3 bài toán chi tiêu khi đi chợ lúc thịt lợn tăng giá
Nếu trước đây, gia đình nhà chị Bắc, 35 tuổi ở Tây Mỗ (Hà Nội) không ngày nào là không ăn thịt lợn thì hiện nay do giá thịt lợn tăng quá mạnh nên bà nội trợ này buộc phải tính đến bài toán kinh tế để không phải bỏ tiền ăn thêm mà vẫn có thịt cá ăn hàng ngày.
Gia đình chị Bắc có tất cả 5 thành viên gồm bố chồng, 2 vợ chồng chị và 2 con đang học cấp 2. Trước đây, khi thịt lợn chưa tăng giá, mỗi ngày đi chợ chị vẫn cố tằn tiện khoảng 200 ngàn đồng/ngày 2 bữa. Tính ra mỗi bữa ăn chính của gia đình, chị thường chi tiêu hết khoảng 100 ngàn đồng/bữa.
“Riêng bữa sáng thì mình không tính vì ai thích ăn gì thì ăn. Các cháu đến trường thì mình cho mỗi con 10 ngàn đồng để mua xôi, bánh mỳ. Còn sữa thì mỗi con 1 hộp mang đi. 3 người lớn còn lại, mình tận dụng đồ ăn thừa ngày hôm trước để rang cơm, nấu mì tôm trứng, nấu cơm sáng ăn cho tiết kiệm. Nói chung 1 ngày mình chỉ chi tiêu trong khoảng 200 ngàn tiền thức ăn thôi”, chị Bắc nói.
Tuy nhiên, suốt từ vài tháng nay, do giá thịt lợn tại các chợ dân sinh tiếp tục tăng mạnh, thậm chí nhiều lần, giá thịt lợn nạc vai chạm mốc 200-220.000 đồng/kg. Chính bởi thế, có thời điểm chị Bắc buộc phải tăng tiền ăn lên 300 ngàn đồng/ngày.
Cứ mỗi lần đi chợ mua thịt, chị Bắc lại thấy xót ruột khi phải cắn răng “móc ví”.
“Trước cả gia đình 5 người chỉ mua khoảng 70-100 ngàn thịt lợn là đã có thể chế biến 1 bữa nướng hay kho tàu ăn đề huề. Giờ 5 người nhà mình phải mua 120-150 ngàn tiền thịt thì mới có thể ăn thoải mái”, chị Bắc kêu ca.
Cứ mỗi lần đi chợ mua thịt, chị Bắc lại thấy xót ruột khi phải cắn răng “móc ví”. Sau đợt dịch Covid, do thu nhập của 2 vợ chồng chị bị giảm đi, chị Bắc không thể tăng tiền ăn như trước được.
Chị lại phải cố gắng đưa mức tiền ăn về 200 ngàn đồng/ngày. Nhưng áp dụng triệt để mấy cách chi tiêu sau khi đi chợ để bữa cơm vẫn đầy đủ thịt cá, dưỡng chất cho gia đình:
Thay thịt lợn tươi bằng thịt đông lạnh
Theo chị Bắc, hiện nay, giá thịt lợn tại chợ dân sinh thời gian này tăng chóng mặt, có những ngày giá thịt lợn loại thịt nạc vai đã chạm mốc 200.000 đồng/kg.
Giá thịt mông cũng từ 170 – 180.000 đồng/kg. Thịt ba chỉ từ 160-180 ngàn đồng tùy theo dải thịt dài ngắn. Nếu mua dải thịt ba chỉ ngon, ngắn, nạc thì phải bán 185.000 đồng/kg. Dải thịt dài, nhiều mỡ thì mềm giá hơn, từ 175 – 180.000 đồng/kg. Sườn non: 220.000 đồng/kg, các loại xương cục đều tăng giá.
Do đó thay vì ăn ba chỉ ngắn hay nạc vai hoặc sườn non như mọi ngày, những tháng vừa rồi chị Bắc chuyển hướng sang ăn thịt lợn đông lạnh để có mức giá rẻ phải chăng.
Video đang HOT
Những tháng vừa rồi, chị Bắc chuyển hướng sang ăn thịt lợn đông lạnh để có mức giá rẻ phải chăng.
Theo đó, bà nội trợ này cho biết, thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu từ Canada, Brazil, Đức, Ba Lan, Hoa Kỳ và Liên bang Nga với giá trung bình khoảng 60.000 đồng/kg tùy loại sản phẩm. Mức giá này thấp hơn nhiều so với giá thịt lợn hơi và các sản phẩm thịt lợn nội địa có bán trên thị trường.
“Mình mua thịt đông lạnh xuất khẩu từ các cửa hàng bán thịt heo đông lạnh hoặc ở trong siêu thị thấy giá rất phải chăng. Chẳng hạn ba chỉ heo 150-160.000 đồng/kg, thịt thăn 150-160.000 đồng/kg, sườn non 139.000 đồng/kg, móng giò 42.000 đồng/kg, chân giò 69.000 đồng/kg, cốt lết 88.000 đồng/kg,… Mức giá thịt lợn đông lạnh này rẻ hơn hẳn so với thịt tươi bên ngoài mà vẫn đảm bảo về chế biến thơm ngon, chi phí hợp lý”, chị Bắc kể.
Mua thịt bò, gà, ngan, vịt, trứng, cá thay thế thịt lợn
Trước tình trạng giá thịt lợn tăng cao, người tiêu dùng như chị Bắc cũng đã chuyển dần sang ăn nhiều thịt gà, vịt, thịt ngan hơn. Điều này giúp chị Bắc vừa tiết kiệm chi phí sinh hoạt, gia đình chị lại được thưởng thức thoải mái.
Chị Bắc cho biết, với mức giá thịt lợn hiện tại, người tiêu dùng có thu nhập thấp như vợ chồng chị không thể ăn nhiều thịt lợn như trước được. Bởi thế chị phải đổi thói quen sang sử dụng nhiều thịt gà, ngan, vịt, trứng, cá hơn để tiết kiệm chi phí sinh hoạt.
Trước tình trạng giá thịt lợn tăng cao, người tiêu dùng như chị Bắc cũng đã chuyển dần sang ăn nhiều thịt gà, vịt, ngan hơn.
“Thời gian đầu khi mới chuyển sang thay đổi thói quen ăn thịt lợn sang thịt gà, vịt, ngan, các thành viên trong gia đình mình cũng cảm thấy chán và trống vắng khi thiếu hụt thịt lợn. Song mấy tháng nay gia đình mình ăn cũng đã quen. Mình cứ mua gà, vịt, ngan và liên tục thay đổi cách chế biến cũng như phối hợp thực phẩm khác như cá, tôm, cua, trứng để nấu những món ăn ngon bình dân, đổi món. Mọi người ăn nhiều hơn và thoải mái hơn”, chị Bắc bộc bạch.
Người phụ nữ này cũng khẳng định, giá cá, gà, vịt, tôm, trứng… ăn vừa rẻ hơn thịt lợn vừa tốt cho sức khỏe. Vì thế những ngày này chị coi đây là lựa chọn khá hợp lý để thắt chặt chi tiêu.
Chỉ ăn những phần thịt có giá rẻ khác của thịt lợn
Trong khi thu nhập không tăng, thậm chí bị hụt đi 1 chút, chưa kể mặt hàng thịt lợn (một thực phẩm thiết yếu) đã tăng quá cao nên bà nội trợ này cũng phải tự chi tiêu thông minh hơn.
Chỉ ăn những phần thịt có giá rẻ khác của thịt lợn.
“Trước đây thay vì hay ăn sườn hoặc thịt nạc vai, giờ mình chuyển hướng ăn những phần thịt lợn giá rẻ mà dôi thịt hơn khi chế biến. Chẳng hạn giờ mình mua xương cục, xương hom chỉ khoảng vài chục ngàn đồng/kg. Xương cục heo gồm toàn bộ phần xương heo sau khi đã lóc bỏ thịt, gân, cơ, mỡ bán trên xương. Vì thế mình mua về dùng để ninh nước dùng, nấu lẩu, cháo, phở, nấu cháo, soup, nấu các loại canh rau củ… đều rất ngon ngọt hoặc mua phần thịt đầu rồng cũng rất dôi thịt mà giá lại rẻ”, chị Bắc kể.
Quay cuồng 'bão giá', trong tay 100 ngàn ra chợ không biết mua gì
Giá thịt lợn tăng phi mã nên các mặt hàng thực phẩm khác cũng tăng theo khiến người dân quay cuồng trong cơn "bão giá". Nhiều người than giờ cầm 100.000 đồng đi chợ mà không biết mua gì cho đủ ăn.
Đau đầu đi chợ vì "bão giá"
Mới đây, trả lời chất vấn trước Quốc hội về vấn đề giá thịt lợn tăng cao, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường mong người dân thông cảm vì chi phí sản xuất tăng cao, đồng thời cũng là dịp để chia sẻ với khó khăn trước đó người chăn nuôi gặp phải.
Dù rất thông cảm với người chăn nuôi, nhưng trước đà tăng giá phi mã của thịt lợn, đặc biệt khi tại chợ giá thịt lợn tăng hàng ngày và một số loại lên mức 200.000 đồng/kg, thậm chí 280.000 đồng/kg, nhiều bà nội trợ tỏ ra ngao ngán. Bởi, giá thịt tăng, nhiều loại thực phẩm khác cũng ồ ạt tăng theo.
Trên diễn đàn nấu nướng của các bà nội trợ, chủ đề đi chợ với 100.000 ngàn đồng mua được gì thu hút hàng chục ngàn lượt quan tâm, bàn tán rôm rả. Trong đó, nhiều người than thở không biết đi chợ mua gì vì giá tăng nhưng lương không tăng, số khác chia sẻ bí kíp đi chợ không bị "lõm ví" mà cả gia đình vẫn đủ ăn.
Giá thịt lợn tăng, hàng ăn cũng đua nhau dán thông báo tăng giá
Nhà có 4 người nhưng toàn người đang sức ăn. Trước kia đi chợ 100.000 đồng, chị mua tương đối dễ. Ví như ăn thịt lợn thì mua tầm 5 lạng hết khoảng 45.000 đồng, 10.000 đồng đậu phụ, rau hết 10.000 và bát canh ngao hay canh cá hết khoảng 25.000-30.000 đồng. Các món ăn chủ yếu xoay quanh gà, bò, cá và thịt lợn,... mỗi bữa chỉ hết khoảng 100.000 đồng. Chị Đào Thị Hồng Nhung ở Phương Mai (Đống Đa, Hà Nội) tâm sự, gia đình chị có 4 người, bữa sáng và trưa các thành viên trong gia đình đều tự mua đồ ăn ở ngoài. Riêng bữa tối chị đều đặn đi chợ và nấu cơm cho cả nhà ăn. Nhưng thời gian gần đây, chị khá đau đầu về việc đi chợ mua gì về nấu sao cho đủ số lượng, đủ chất, bởi tiền chợ chỉ gói gọn từng ấy.
"Những ngày gần đây, đi chợ mua 5 lạng thịt ba chỉ hay thịt chân giò đã hết bay khoảng 100.000 đồng rồi. Mà mâm cơm thì không thể có một món, còn phải có những món khác ăn kèm nữa". Chị Hồng Nhung chia sẻ, thịt tăng thành ra các loại thực phẩm khác cũng tăng, như món giò chả giá cũng tăng gấp đôi. Gà thì giá dịp này cũng đang tăng mạnh. Chỉ có cá thì giá vẫn ổn định, nhưng chả lẽ ngày nào cũng ăn cá.
"Giờ đi chợ chỉ thấy mỗi rau quả là không tăng giá". Chị Phạm Thị Phương Thảo ở Hoàng Văn Thái (Thanh Xuân, Hà Nội) than thở. Trước chị Thảo đi chợ còn hay mua dư ra, nhiều bữa ăn không hết. Giờ thì tính toán kỹ để mua vừa đủ ăn, không thừa miếng nào.
"Dịp này, tôi cũng chỉ dám mua các loại thịt mông, ba chỉ, chân giò. Sườn non đắt quá nên cả tháng nay không dám mua ăn, các con thèm lắm thì đổi qua sườn vai. Trước tôi còn mua xương ống ninh nấu canh cho ngọt nước, giờ xương ống cũng 60.000-70.000 đồng/kg nên tôi cắt luôn khoản này", chị chia sẻ.
Theo chị Thảo, thu nhập vợ chồng chị không tăng, trong khi giá cả hàng hòa thì tăng vù vù. Đặc biệt là những mặt hàng liên quan đến thịt lợn. Thành ra, gần đây ngày nào đi chợ, cầm 100.000 đồng mà tính đi tính lại chị không biết mua gì cho đủ 4 người lớn và 1 trẻ nhỏ ăn bữa tối.
Hàng quán đua nhau tăng giá theo thịt lợn
Ghi nhận của PV. VietNamNet, khoảng 2 tháng nay, do ảnh hưởng của đợt tăng giá thịt lợn, nhiều mặt hàng thực phẩm liên quan đến thịt lợn tăng giá mạnh.
Ví như mặt hàng giò chả, giá tăng gần như gấp đôi so với ngày trước. Anh Nguyễn Văn Nghĩa - tiểu thương làm giò chả bán tại chợ Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, trước giò nạc hay chả giá chỉ 130.000-140.000 đồng/kg tùy loại, giờ thịt lợn tăng mạnh nên giá giò chả tăng lên hơn 200.000 đồng/kg.
Thịt lợn tăng giá chưa từng có, các bà nội trợ đau đầu không biết chọn mua gì để đảm vảo không bị thâm hụt "ngân sách" mà gia đình vẫn đủ ăn
Tương tự, mặt hàng bánh bánh chưng dịp này cũng tăng giá mạnh. Như loại bánh chưng gù Hà Giang, giá bán tăng khoảng 5.000 đồng/chiếc, bánh chưng vuông ngoài chợ giá tăng khoảng 5.000-10.000 đồng/chiếc.
Anh Phan Văn Vĩnh, một đầu mối làm bánh chưng đặc sản tại Thanh Trì (Hà Nội) thừa nhận, dù thịt lợn chỉ dùng để làm nhân bánh chưng, nhưng do dịp này giá thịt tăng mạnh nên anh phải điều chỉnh giá bán lẻ cho phù hợp.
Trong khi đó, các cửa hàng bánh bao, bún chả, bún mọc,... dịp này cũng đua nhau treo biển thông báo tăng giá, mong khách thông cảm bởi giá thịt lợn quá đắt đỏ. Một cửa hàng bán bánh bao trên phố Ngô Thì Nhậm tăng mạnh từ 15.000 lên 20.000 đồng/chiếc. Cửa hàng bánh mì khá nổi tiếng tại phố Huế cũng nói với khách mua rằng giá 1 chiếc bánh mì kẹp là 30.000 đồng, nếu giá cũ 25.000 đồng thì vài miếng thịt. "Cứ mỗi thứ tăng một ít cũng đủ làm ví tôi mỗi ngày hụt thêm vài chục ngàn", chị Hương, một khách mua bánh, tâm sự.
Chị Trần Thị Lệ Thủy - chủ một cửa hàng bún mọc trên phố Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, nhà chị bán các loại bún đều liên quan đến thịt lợn, như bún giả cầy, bún mọc, bún sườn,... Từ đầu tháng 10, giá thịt lợn tăng mạnh chị đã phải điều chỉnh giá bán tăng lên thêm 5.000 đồng/bát. "Khách đến ăn nhiều người thông cảm, song cũng không ít người ca thán. Nhưng biết làm sao được, giá thịt lợn gần như đã tăng gấp đôi so với hồi giữa năm rồi".
Chị Thủy chia sẻ, mấy ngày hôm nay thịt lợn lại tiếp tục tăng, hôm qua đi chợ chị đặt hàng ở các mối sỉ mà họ đều báo giá tăng thêm 10.000-20.000 đồng/kg.
"Tôi đang đau đầu tính toán xem có nên điều chỉnh tăng giá tiếp không. 35.000 đồng một bát bún khách còn ăn, chứ 40.000 đồng/bát thì kiểu gì khách cũng giảm. Tăng giá thì khách kêu mà không tăng thì thành ra mình làm không công" chị than thở.
Theo Vietnamnet
Xuất hiện hành vi ăn cắp thịt lợn do giá ngày càng tăng vọt Một số người giống như đã bước đến đường cùng và phải thực hiện hành vi ăn cắp thịt lợn tại Trung Quốc, điều này xảy ra trong bối cảnh giá thịt lợn tại nước này tăng quá cao. Một người đàn ông ở miền nam Trung Quốc đã lấy trộm một chiếc làn đi chợ chứa đầy thịt lợn sau khi phát...