3 cách kiểm tra tình trạng mất răng ngay tại nhà
Mất răng sẽ gây ra những tác động trực tiếp đến sức khỏe, thẩm mỹ khuôn mặt và giao tiếp xã hội.
Chỉ mất khoảng 3 phút đứng trước gương và nhìn kỹ để kiểm tra những thay đổi trên gương mặt do mất răng – Ảnh minh họa
Theo ThS.BS Đoàn Vũ – Giám đốc chuyên môn của nha khoa Dr. Care, chỉ cần mất khoảng vài phút là bạn có thể kiểm tra tình trạng mất răng ngay tại nhà. Đặc biệt, khi phát hiện viêm nướu, thay đổi hình dạng khuôn mặt và lực nhai kém đi, bạn nên đến những nha khoa chuyên sâu để thăm khám, điều trị. Dưới đây là 3 dấu hiệu báo bệnh khi mất răng mà bạn có thể dễ dàng nhận biết.
Kiểm tra tình trạng nướu
Khi răng bị mất, thức ăn dễ mắc vào phần trống của hàm răng nhưng rất khó để vệ sinh, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Theo thời gian, các chất độc do vi khuẩn tiết ra trong mảng bám tích tụ có thể gây viêm nướu, dẫn đến kích ứng.
Phần nướu răng bị tổn thương thường không gây đau đớn, vì vậy mà rất khó cảm nhận. Tuy nhiên bạn có thể chú ý đến các triệu chứng trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng và nguy hiểm hơn bằng cách nhìn kỹ phần nướu, xem phần nướu có màu đỏ, bóng và sưng không? Dùng tay ấn nhẹ ngoài mặt, tập trung ở phần nướu có cảm giác đau? Ngoài ra có thường xuyên cảm nhận thấy vị chua như kim loại trong miệng? Thử cảm nhận hơi thở của mình xem có mùi hôi và khó chịu không?
Chảy máu khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa cũng là biểu hiện của việc nướu đang tổn thương mà bạn cần phải chú ý.
Thăm khám và kiểm tra tình trạng mất răng sớm để có phương pháp phục hồi phù hợp
Kiểm tra gương mặt
Video đang HOT
Khi mất răng, quá trình kích thích tạo xương của cơ thể không còn. Lúc này, các tế bào tạo xương bắt đầu hoạt động chậm dần, theo thời gian xương hàm bị teo nhỏ và yếu đi. Chỉ sau 2 năm đầu tiên bị mất răng, xương hàm sẽ tiêu 25%, sau hai năm sau sẽ tiêu 60%.
Việc mất khối lượng xương này có thể làm thay đổi hình dạng khuôn mặt và nụ cười của bạn, khiến bạn lão hóa, già hơn tuổi thật. Quá trình tiêu xương hàm âm thầm diễn ra, rất khó phát hiện nếu như không được chụp phim kiểm tra.
Việc tiêu xương làm gương mặt bị ngắn lại theo chiều đứng, người mất răng có thể kiểm tra bằng cách ngậm miệng và nhìn kỹ sẽ thấy gương mặt bị ngắn lại theo chiều đứng, cằm nhô ra trước, môi trên bị lép và mũi to hơn.
Bạn thử cắn một trái táo hoặc ăn một món đồ cứng, nếu cảm thấy đau nhức và khó nghiền nát chứng tỏ răng và nướu đang bị kích ứng do phải làm việc quá sức. Ngay cả khi có tất cả các răng, hàm và nướu đã phải chịu nhiều áp lực để nhai thức ăn. Khi mất răng, hàm và nướu càng phải làm việc vất vả nhiều hơn để đạt được kết quả tương tự.
Ăn mà không có răng hoặc răng giả có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng với hệ tiêu hóa. Các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi là những cảnh báo của hệ tiêu hóa mà bạn cần phải đặc biệt quan tâm.
Thường xuyên bị chảy máu khi đánh răng, cô gái 26 tuổi bị viêm nha chu nặng, phải "vĩnh biệt" cùng lúc 11 chiếc răng
Lê Mỹ, người Phúc Kiến (Trung Quốc) thấy răng mình lung lay như răng giả và không thể nào cắn được thịt nên đã đi khám ở bệnh viện. Kết quả cho thấy cô bị viêm nha chu nặng, bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ 11 chiếc răng lung lay và trồng mới 10 chiếc cho cô.
Lê Mỹ đã nhận ra từ lâu răng mình càng ngày càng xấu, răng hơi lệch và khoảng cách giữa các răng cũng dần rộng ra, nhưng cô không quan tâm lắm vì nó chưa ảnh hưởng đến việc nhai thức ăn.
Tuy nhiên, vài năm sau, răng của Lê Mỹ bắt đầu lung lay dữ dội và không thể cắn được thịt. Cô đã đến Khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Trung Sơn thuộc Đại học Hạ Môn để khám.
Lê Mỹ được chẩn đoán viêm nha chu nặng, bác sĩ phải nhổ bỏ 11 cái răng lung lay và trồng mới 10 cái. Lê Mỹ cũng thừa nhận cô từ lâu đã có triệu chứng chảy máu khi đánh răng nhưng cô không để tâm lắm.
Viêm nha chu nặng có thể làm lung lay chân răng, thậm chí rụng răng (Ảnh minh họa)
Bác sĩ chữa trị của Lê Mỹ cho biết trường hợp này không phải là hiếm. Bệnh nha chu thường có triệu chứng ban đầu là chảy máu khi đánh răng, có mùi hôi miệng, dần dần phát triển thành răng lung lay, có thể kéo dài đến hơn 10 năm.
Đây là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng. Viêm nha chu có thể khiến răng bị lỏng hoặc dẫn đến mất răng. Khi bị viêm nha chu nặng, do các mô mềm xung quanh bị tổn thương nghiêm trọng nên thông thường bác sĩ sẽ nhổ bỏ những chiếc răng không thể giữ lại được.
Tuổi càng trẻ, lượng hormone càng cao, chảy máu càng nghiêm trọng. Bác sĩ cho biết, cứ hai ba tháng lại có một hoặc hai thanh niên bị viêm nha chu nặng làm lung lay, rụng răng đến khám; còn số bệnh nhân bị viêm nha chu nhẹ thì nhiều hơn.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng nhắc nhở phần lớn là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ dẫn đến. Đồng thời, bệnh viêm nha chu còn liên quan đến di truyền. Có những người chỉ bị một chút bẩn trong miệng cũng gây nên viêm nha chu.
Những triệu chứng khi bị viêm nha chu
- Nướu bị sưng, có màu đỏ tươi hay đỏ sẫm.
- Nướu dễ chảy máu.
- Nướu không bao chặt răng, làm răng dài hơn bình thường.
- Có khoảng trống mới phát triển giữa răng và nướu.
- Mủ giữa răng và nướu.
- Hôi miệng.
- Răng lung lay.
- Đau khi nhai.
Một số điều cần chú ý để phòng tránh bệnh viêm nha chu
- Súc miệng sau khi ăn: Súc miệng sau bữa ăn có thể giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn, tuy nhiên không khuyến khích đánh răng sau khi ăn vì có thể làm hỏng men răng.
- Đánh răng vào buổi sáng và tối: Cần đánh răng ngày 2 lần, mỗi lần 2~3 phút với lực nhẹ.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Phương pháp chải răng thông thường có thể làm sạch được 40~60% bề mặt răng, còn kẽ răng thì không sạch. Những ngóc ngách này thì chỉ có chỉ nha khoa mới giải quyết được. Sau bữa ăn, bạn cũng có thể dùng chỉ nha khoa một lần luồn sâu vào kẽ răng để làm sạch răng.
- Chọn bàn chải đánh răng phù hợp: Nên chọn loại bàn chải đánh răng có đầu nhỏ, lông mềm. Tốt nhất nên 3 tháng thay bàn chải một lần. Sau khi đánh răng xong cần đặt phần lông bàn chải hướng lên trên và ở nơi thoáng gió để làm giảm sự phát triển của vi khuẩn.
- Hạn chế ăn đồ ăn quá cứng, quá mềm, đồ ngọt và đồ uống có ga: Những loại thực phẩm này không tốt cho răng miệng, làm sâu răng. Nếu có ăn đồ ngọt hay nước có ga thì hãy đánh răng và súc miệng sau khi ăn uống trong vòng nửa giờ.
- Thường xuyên kiểm tra khoang miệng: Việc kiểm tra tổng thể khoang miệng thường xuyên có thể giúp phát hiện sớm các loại bệnh đang "ẩn nấp" trong miệng để có những biện pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả.
Bạn nên sử dụng máy tăm nước hay chỉ nha khoa để bảo vệ khoang miệng? Theo trang Healthline, nha sĩ khuyên chúng ta nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ thức ăn ở kẽ răng, bảo vệ khoang miệng và ngừa các bệnh về lợi. Dùng máy tăm nước Máy tăm nước (waterpik) là dụng cụ nha khoa sử dụng các tia nước để làm sạch răng và khoang miệng. Máy sử...