3 cô học trò nhỏ làm ‘đôi chân cho bạn’ đến trường
Những câu chuyện cảm động về hành trình đưa bạn đến lớp của các em khiến không ít người xúc động, rơi nước mắt.
Thương bạn tật nguyền, các em đã không quản nặng nhọc, hàng ngày làm đôi chân đưa bạn đến lớp tìm con chữ. Dù nắng hay mưa nhưng nụ cười vẫn thường trực trên gương mặt của những cô học trò nhỏ này.
Ba năm cõng bạn đến trường
Nguyễn Thị Diệu Linh và Trương Trúc Phương là đôi bạn được biết đến nhiều nhất khi còn là học sinh lớp 5B, Liên đội Tiểu học Quang Trung, thị trấn Quảng Phú (Cư M’gar – Đăk Lăk). Cả 2 là đôi bạn vượt khó, chăm học và luôn đạt thành tích học tập tốt. Đặc biệt hơn, trong 3 năm qua, bất chấp thời tiết nắng hay mưa, Diệu Linh đều đến tận nhà Trúc Phương để cõng bạn đi học.
Diệu Linh cõng Trúc Phương đến trường (Ảnh: Báo Đăk Lăk)
Trúc Phương bị bại liệt hoàn toàn sau một lần sốt cao, biến chứng co rút các gân và khớp. Thương bạn chăm học nhưng không thể tự đến lớp, Diệu Linh đã tình nguyện trở thành đôi chân thứ 2 của Trúc Phương. Điều đáng nói là hoàn cảnh gia đình Diệu Linh cũng không mấy khấm khá. Vượt qua tất cả khó khăn, 2 cô bạn nhỏ này vẫn luôn đạt được học sinh khá, giỏi của trường.
Câu chuyện cảm động về tình bạn khăng khít và tinh thần vượt khó của 2 em được nhiều người nể phục, ngưỡng mộ.
Hơn 10 năm cõng bạn đến trường
Đó là câu chuyện của cô gái Đỗ Thị Hường với người bạn bị bại liệt từ nhỏ Nguyễn Thị Ngân. Thương bạn không tự đi được trên đôi chân của mình, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, Hường đã tình nguyện cõng Ngân đi học, số năm gắn bó của 2 bạn cũng ngót đạt đến con số 10.
Video đang HOT
Hường là tấm gương sáng khi cùng bạn chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống (Ảnh: Báo Tiền Phong)
Mỗi ngày, Hường thường cõng Ngân đi học. Vì học trường làng nên đường đi khó khăn, khi thì đường sống trâu, khi thì băng qua triền đê hay cánh đồng lúa… Lúc mệt, cả 2 cùng ngồi nghỉ lấy sức rồi lại động viên nhau bước tiếp cho kịp giờ học. Đến lúc quãng đường từ nhà đến trường không thể đi bộ được nữa, Hường tập đi xe đạp để chở Ngân đi học mỗi ngày.
6 năm cõng bạn đến trường
Từ năm học lớp 1, Nguyễn Thị Nga (hiện đang học lớp 6A4, Trường THCS Cát Hải, Phù Cát, Bình Định) thấy bạn Nguyễn Thị Mai Gái đi lại khó khăn, đã tỏ ý muốn giúp đỡ bạn. Một lần, Nga hỏi Gái có muốn ra sân chơi cùng các bạn hay không, nhận được cái gật đầu đồng ý, Nga cõng bạn ra ngoài ngồi chơi cùng bạn bè. Cũng từ ngày đó, Nga trở thành đôi chân của Gái, đến nay cũng đã được 6 năm.
Đôi bạn nhỏ khiến nhiều người thán phục vì nghị lực phi thường (Ảnh: Báo Bình Định)
Vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại, cả 2 đều là những học sinh gương mẫu, nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi. Mỗi lần Gái bệnh, không thể đến lớp, Nga đều tự tay chép bài cho bạn. Ngay cả khi nhận quà là chiếc xe lăn tại chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ”, Nga cũng là người cõng bạn lên sân khấu. Rất nhiều người đã không kìm được nước mắt khi biết được câu chuyện về tình bạn đẹp đẽ của 2 cô học trò nhỏ này.
Những tình bạn đẹp, hi sinh vì nhau như của Nga và Gái, Hường và Ngân, Linh và Phương đều khiến người khác cảm phục và ngưỡng mộ vô cùng. Dù không cùng máu mủ nhưng các em đã luôn biết cùng giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn tới chân trời trí thức mới.
Theo TTVN
Lấy ô tô chở giấy vụn đến trường nộp cho con
Chạy đua thành tích thi xem ai nộp được nhiều giấy vụn hơn khiến nhiều em học sinh nộp hàng chục cân giấy. Thậm chí, phụ huynh còn dùng ô tô chở hàng trăm cân giấy vụn đến trường.
Về vấn đề này, đại diện lãnh đạo Hội đồng đội trung ương, Chủ tịch Nguyễn Thị Hà và Phó chủ tịch thường trực Nguyễn Phú Trường đã lý giải để làm rõ những vấn đề còn khúc mắc của phong trào kế hoạch nhỏ.
Ảnh minh họa.
Theo Phó chủ tịch thường trực Nguyễn Phú Trường, thời gian vừa qua phong trào kế hoạch nhỏ đã luôn được triển khai rộng khắp trên cả nước, mang lại nhiều kết quả đáng khen ngợi. Đặc biệt vào mỗi năm, Hội đồng đội trung ương đều tổ chức trao giải thưởng Cánh én hồng cho những kiện tướng kế hoạch nhỏ.
"Làm kế hoạch nhỏ mà không hiểu bản chất phong trào thì vứt đi", bà Nguyễn Thị Hà, Chủ tịch hội đồng đội trung ương nhấn mạnh.
Mặc dù vậy, phong trào kế hoạch nhỏ ở nhiều địa phương vẫn còn vấp phải những vấn đề khó giải quyết. Chủ yếu là việc chạy đua thành tích của các trường học và vấn đề lạm thu, lợi dụng phong trào kế hoạch nhỏ.
Bà Nguyễn Thị Hà cho rằng cần ngay lập tức chấn chỉnh lại đội ngũ tổng phụ trách ở các trường học, để cho việc triển khai phong trào kế hoạch nhỏ trở nên có ý nghĩa giáo dục với các em học sinh hơn, có hiệu quả và chất lượng hơn.
"Đặc biệt với các trường học ở khu vực nông thôn, một tổng phụ trách giỏi sẽ giúp các em học sinh không chỉ học tốt kiến thức trên trường, mà còn được tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa, nâng cao đạo đức, tính tiết kiệm, tự giác, ý thức bảo vệ môi trường, yêu thương bạn bè. Đây không phải là công việc của mỗi đoàn đội, mà nhà trường, giáo viên cũng cùng phải chung tay góp sức để các em học sinh được phát triển một cách toàn diện", bà Hà nói.
Trước đây, phong trào kế hoạch nhỏ trong các trường học luôn được nhớ tới việc làm tận thu giấy vụn, phế thải của học sinh. Tuy nhiên, việc làm này cũng dẫn tới việc các phụ huynh học sinh, nhà trường chạy đua thành tích thi xem ai nộp được nhiều giấy vụn hơn, mang về cờ thi đua cho nhà trường khiến nhiều em học sinh nộp hàng chục cân giấy, có em có điều kiện thì lên đến cả trăm cân, bố mẹ lấy cả ô tô mang chở nộp tới nhà trường.
Không thu tiền, chấn chỉnh đội ngũ làm kế hoạch nhỏ
Đây là hai mục tiêu lớn mà trong nhiệm kỳ tới Hội đồng đội trung ương sẽ bắt đầu triển khai. Kể từ những vấn đề như bệnh thành tích hay những sai lầm trong việc lạm thu quỹ kế hoạch nhỏ. Hội đồng đội trung ương quyết định sẽ thay đổi nhiều chương trình kế hoạch nhỏ cũng như rà soát, chấn chỉnh lại đội ngũ làm kế hoạch nhỏ - những người tổng phụ trách các trường học để phong trào trở nên thực sự có ý nghĩa và có hiệu quả cao.
Ông Trường cho rằng: "Việc tận thu giấy vụn cũng là chuyện đáng khen, thu được càng nhiều thì càng tốt, song Hội đồng đội trung ương chưa bao giờ đưa ra chỉ tiêu về việc nộp giấy vụn đối với các trường học. Việc nộp với số lượng bao nhiêu là tự nguyện của mỗi em học sinh, dù là vài lạng hay vài cân. Song nhiều nhà trường hiện nay vẫn lạm dụng phong trào kế hoạch nhỏ để gặt thi đua, yêu cầu các em nộp ít nhất bao nhiêu cân giấy.
Bản chất của việc nộp giấy vụn đó là giáo dục cho các em học sinh đức tính tiết kiệm, cũng như quý trọng những sản phẩm do con người làm ra, tránh lãng phí và sử dụng sai mục đích. Đấy mới là mục tiêu mà Hội đồng đội trung ương nói riêng và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói chung muốn các em học sinh nhận thức được", ông Trường khẳng định.
Nếu như trước đây phong trào kế hoạch nhỏ thường vận động thu tiền để xây dựng công trình thì nay trong giai đoạn cuối năm 2013 vừa qua, Hội đồng đội trung ương đã có nhiều đổi mới. Cụ thể, hội đang phát triển phong trào xây dựng tủ sách học đường. Những địa phương, trường học ở những nơi có điều kiện, sẽ cùng nhau xây dựng, ủng hộ và đóng góp những tủ sách quý giá. Sau đó sẽ mang đến những địa phương có điều kiện khó khăn hơn để tặng cho các học sinh nghèo.
Ông Trường cho biết thêm: "Không như những lần trước, hội sẽ không đứng ra tổ chức trên quy mô, không tập hợp sách, mà giao cho từng cơ sở, từng địa phương thực hiện. Sau đó Hội sẽ làm cầu nối, đưa những địa phương này đến với các cơ sở, địa phương khó khăn hơn".
Nhiều ngày qua, dư luận bàn tán về thông tin các trường học ở Bình Định yêu cầu mỗi em học sinh phải nộp 2-3 cái đuôi chuột, để hưởng ứng cho việc... bảo vệ mùa màng, dẫu biết mục đích của công việc mà Sở GD - ĐT tỉnh Bình Định đưa ra là tốt song đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài tỉnh.
Về thông tin này, bà Hà thẳng thắn: "Tôi nghĩ rằng việc diệt chuột nộp đuôi lên nhà trường để minh chứng cho việc bảo vệ mùa màng là điều không cần thiết cũng như không phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Các trường học ở đây có nghĩ rằng ai sẽ dạy cho các em cách bắt chuột? Ai dạy cho các em tác hại của chuột với mùa màng? Mà khi bắt rồi, chặt đuôi nộp lên nhà trưởng rồi thì xử lý sao? Ai lo vấn đề đảm bảo vệ sinh cho các em học sinh?".
Theo Dân Việt
Điều chỉnh giờ học để học sinh không phải đến trường quá sớm Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội vừa có công văn yêu cầu các trường phòng chống rét cho học sinh, trong đó không có hướng dẫn về việc cho học sinh nghỉ học. Ảnh minh họa Công văn nêu rõ: thời tiết khu vực Hà Nội những ngày qua đang có diễn biến bất thường, thời gian rét đậm kéo dài...