3 bộ phận trên cơ thể tốt nhất không nên để người khác chạm vào, nếu không sẽ chuốc họa vào thân
Cấu tạo của cơ thể con người rất phức tạp, một số bộ phận mỏng manh đến nỗi chỉ cần không cẩn thận bị chạm vào có thể gây hại cho cơ thể. Dưới đây là 3 vị trí như thế.
Con người là động vật xã hội, mỗi người đều có mối quan hệ xã hội riêng, trong quá trình tiếp xúc sẽ khó tránh khỏi một số va chạm thân thể, đặc biệt bạn bè, người yêu hoặc thành viên gia đình có thể chạm vào nhiều bộ phận trên cơ thể chúng ta hơn.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng cấu tạo của cơ thể con người rất phức tạp, một số bộ phận cực kỳ mỏng manh, nếu không cẩn thận chạm vào có thể gây hại cho cơ thể, nhất là ở 3 bộ phận này. Dù thân đến mấy cũng đừng để người khác chạm vào những điểm này nếu không chỉ chuốc họa vào thân.
1. Cổ
Cơ thể con người luôn được coi là đồ thủ công tinh xảo của quả đất, tuy tinh xảo nhưng cũng có những chỗ không hợp lý, chẳng hạn như cổ của chúng ta. Bộ phận mỏng manh này lại luôn lộ ra bên ngoài.
Nhiều cặp đôi khi hôn nhau sẽ hôn vào cổ. Nhưng bạn sẽ thấy sau khi hôn cổ chúng ta sẽ xuất hiện vết đỏ, nguyên nhân là do lớp vỏ trên bề mặt cổ rất mỏng, chỉ cần chạm nhẹ bằng miệng cũng có thể làm tổn thương vùng dưới da. Một khi các mao mạch bị thương, máu sẽ rỉ ra khiến trên cổ sẽ xuất hiện một vết đỏ.
Trong trường hợp thường xuyên chạm vào cổ, điều này khiến cổ phải chịu nhiều lực tác động từ bên ngoài, các động mạch bên trong có thể bị bóc tách, thậm chí còn nguy hiểm hơn. Không những vậy, cổ còn có một bộ phận cảm ứng áp suất, gọi là xoang động mạch cảnh ở 2 bên cạnh cổ, nơi bạn có thể cảm nhận được các chuyển động ở cổ rất rõ rệt. Nếu điểm này bị ấn quá mạnh, huyết áp của bạn sẽ giảm mạnh và dẫn đến bất tỉnh.
Do đó, việc cần làm là bảo vệ cổ thường xuyên, không nên để cổ chịu nhiều tác động ngoại lực, khi nhiệt độ xuống thấp bạn nên quàng khăn để giữ ấm cho cổ. Không cúi đầu xuống để nghịch điện thoại, không giữ cổ ở một vị trí lâu, khi cổ cảm thấy đau và tê, hãy cử động cổ kịp thời và nhẹ nhàng để có lợi cho cột sống cổ.
2. Rốn
Video đang HOT
Rốn cũng là một bộ phận không thể được tùy tiện chạm vào. Điều này là bởi vùng da quanh rốn rất mỏng manh, nếu dùng tay sờ vào sẽ dễ làm tổn thương rốn. Vi khuẩn ở tay theo đó có thể xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan nội tạng.
Nhiều người thích ngoáy rốn khi rốn có vết bẩn. Tuy nhiên, chúng ta không cần thiết phải loại bỏ những lớp bẩn này vì lớp da trên bề mặt của rốn rất mỏng, lớp bẩn có thể đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ cho rốn. Do đó, nếu bạn làm sạch rốn quá thường xuyên, quá kĩ càng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc đau bụng, không tốt cho sức khỏe.
3. Tai
Ngoài cổ và rốn, bạn không nên sờ vào tai một cách bừa bãi. Nhiều người có thói quen để người nhà ngoáy tai hộ, đây là một thói quen rất xấu. Ráy tai nói chung không cần thiết phải lấy ra quá thường xuyên bởi theo cơ chế hoạt động của cơ thể, ráy tai sẽ tự lung lay và rụng ra khi bạn thực hiện các hoạt động như nhai, hắt hơi.
Thêm vào đó, lấy ráy tai có thể dễ dàng gây mất thính lực, nhiễm trùng tai và nó cũng có hại cho sức khỏe não bộ. Một số người thích ngoáy tai bằng tay, trong tay có vi khuẩn nên dễ gây nhiễm trùng tai.
Hơn nữa, đôi tai rất mỏng manh, nếu đột ngột bị tác động ngoại lực mạnh, màng nhĩ có thể bị vỡ, làm giảm thính lực. Trong khi đó, vùng da sau tai cũng rất mỏng, bên dưới chứa nhiều mao mạch, nếu bị tác động ngoại lực mạnh cũng có thể gây hại cho sức khỏe mạch máu.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy, Womens Health
Cảnh báo nguy cơ tắc động mạch chi cấp tính khi bị tê bì chân tay
Bác sỹ Trần Quốc Tuấn, công tác tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, cho biết tắc động mạch chi cấp tính xảy ra do tắc nghẽn đột ngột lòng động mạch bởi cục máu đông hay một mảng xơ vữa, dị vật...
Hình ảnh chụp MSCT mạch máu của ông N. bị tắc. (Ảnh: TTXVN phát)
Thời gian gần đây, các bệnh viện tại Cần Thơ ghi nhận những ca bệnh nhập viện do tê bì chân tay, bệnh nhân tự mua thuốc thấp khớp uống nhưng không khỏi.
Chỉ khi nhập viện, bệnh nhân mới biết mình bị tắc động mạch chi cấp tính, đối diện với nguy cơ đoạn chi...
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân B.T.T (nữ, 104 tuổi, ngụ tại Cần Thơ), nhập viện trong tình trạng đau nhức và tím bàn chân trái.
Người nhà cho biết bệnh nhân có dùng thuốc giảm đau, kháng viêm nhưng triệu chứng ngày càng tăng, bàn chân trái tím tái.
Bệnh nhân được các bác sỹ chẩn đoán tắc động mạch đùi cấp với biểu hiện lâm sàng của hội chứng thiếu máu cấp tính , được chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
Êkíp các bác sỹ đã tiến hành rạch da vùng 1/3 trên trong cẳng chân trái, bộc lộ động mạch khoeo trái, chày sau; dùng ống thông mạch máu lấy huyết khối động mạch đùi nông và huyết khối động mạch chày sau. Thời gian thực hiện phẫu thuật là 60 phút.
Sau can thiệp, tình trạng tắc nghẽn động mạch chi cấp cải thiện rõ, chi trái hết tím, hết đau, mạch rõ, chi ấm.
Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, bệnh nhân C.V.N (58 tuổi, ngụ tại tỉnh Vĩnh Long) nhập viện với triệu chứng đau, tê, lạnh nhiều, mất cảm giác bàn chân trái.
Qua thăm khám và kết quả chụp MSCT, các bác sỹ chẩn đoán ông N bị tắc hoàn toàn động mạch chậu, đùi, khoeo và cẳng chân trái do xơ vữa mạch máu và tình trạng tăng đông máu hình thành huyết khối.
Các bác sỹ nhanh chóng phẫu thuật cấp cứu cho người bệnh. Trong hơn 1 giờ, bác sỹ dùng ống thông chuyên dụng lấy ra toàn bộ đoạn huyết khối dài 80cm trong mạch máu.
Sau can thiệp, người bệnh đi lại được, 2 chân hồng hào, hết tê, hết lạnh, mạch máu 2 chân đập tốt.
Bác sỹ Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết trước đây, phẫu thuật điều trị thiếu máu cấp tính ở chi chỉ có một phương pháp duy nhất là đoạn chi.
Cùng với sự tiến bộ của y học cũng như hiểu biết đầy đủ về cơ chế sinh bệnh, điều trị tắc động mạch chi đã có thay đổi rất nhiều, trong đó phải kể đến sự ra đời của kỹ thuật lấy cục máu gây tắc bằng dụng cụ đặc biệt gọi là ống thông mạch máu Fogarty và kỹ thuật tái lập lưu thông mạch máu bằng phẫu thuật cầu nối.
Bác sỹ Trần Quốc Tuấn, Khoa Ngoại tim mạch-Lồng ngực, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, cho biết tắc động mạch chi cấp tính xảy ra do tắc nghẽn đột ngột lòng động mạch bởi cục máu đông hay một mảng xơ vữa, dị vật... Hậu quả là thiếu máu nuôi cấp tính phần chi mà động mạch đó nuôi dưỡng, nếu tình trạng không được giải quyết kịp thời, phần chi sẽ bị hoại tử trong vòng vài giờ đến vài ngày.
Đối tượng có nguy cơ tắc động mạch chi cấp tính gồm người có bệnh lý tim mạch như rung nhĩ, hẹp van 2 lá, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, u nhày nhĩ trái, phình động mạch, xơ vữa động mạch, viêm mạch máu; người mắc các bệnh lý tăng đông máu như đa hồng cầu, tăng tiểu cầu, ung thư; người bị đái tháo đường, tăng lipid máu.
Ngoài ra, người hút thuốc lá, từ 50 tuổi trở lên hay thường xuyên sử dụng các thuốc ngừa thai, chất gây nghiện cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Bác sỹ Tuấn đặc biệt lưu ý các triệu chứng ban đầu của tắc động mạch chi cấp tính dễ lầm lẫn với các bệnh về xương khớp nên người bệnh thường chủ quan, bỏ sót hoặc chậm trễ đi khám.
Do đó, khi có một trong những triệu chứng như đau xảy ra đột ngột, dữ dội ở chi hay cảm giác tê bì, kiến bò vùng da chi bị tắc mạch, mất cảm giác, chi lạnh và tái nhợt, cử động các ngón yếu, thậm chí liệt hoàn toàn, người bệnh nên kịp thời đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa mạch máu, tránh hậu quả đáng tiếc./.
Phân biệt cơn đau đầu thường và đau đầu cảnh báo đột quỵ BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện Tim mạch - Đột quỵ Cần Thơ lưu ý, bệnh nhân và người nhà cần trang bị kiến thức phân biệt các cơn đau đầu thông thường, đau đầu cảnh bảo đột quỵ. Ảnh minh họa. BS Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ cho biết, thời gian...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật

Căn bệnh hiểm khiến người đàn ông ở TPHCM bỗng mất thị lực, đối diện mù lòa

Những "trợ thủ đắc lực" trong bữa ăn hằng ngày giúp hạ huyết áp

Yến sào rất bổ dưỡng, nhưng ai không nên ăn?

Vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người

Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch

Bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene cá nhân hóa

Đào thải axit uric cao bằng loại quả rẻ

Tác nhân 'trớ trêu' làm tăng nguy cơ tiểu đường

Một loại hạt rất sẵn, rẻ tiền nhưng có tác dụng giảm cân hiệu quả

Cách làm dưa cải bắp ngon có lợi cho sức khỏe đường ruột

5 tác dụng của cây kế sữa với sức khỏe
Có thể bạn quan tâm

Universal khuấy đảo màn ảnh rộng 2025 bằng những bom tấn nhất định phải xem!
Phim âu mỹ
07:27:47 18/05/2025
Lấy chồng giàu được một tháng, chị gái đã khóc tức tưởi đòi ly hôn vì chuyện nghịch lý vô cùng
Góc tâm tình
07:23:37 18/05/2025
Nam thanh niên ăn trộm gần 200 máy tính bảng của công ty để "donate" cho nữ streamer
Netizen
07:02:59 18/05/2025
Mẹ của David Beckham ra mặt ủng hộ cháu trai giữa lúc gia đình rạn nứt, liệu có cứu vãn được khủng hoảng tình thân?
Sao thể thao
06:49:39 18/05/2025
Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin
Thế giới
06:36:09 18/05/2025
Biệt phủ được xây dựng suốt 12 năm bị yêu cầu phá dỡ gấp
Lạ vui
06:27:27 18/05/2025
5 món đồ "ngỡ vô hại" lại là ổ chứa formaldehyde, càng dùng càng đánh bại sức khỏe
Sáng tạo
06:26:26 18/05/2025
Nhìn Tôn Lệ 42 tuổi và Hồ Hạnh Nhi 45 tuổi: Sự thật đằng sau "khoảng cách" của năm tháng
Sao châu á
06:23:09 18/05/2025
Chồng là doanh nhân, vợ là diễn viên "siêu bận", nhưng shark Bình - Phương Oanh luôn giữ thói quen này khi nuôi con
Sao việt
06:17:13 18/05/2025
Gợi ý 5 món vừa ngon, dễ ăn cho cuối tuần, món cuối đang cực hot, "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội
Ẩm thực
06:11:24 18/05/2025