ
"Điểm mặt" món ăn nghe tên là biết ở Sài Gòn Cơm tấm, hủ tiếu, hay chè là những món ăn mà nhắc tới người ta nghĩ ngay đến Sài Gòn bởi những hương vị đặc trưng khác hẳn nơi khác. Cơm tấm Ẩm thực Sài Gòn là sự pha trộn giữa các vùng miền, vì thế để tìm một món mang đậm chất và hương vị của Sài thành thì thật khó khăn....