Trẻ chân đất, áo mỏng đến trường
Mới đặt chân đến Trường Tiểu học Nà Đon, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng, chúng tôi đã xót xa khi trông thấy cảnh hàng trăm đứa trẻ chân không giày dép, co ro trong chiếc áo mỏng để ngồi học giữa trời đông giá rét nơi miền sơn cước.
Những cơn gió lạnh từ sông Gâm cứ thổi thốc vào ngôi trường nhỏ…
Cho tới bây giờ cô giáo Hoàng Thị Bích- chủ nhiệm lớp 1 và các thầy cô giáo Trường Tiểu học Nà Đon vẫn nhớ như in chuyện của em Lý Thị Mai – 5 tuổi (lớp mẫu giáo). Vào một buổi sáng mùa đông lạnh buốt năm trước, khi giờ ra chơi hàng trăm học sinh ùa ra chơi nghịch thì em Mai cứ đứng co ro, run bần bật ở một góc lớp.
“Khi phát hiện người em đã tím tái và lịm dần đi, tôi vội cởi áo rét ra quấn vào người em, các thầy cô khác người thì tìm củi đốt lửa, người lấy nước nóng cho uống rồi em mới dần tỉnh lại. May mà phát hiện sớm nếu không cơ thể bé thế chịu đựng làm sao” – cô giáo Bích ngậm ngùi kể.
Video đang HOT
Nhiều em học sinh mặc không đủ ấm khi đến trường giữa mùa đông
Thầy Dương Xuân Bình – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nà Đon cho biết: Năm 2005, Nhà trường được đầu tư xây dựng 5 phòng học mới, hiện còn 2 lớp tạm. Do nhà tạm vách hở nhiều mùa đông học sinh ngồi trong lớp vẫn bị gió lùa. Toàn trường có 167 học sinh (cả mẫu giáo và tiểu học) con em người dân tộc Mông chiếm 95%.
“Có 117 em thuộc diện gia đình nghèo khó, đông con, bố mẹ lo ăn còn không đủ chứ nói gì tới chuyện khác. Có rất nhiều em 4 mùa đi chân đất đến trường, mùa đông không có áo ấm, các em chỉ mặc 2 chiếc áo sơ mi” – thầy Bình ngậm ngùi nói.
Thầy Bình cho biết thêm, từ nhà đi tới trường trung bình các em nhà xa phải đi bộ khoảng 4km, em nhà gần thì cũng 2km. Các em tại đây học 7 buổi/tuần, thứ 3 và 5 học cả ngày, trời mùa đông tối sớm hôm nào học cả ngày phải đem theo đèn pin để soi đường.
Để sẻ chia, nâng bước cho các em rất cần những tấm lòng hảo tâm và dường như đó cũng là tiếng lòng tha thiết của những ai đã từng đặt chân tới mái trường bên dòng sông Gâm này. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về Báo NTNN 13 Thụy Khuê Hà Nội, tài khoản 1506311002117, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Tây Hồ, Hà Nội.
Theo TNO
Sợ muộn giờ học, cậu bé 7 tuổi đến trường từ lúc nửa đêm
Cứ vào khoảng 10 giờ tối, kể cả khi tiết trời trở nên lạnh lẽo, bé Xing Yu lại một mình ra khỏi nhà để đi học.
Chia sẻ với phóng viên, cậu học trò nhí 7 tuổi sống tại tỉnh Vũ Hán, Trung Quốc này cho biết: "Cháu rất sợ ngủ dậy trễ và đến lớp muộn bởi vì nhà cháu không có đồng hồ báo thức, do đó đó cháu phải rời nhà vào buổi tối".
Được biết, khoảng cách từ nhà của bé đến trường khoảng gần 4km. Khi đến trường, Yu kiên nhẫn đứng chờ đợi cho tới lúc bình minh và cổng trường được mở.
Cảnh sát Li Xiaoci tặng đồng hồ báo thức cho cậu học trò nghèo.
May mắn đã đến với bé vào ngày 25/11 vừa qua, trong một lần trên đường đến trường, Yu vô tình va vào một nhân viên cảnh sát địa phương.
Cảnh sát Li Xiaoci sau đó đã đưa cậu bé về nhà. Khi trông thấy nơi ở của Yu, anh Li cảm thương trước điều kiện sống quá tồi tàn của gia đình em.
Sang ngày hôm sau, anh quyết định mang một chiếc đồng hồ báo thức đến nhà và tặng cho cậu bé. Trong niềm hạnh phúc với món quà quý giá này, Yu vui vẻ chia sẻ: "Có chiếc đồng hồ báo thức của chú Li tặng, cháu sẽ không còn lo sợ đi học trễ nữa".
Được biết, bố của bé Yu thường phải đi làm đêm nên không thể đánh thức con trai dậy vào sáng sớm.
Theo Trithuc
Học sinh Sa Pa vất vả lội mưa tuyết đến trường Đêm 16/12, thời tiết tại Sapa (Lào Cai) xuống -2 độ C, tuyết phủ trắng thị trấn. Tại nhiều ngôi trường, học sinh được nghỉ học nhưng do ở xa nên nhiều em không biết, vẫn đội mưa đội tuyết đến trường trong thời tiết giá lạnh. Hai hoc sinh đi bộ tren san trường phủ đầy tuyết. Nhưng thực chất các em...