3 bộ phận “bẩn” trong cơ thể thường gặp ở những người có tuổi thọ ngắn
Trên cơ thể, một số bộ phận nếu bị bẩn, bạn có thể dễ dàng làm sạch bằng việc tắm rửa. Tuy nhiên, nếu 3 nơi này không sạch sẽ thì không thể tắm sạch bằng nước được, chứng tỏ tuổi thọ của bạn đang bị đe dọa.
Vẻ ngoài sạch sẽ hay không có ảnh hưởng lớn đến cách hành xử của người xung quanh đối với bạn. Tương tự như vậy thì việc nội tạng sạch sẽ hay không lại liên quan mật thiết đến sức khỏe thể chất, thậm chí là tính mạng của một con người. Những người có trái tim trong sáng (khỏe mạnh và tích cực) sẽ luôn tràn đầy sức sống, như ánh nắng ban mai; trong khi đó, người có một số bộ phận trên cơ thể bị “bẩn” thì chắc chắc sẽ không khỏe mạnh, ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ.
Những người có tuổi thọ ngắn thì ở 3 bộ phận trên cơ thể sẽ trở nên “bẩn thỉu”, nếu không có cái nào nghĩa là bạn sẽ sống lâu.
1. Phổi
Phổi là cơ quan hô hấp quan trọng nhất trong cơ thể, có thể hít khí oxy vào và thở ra khí cacbonic để duy trì các hoạt động sống. Theo y học phương Đông, “tim là vua, phổi là tướng”, do đó, trong số các cơ quan nội tạng, phổi chỉ đứng sau tim về độ quan trọng.
Một khi phổi bị “bẩn” (bị bệnh, các hắc tố đen sẽ xuất hiện trên phổi), nó sinh khí độc phá hủy phổi, ảnh hưởng đến chất lượng thở, giảm chất và lượng oxy hít vào. Sau đó, nó gây hại cho sức khỏe của các cơ quan nội tạng khác, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Phổi bị “bẩn” sẽ đi kèm với các biểu hiện như khó thở, dung tích phổi không đủ, đau tức ngực, luôn ho khan hoặc thậm chí ho ra đờm đen, da sần sùi, vàng da, xỉn màu…
Làm thế nào để “tắm” phổi?
- Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá sẽ sản sinh ra một lượng lớn chất độc và chất gây ung thư. Nếu cơ thể hấp thụ các chất khí gây hại này trong thời gian dài sẽ khiến phổi chuyển thành màu đen và “bẩn” đi (mắc bệnh phổi), thậm chí gây ung thư phổi. Vì vậy, muốn làm sạch phổi thì trước hết phải bỏ thuốc.
- Tập thể dục thường xuyên
Trong quá trình tập thể dục, cơ thể con người sẽ hít thở sâu một cách vô thức. Việc làm này rất có lợi để thông phổi và loại bỏ nước đục. Đồng thời, tập thể dục cũng có thể tăng cường cơ ngực và cơ bụng, giúp cải thiện dung tích phổi.
- Ăn nhiều thực phẩm tốt cho phổi
Chẳng hạn như nấm trắng và củ cải trắng có tác dụng dưỡng ẩm cho phổi, giảm ho, giải đờm, thanh nhiệt.
2. Ruột non
Ruột non là bộ phận quan trọng nhất trong đường tiêu hóa, hầu hết rác thải và chất độc sẽ được chuyển hóa, đào thải ra ngoài tại ruột non. Do đó, một khi nó bị “bẩn” (mắc bệnh) rất dễ khiến chất độc và rác thải tích tụ lại trong cơ thể, đe dọa đến sức khỏe con người. Khi ruột non bị bệnh, nó thường đi kèm với các biểu hiện như giảm tần suất đại tiện hoặc táo bón.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, gần 80-90% bệnh tật trên cơ thể con người đều liên quan đến dạ dày và đường ruột, đặc biệt là ruột non. Vì vậy, điều dễ hiểu là muốn sống khỏe mạnh thì chúng ta cần phải có một “chiếc ruột non” khỏe mạnh, sạch sẽ.
Video đang HOT
Làm thế nào để “tắm” cho đường ruột?
- Ăn một chén canh đậu tương thanh nhiệt vào bữa sáng mỗi ngày
Uống một chén canh đậu tương ấm hoặc nước mật ong sau khi thức dậy vào buổi sáng có thể làm sạch dạ dày và ruột, khiến chúng trở nên dễ chịu hơn, và có lợi cho nhu động ruột.
- Ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt
Rau và ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ, có thể làm tăng động lực của nhu động ruột, giúp thông ruột, cải thiện khả năng tiêu hóa.
- Tập thể dục nhiều hơn
Tập thể dục cũng có thể tăng cường nhu động ruột và thúc đẩy chức năng giải độc của ruột.
3. Mạch máu
Bệnh tim mạch và mạch máu não là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, vì vậy, có thể nói độ sạch của mạch máu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của bạn. Nếu mạch máu bị “bẩn” (chứa nhiều chất béo, đường) sẽ khiến máu bị dính, nhớt, hình thành cục máu đông có thể gây ra sự tắc nghẽn mạch máu, nguy hiểm đến tính mạng.
Một khi mạch máu bị “bẩn”, loại nhẹ sẽ phát triển thành nhiều loại bệnh mãn tính dai dẳng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, loại nặng sẽ dẫn đến bại liệt, thậm chí tử vong. Nó thường có các biểu hiện như vàng da, vàng mắt, chóng mặt, nhìn mờ từng cơn, đau khớp…
Làm thế nào để “tắm” các mạch máu?
Khi mạch máu trở nên “bẩn”, hãy chú ý đến chế độ ăn nhạt, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt; ít thịt và ngũ cốc mịn, đặc biệt là thức ăn có axit uric cao, có nhiều purin.
- Không thức khuya
Mạch máu bị “bẩn” là vấn đề trao đổi chất, nếu để lâu mạch máu càng bị “bẩn” thêm. Do đó, nếu muốn làm mạch máu sạch sẽ, bạn phải đi ngủ sớm và dậy sớm để loại bỏ các mạch máu “bẩn”.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, SMCP, The Healthy
Ruột khỏe sẽ sống thọ, chỉ cần tuân thủ làm 3 việc buổi sáng và không làm 4 việc vào buổi tối
Từ xưa đến nay trong giới y tế luôn có một câu nói: "Đường ruột khỏe sẽ sống trường thọ". Chỉ cần bạn tuân thủ làm 3 việc buổi sáng và không làm 4 việc vào buổi tối.
Trước đây, hiểu biết của mọi người về cơ quan tiêu hóa vẫn nằm ở dạ dày. Bởi chỉ cần dạ dày khó chịu là cơ thể sẽ có những biểu hiện rõ ràng, nên mọi người thường hay chú ý đến dạ dày hơn các cơ quan khác. Nhưng trên thực tế, vai trò của dạ dày trong hệ tiêu hóa chỉ là nghiền nhỏ thức ăn được nhai lại bằng miệng. Nơi thực sự hấp thụ thức ăn và chất dinh dưỡng là ruột.
Khi thực phẩm vào đến ruột non, dinh dưỡng sẽ được hấp thụ bởi màng nhầy dưới tác dụng của các loại men tiêu hóa, phần bã thức ăn còn lại sẽ di chuyển theo ruột, tiến vào ruột già và tích tụ ở đây. Khi nước và các chất vi lượng có trong cặn được hấp thụ trở lại sẽ tạo thành "phân" và được đào thải ra ngoài ở một mức độ nhất định. Vì vậy, từ xưa đến nay trong giới y tế luôn có một câu nói: "Đường ruột khỏe sẽ sống trường thọ".
Ảnh minh họa
Trong những năm gần đây, với ảnh hưởng của sự thay đổi trong chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt, ngày càng có nhiều người mắc các bệnh về đường ruột như táo bón, polyp ruột, viêm loét đại tràng.... Đồng thời, tỷ lệ mắc bệnh ung thư ruột cũng đang tăng lên qua từng năm. Một khi ruột bị tổn thương, điều này có nghĩa là sự hấp thụ thức ăn bị chặn lại, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của tất cả các bộ phận trong cơ thể. Sau khi ruột bị ung thư sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, cần học cách bảo vệ sức khỏe đường ruột.
Nếu không muốn các bệnh đường ruột tự tìm đến, nhất định làm 3 việc vào buổi sáng và không làm 4 việc này vào buổi tối.
Ba việc phải làm vào buổi sáng
1. Uống một cốc nước
Ảnh minh họa
Sau khi vào giấc ngủ, hoạt động thể chất sẽ dừng lại, nhưng các cơ quan trong cơ thể vẫn không ngừng hoạt động, các chất dinh dưỡng và nước trong cơ thể vẫn đang được tiêu thụ, và cặn thức ăn sẽ tiếp tục tích tụ trong ruột.
Khi thức dậy vào buổi sáng, sau một đêm chuyển động, nước tiểu và mồ hôi sẽ làm mất nước, các cơ quan vẫn ở trạng thái chưa tỉnh táo. Lúc này, một cốc nước ấm có thể đánh thức ruột và dạ dày của bạn, bổ sung nước giúp làm loãng máu, đồng thời có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, chống táo bón.
2. Ăn sáng
Ảnh minh họa
Nhiều bạn trẻ không có thói quen ăn sáng do các lý do như ngủ nướng, giảm cân. Như mọi người đã biết, bữa sáng là quan trọng nhất trong 3 bữa ăn trong ngày, mục đích của việc ăn sáng là để dạ dày và ruột hoạt động, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Nếu bạn không ăn sáng trong thời gian dài sẽ dễ xảy ra các vấn đề như nhu động ruột chậm, viêm loét đường tiêu hóa, táo bón.
3. Kiên trì tập thể dục
Ảnh minh họa
Có thể ý nghĩa của việc tập thể dục đối với mọi người là ở khía cạnh giảm cân. Như mọi người đều biết lợi ích của việc tập thể dục đối với cơ thể là toàn diện, có tác dụng tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể, chống béo phì. Đồng thời, tập thể dục cũng có thể cải thiện nhu động của ruột, chống táo bón và thúc đẩy chức năng của dạ dày.
Bốn việc không làm vào buổi tối
1. Ăn quá nhiều
Có câu: "Ăn ngon vào buổi sáng, ăn no vào buổi trưa, ăn ít vào buổi tối". Thực chất, lượng thức ăn tốt nhất cho mỗi bữa ăn là no đến 7 phần, đặc biệt vào buổi tối càng ăn ít càng tốt. Do thời lượng hoạt động của con người vào buổi tối tương đối ít, nếu ăn quá nhiều không chỉ dẫn đến béo phì, đồng thời còn ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột và gây ra táo bón.
2. Thức khuya
Ảnh minh họa.
Nếu lợi ích của việc tập thể dục đối với cơ thể là toàn diện, thì tác hại của thức khuya đối với sức khỏe là toàn diện. Thức khuya trong thời gian dài sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể, thúc đẩy rối loạn nội tiết và suy giảm chức năng miễn dịch. Chức năng trao đổi chất của cơ thể cũng sẽ bị suy yếu, từ đó ảnh hưởng đến chức năng của đường ruột. Thậm chí, có nghiên cứu chỉ ra rằng, thức khuya trong thời gian dài làm giảm khả năng miễn dịch và còn tăng nguy cơ ung thư.
3. Ăn đêm
Nhiều người trẻ không chỉ ăn uống thất thường mà còn có thói quen ăn đêm. Như mọi người đã biết, ăn vặt đêm khuya không chỉ là căn nguyên dẫn đến béo phì mà còn dễ gây tổn thương đường ruột, làm tăng gánh nặng cho đường ruột. Nếu chọn một số thực phẩm không lành mạnh, chẳng hạn như thực phẩm chiên, thịt nướng và các loại thực phẩm khác có chứa lượng calo, chất béo cao, nó cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
4. Cảm xúc bất ổn
Ảnh minh họa
Thức khuya dường như đã trở thành hiện trạng của giới trẻ đương đại, nhưng họ không biết rằng cảm xúc không tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột, thậm chí có thể phát triển thành "hội chứng ruột kích thích", nhiều người có thể bị són phân khi xúc động mạnh, nhiều người gặp các vấn đề như tiêu chảy và táo bón. Do đó, kiềm chế cảm xúc cũng chính là bảo vệ sức khỏe.
Cuối cùng, xin nhắc lại với mọi người rằng muốn duy trì sức khỏe đường ruột thì việc đầu tiên là điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Thứ hai, chú ý mọi thay đổi bất thường của cơ thể, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư ruột, polyp, khi phát hiện phân bất thường thì nên đi soi đại tràng để phát hiện sớm nhất những vấn đề tiềm ẩn trong cơ thể.
4 nhóm người không nên ăn dưa hấu, nếu không sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, thậm chí gây tử vong Trong số các loại trái cây mùa hè, dưa hấu là thực phẩm giúp giải nhiệt và bổ sung nước cho cơ thể rất tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn nó, đặc biệt là 4 nhóm người này. Dưa hấu có thể giải nhiệt, làm dịu cơn khát nên được rất nhiều người ưa chuộng. Về lợi ích sức...