29 trường học ngoài công lập ở Hà Tĩnh thu hút gần 13.000 học sinh
Việc phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập ở Hà Tĩnh đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tải cho hệ thống trường công, góp phần giải quyết áp lực tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục công lập vùng trung tâm.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, hiện trên địa bàn tỉnh có 29 trường ngoài công lập ở tất cả các bậc học với tổng số gần 13.000 học sinh, trong đó bậc mầm non có 22 trường, còn lại là trường tiểu học và trường liên cấp.
Mạng lưới trường ngoài công lập phát triển mạnh ở các vùng trung tâm đô thị, đặc biệt là ở thành phố Hà Tĩnh với tổng số 14 trường, hơn 7.000 học sinh.
Cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu đổi mới và hội nhập là yếu tố để trường ngoài công lập có sức hút học sinh.
Hàng năm, kết quả học tập của các trường, cơ sở ngoài công lập đạt cao và ổn định. Hầu hết nhà trường đã quan tâm triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục thể chất… có tác động tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Tại Trường Hội nhập quốc tế iSchool Hà Tĩnh – một trong 3 trường liên cấp trên địa bàn Hà Tĩnh, học sinh vừa có những trải nghiệm khó quên ở bộ môn Ngữ văn. Với hình thức sân khấu hóa hình tượng người nông dân trong những tác phẩm văn học giai đoạn 1930-1945, các em đã được thử sức mình trên sân khấu, “sống” cùng nhân vật và bối cảnh trong tác phẩm. Những bài học cứ thế thấm sâu hơn, lâu hơn, học sinh có thêm cảm hứng học tập và thêm yêu môn học.
Hoạt động ngoại khóa ở Trường Hội nhập quốc tế iSchool Hà Tĩnh giúp các em phát triển kỹ năng mềm.
Thầy Trần Hải Ngọc – Hiệu trưởng Trường Hội nhập quốc tế iSchool Hà Tĩnh cho biết: “Để hướng tới môi trường hội nhập, nhà trường đã dành nhiều thời lượng để giáo dục kỹ năng, giá trị sống cho học sinh, trong đó, chú trọng các hoạt động ngoại khóa.
Tùy theo từng bậc học, chương trình được thiết kế phù hợp với đặc điểm nhận thức, sức khỏe, tâm sinh lý lứa tuổi. Từ các hoạt động trải nghiệm, học sinh đã được hình thành các kỹ năng hữu ích cho bản thân, phát triển toàn diện về mọi mặt, tự tin bước vào môi trường hội nhập”.
Video đang HOT
Học sinh iSchool được tạo điều kiện phát triển năng khiếu, sở trường.
Cùng với các phương pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, thời gian qua, nhà trường cũng đã đầu tư nguồn lực hàng chục tỷ đồng để củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đáp ứng học tập, vui chơi giải trí của học sinh. Nhờ thế, chỉ 6 năm sau ngày thành lập trường mầm non, đến nay iSchool Hà Tĩnh đã mở rộng quy mô thành trường liên cấp với tổng số gần 1.000 học sinh. Chất lượng dạy học ngày càng được khẳng định qua các kỳ thi học sinh giỏi, sân chơi trí tuệ quốc tế…
Khẳng định mình là một trong đơn vị tiên phong trong đổi mới dạy học, nâng cao chất lượng chuyên môn và dịch vụ, sau 4 năm thành lập, Trường TH, THCS & THPT Albert Einstein cũng đã trở thành một trong những địa chỉ được các bậc phụ huynh tin tưởng.
Trường TH, THCS & THPT Albert Einstein ngày càng khẳng định chất lượng giáo dục.
“Đến thời điểm hiện tại, trường đã thu hút gần 1.400 học sinh từ cấp tiểu học đến cấp THPT. Trường cũng đã tạo điều kiện giải quyết việc làm cho 169 cán bộ, giáo viên, nhân viên”, ông Nguyễn Viết Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng nhà trường thông tin.
Việc không ngừng đổi mới, áp dụng nhiều phương pháp giáo dục vào giảng dạy đã giúp tăng cường kiến thức cho học sinh, được phụ huynh đồng tình, ủng hộ cao. Nhà trường chủ động xây dựng lộ trình bài bản, phù hợp cho học sinh trong từng cấp học. Nhờ đó, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên, đặc biệt là việc phát triển năng khiếu sở trường của học sinh và đào tạo ngoại ngữ theo hướng chuẩn quốc tế.
Chị Nguyễn Thị Loan, phường Trần Phú – thành phố Hà Tĩnh cho biết: “Qua việc tìm hiểu phương pháp dạy học tại Trường Albert Einstein tôi đã tin tưởng lựa chọn và gửi gắm con vào học. Mong rằng, ở môi trường này, con sẽ có điều kiện phát huy được năng lực, sở trường của bản thân, từ đó chủ động hơn trong việc nắm bắt các cơ hội cho tương lai”.
Môi trường học tập thân thiện là yếu tố để mỗi ngày đến trường của học sinh Trường Mầm non Trung Kiên là một ngày vui.
Phát triển sớm so với bậc phổ thông, hệ thống mầm non ngoài công lập ở Hà Tĩnh cũng đã khẳng định được vai trò, tầm quan trọng trong việc giảm áp lực cho các trường công lập.
Đến thời điểm hiện tại, bậc mầm non Hà Tĩnh có 22 trường ngoài công lập với tổng số gần 10.000 trẻ, chiếm tỉ lệ 12,4% học sinh mầm non toàn tỉnh. Một số địa phương có tỉ lệ trẻ đến cơ sở giáo dục ngoài công lập khá cao như: thành phố Hà Tĩnh chiếm tỉ lệ 51,2%, thị xã Hồng Lĩnh 22,7%, thị xã Kỳ Anh 20,6%.
Học sinh Trường Mầm non Nguyễn Du (thị xã Hồng Lĩnh) với giờ học rèn luyện kỹ năng tự phục vụ.
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục từ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình kiên cố hóa trường lớp bị cắt giảm, tỷ lệ giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non chưa đáp ứng với nhu cầu đến lớp của học sinh ở độ tuổi nhà trẻ; tình trạng quá tải trong mỗi mùa tuyển sinh vẫn luôn hiện hữu bởi việc tăng dân số cơ học… Vì thế, sự phát triển mạng lưới trường lớp ngoài công lập đã góp phần giải quyết những khó khăn nói trên.
Việc phát triển mạng lưới giáo dục ngoài công lập nói chung, trong đó có bậc học mầm non là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập và phát triển. Các trường ngoài công lập đã mang đến luồng gió mới, tạo nên sự cạnh tranh về chất lượng, từ đó thúc đẩy và cải thiện các hoạt động giáo dục. Sự xuất hiện của hệ thống giáo dục ngoài công lập cũng đã tạo cơ hội việc làm cho hàng ngàn giáo viên, nhân viên, giúp tinh giản biên chế ở các trường công, giảm ngân sách chi cho giáo dục. Ngoài ra, phụ huynh ở các vùng trung tâm cũng có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn môi trường cho con học tập tùy theo năng lực tài chính của gia đình.
Cô Nguyễn Thị Nhung Quyên – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
Phát động phong trào thi đua xây dựng trường học hạnh phúc
Sáng 18/10, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua xây dựng trường học hạnh phúc
Tiết mục văn nghệ lễ phát động của các em học sinh TP Hà Tĩnh.
Tham dự lễ phát động có lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo các phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh.
Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT phát động Lễ phát động phong trào thi đua xây dựng trường học hạnh phúc.
Thời gian qua, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục tích cực triển khai nhiều hoạt động cụ thể thiết thực. Việc xây dựng, phát triển mô hình trường học hạnh phúc dựa trên trải nghiệm hạnh phúc của con người: Kết nối với bản thân - Kết nối với người khác - Kết nối với thế giới tự nhiên.
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên, tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Ông Phan Duy Nghĩa - Phó Trưởng phòng Giáo dục phổ thông Sở GD&ĐT thông qua quyết định ban hành bộ tiêu chí tạm thời về trường học hạnh phúc.
Trường học hạnh sẽ mang lại trạng thái cảm xúc vui vẻ, năng lượng sống tích cực và đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn chính đáng cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, nhân viên và người lao động. Trong đó, học sinh hạnh phúc phải được đặt ở vị trí trung tâm của nhà trường hạnh phúc, đúng như câu khẩu hiệu "Tất cả vì học sinh thân yêu".
Đại biểu tham dự Lễ phát động.
Tại lễ phát động, Sở GD&ĐT thông qua kế hoạch triển khai xây dựng trường học hạnh phúc và quyết định ban hành bộ tiêu chí tạm thời về trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Tĩnh.
Theo đó, toàn tỉnh phấn đấu: năm học 2022-2023, 100% các cơ sở giáo dục xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc; năm học 2023-2024, phấn đấu có 5% cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn Trường học hạnh phúc; từ năm học 2024-2025 trở đi, phấn đấu mỗi năm học có thêm ít nhất 10% cơ sở giáo dục đạt các tiêu chuẩn trường học hạnh phúc.
Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành giáo dục Hà Tĩnh cần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động giáo dục; thực hiện tốt mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Tăng cường các hoạt động rèn luyện thể chất, kỹ năng sống cho học sinh Sau khi ổn định nền nếp học tập, phong trào rèn luyện thể chất, giáo dục kỹ năng sống được triển khai kịp thời tại các trường học ở Hà Tĩnh. Qua đó, tạo không khí hào hứng, hấp dẫn cho học sinh. Việc tổ chức các CLB giúp học sinh tiểu học phát triển năng khiếu, rèn luyện kỹ năng (Ảnh chụp...