25 điều cần biết về tiền bạc trước khi bước sang tuổi 25: “Con nợ” của thẻ tín dụng giật mình thon thót từ điều đầu tiên!
Mỗi người có quan điểm khác nhau với tiền bạc nhưng có những điều mà ai cũng nên biết càng sớm càng tốt.
Cuộc đời mỗi người luôn có những cột mốc đáng nhớ. 18 tuổi, bạn chính thức được xem là người trưởng thành, 30 tuổi bắt đầu có gia đình đuề huề và sự nghiệp dần đi vào quỹ đạo thì quãng thời gian 25 tuổi lại đem đến nhiều sự chênh vênh, vô định hơn. Thậm chí người ta còn gọi sự mông lung ở thời điểm này là “khủng hoảng tuổi 25″.
Ngoài những nỗi niềm này, tuổi 25 còn là lúc nảy sinh rất nhiều suy nghĩ, hoài nghi về chuyện tiền bạc. Nếu chỉ là một người làm công ăn lương bình thường, bạn không biết phải làm sao để đủ tiền mua nhà, mua xe hay phụng dưỡng bố mẹ. Bạn cũng không hiểu tại sao tiền của mình cứ mọc cánh mà bay đi mất rồi cuối tháng lại vay chỗ này một chút, mượn chỗ kia một tẹo.
Thế nên để giảm nguy cơ rơi vào tình cảnh này, có những chân lý về tiền bạc mà bạn nên biết càng sớm càng tốt. Bởi chúng sẽ rất có ích, giúp bạn thay đổi tình hình tài chính của mình theo hướng tích cực hơn. “Khủng hoảng tuổi 25″ khi không phải lo lắng tiền nong thì vẫn tốt hơn là vừa “khủng hoảng tuổi 25″ vừa nghèo nhỉ?
1. Thẻ tín dụng sẽ làm cho bạn bị phá sản.
Vì vậy mà chỉ có 2 từ dành cho điều này: Tránh xa!
2. Nợ trả góp tiền mua ô tô không phải là một lối sống bình thường.
Vay tiền mua xe ô tô đã là một xu hướng cực kỳ phổ biến, hầu hết các ngân hàng còn thiết kế gói vay riêng dành cho nhu cầu này. Nhưng thực tế là bạn có thể mua một chiếc xe cũ nhưng vẫn còn đẹp bằng tiền mặt mà không phải trả góp hàng chục triệu mỗi tháng cả gốc lẫn lãi.
3. Ngân sách là người bạn tốt nhất của bạn.
Có thể bạn sẽ cho rằng điều này đã nghe ra rả khắp nơi và nó chỉ là lý thuyết nhưng ngân sách thực sự là một cách hiệu quả trong việc quản lý chi tiêu. Lập ngân sách không khó, cái khó là bạn có đủ kiên trì và nghiêm túc để theo đuổi nó hay không mà thôi. Nếu làm được bạn sẽ chiến thắng trong cuộc chiến tiền nong đấy!
4. Cố cho bằng người ta sẽ khiến bạn chìm trong nợ nần.
Đừng cố gắng phải có đủ thứ này thứ kia giống bạn A, chị B, anh C,… vì tâm lý không muốn thua bạn kém bè. Mỗi người có một cuộc đời khác nhau, bạn không có điện thoại mới và cũng không phải gánh 1 khoản trả góp còn họ lúc nào cũng sang chảnh nhưng biết đâu lại đang ôm 1 đống nợ?
5. Bạn hoàn toàn có thể nói “Không!”.
Nếu một người/ nhóm bạn rủ bạn đi du lịch hoặc đi ăn tối nhưng bạn không có tiền nên từ chối thì chẳng có gì sai cả. Đó là chuyện bình thường và bạn bè của bạn sẽ hiểu. Còn nếu họ không hiển, bạn nên tìm những người bạn mới.
6. Cha mẹ của bạn cuối cùng sẽ già đi.
Điều đó có nghĩa là bạn cần có đủ tiền chăm sóc họ, về cả sức khoẻ lẫn tinh thần. Đồng thời bạn cũng nên nói chuyện với họ về tài sản và kế thừa để tránh những rắc rối về sau.
7. Bạn có thể tự trang trải chi phí học đại học.
Tiền học đại học là một con số đáng kể. Nhiều người được gia đình chu cấp, nhiều người lựa chọn phương án vay vốn sinh viên và cũng không ít người tự trang trải chi phí mà không mắc nợ ai. Có nhiều cách như làm việc part-time, giành học bổng, lựa chọn trường có học phí thấp,… Tất nhiên để làm được điều này sẽ vất vả nhưng nó tránh cho bạn một khoản nợ treo lơ lửng trên đầu. Cũng đáng cố gắng chứ!
8. Tiết kiệm tiền nghỉ hưu từ bây giờ.
Có thể bạn cũng đã nhận ra rằng xu hướng độc lập tài chính – nghỉ hưu sớm đang ngày càng phổ biến với người trẻ. Bạn không nhất thiết phải đi theo trào lưu này nhưng hãy bắt đầu tiết kiệm và đầu tư một cách nghiêm túc để không phải lo chuyện tiền bạc khi về già.
Video đang HOT
9. Giàu có không phải là điều xấu xa.
Ngày nay có rất nhiều người chỉ trích sự giàu có xa xỉ hay những người giàu vì cho rằng đó là nguyên nhân tạo nên khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội. Nhưng kiếm tiền và làm giàu hợp pháp chẳng có gì xấu cả, gièm pha và cay cú vì người khác giàu hơn mình mới xấu.
10. Cho đi là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm với tiền bạc.
Bạn càng có nhiều tiền, bạn càng có thể cho đi nhiều hơn để mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình.
11. Sự kiên nhẫn sẽ luôn được đền đáp.
Hãy tiết kiệm và kiếm nhiều tiền đến khi có đủ tiền để mua món đồ nào đó thay vì tậu chúng ngay lập tức bằng thẻ tín dụng hay gói mua trả góp. Dù có tên gọi nào thì đó cũng đều là nợ cả.
12. Công việc đầu tiên có thể không phải là công việc mơ ước của bạn.
Miễn nó có thu nhập ổn thì hãy mạnh dạn thử. Hơn nữa đây cũng là một cách học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và xây dựng sự nghiệp của bạn. Và sau này khi đã có đủ tiền để tự do tài chính, bạn muốn làm việc cũng được.
13. Ngôi nhà đầu tiên có thể không phải là ngôi nhà mơ ước của bạn.
Nhiều người mong ước sẽ mua được một ngôi nhà rộng rãi, sạch sẽ và ấm cúng giống như nhà của bố mẹ. Vậy thì bạn đã quên mất rằng bố mẹ cũng phải mất hàng chục năm trời mới có thể làm được điều đó rồi. Ngoài ra sau này bạn sẽ còn chuyển nhà nhiều lần nữa nên đừng mong đợi mức độ cao nhất cho ngôi nhà đầu tiên của mình.
14. Bạn chỉ nên lựa chọn duy nhất một loại vay thế chấp: 15 năm, lãi suất cố định.
Các khoản vay thế chấp lãi suất cố định kỳ hạn 15 năm và 30 năm là kiểu phổ biến nhất hiện tại. Tuy nhiên hãy tránh xa các khoản thế chấp 30 năm bất kể lý do nào đi nữa. Bạn muốn gánh nợ mua nhà đến năm 55 tuổi ư?
15. Hôn nhân sẽ khó khăn hơn khi bạn bất đồng với nửa kia về tiền bạc.
Khi kết hôn, chắc chắn 2 bạn sẽ có những lần tranh luận về tiền bạc, chi tiêu, đầu tư,… Nhưng một điều cực kỳ quan trọng là bạn và người ấy phải thống nhất những điều cơ bản, mang tính nền tảng như lập ngân sách, không nợ nần và tiết kiệm.
16. Hãy hạnh phúc với những gì bạn đang có.
Không phải nói nhiều về điều này bởi bạn phải học cách biết đủ và mãn nguyện với cuộc sống của mình.
17. Bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi nợ nần nếu như chưa phát điên vì nó.
Có thể bạn sẽ phát ốm và mệt mỏi cực điểm vì những khoản nợ. Nhưng cảm giác này sẽ chính là động lực tốt nhất giúp bạn trả nợ nhanh nhất.
18. Tài chính cá nhân phụ thuộc 80% vào hành vi và 20% vào kiến thức.
Chúng ta đều biết mình có phải là người vô trách nhiệm với tiền bạc hay không. Nhưng nhiều khi chúng ta cố tình ngó lơ và đưa ra những lựa chọn không tốt chút nào. Chẳng hạn như khi cơn mua sắm bốc đồng dâng lên, bạn sẵn sàng mua một chiếc váy mà không biết có mặc đến lần thứ 2 hay không. Vì vậy mà cách tốt nhất để cải thiện tình hình tài chính cá nhân chính là thay đổi hành vi, dù là nhỏ nhất.
19. Không tồn tại cái gọi là giàu có nhanh chóng
Không có phép màu nào giúp bạn trở nên giàu có sau một đêm, trừ trúng số. Mà cơ hội này thì cực kỳ hiếm có và chưa chắc đã phải là điều tốt. Thế nên muốn giàu thì phải cần thời gian và làm việc chăm chỉ.
20. Bố mẹ bạn không hoàn hảo, nhưng có thể họ biết nhiều hơn những gì bạn biết.
Càng lớn tuổi, bố mẹ bạn càng sắc sảo và có nhiều kinh nghiệm hơn.
21. Đừng bao giờ tin tưởng người cho vay nặng lãi.
Phải nhấn mạnh lại rằng KHÔNG BAO GIỜ. Bởi những người cho vay nặng lãi chính là tệ nhất. Họ sẽ tính cho bạn lãi suất hàng trăm %/ năm kèm theo một nụ cười và bạn sẽ không bao giờ thoát ra được vũng lầy này.
22. Đừng đi du lịch khắp nơi trừ khi bạn đủ tiền chi trả.
Tất nhiên là tiền thực sự của bạn chứ không phải trả bằng thẻ tín dụng.
23. Túng thiếu một chút cũng không sao.
Bạn có thể túng thiếu một thời điểm nào đó nhưng đừng để nó làm xáo trộn các ưu tiên tài chính của mình.
24. Nhà của bố mẹ bạn không phải là nhà trọ có free bữa sáng.
Khi 25 tuổi, bạn nên chuyển ra ngoài và tự lập, kể cả là thuê nhà. Tất nhiên bạn có thể về ăn tối hoặc ở lại cuối tuần nhưng đừng trở thành ”Boomerang Kids” (những thanh niên đã dọn ra ngoài ở riêng nhưng sau đó lại quay trở về nhà với bố mẹ do gặp khó khăn tài chính hay sự nghiệp).
25. Ăn tối nhà hàng mỗi ngày là cách nhanh chóng khiến bạn tán gia bại sản.
Thỉnh thoảng ra ngoài ăn tối là chuyện tốt nhưng đừng biến nó thành một thói quen, nhất là khi bạn đang ôm vài khoản nợ.
Ảnh minh hoạ
30 tuổi không mắc phải 4 sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân, 60 tuổi nhất định không hối hận: Tiết kiệm được bao nhiêu đều do chính bạn!
Những sai lầm khi quản lý tài chính lúc còn trẻ có thể khiến bạn phải trả giá cho tới khi về già. Hãy tìm hiểu và quản lý tài chính cá nhân đúng cách càng sớm càng tốt để tránh hối hận về sau.
Luôn có những điều đáng tiếc khác nhau trong cuộc sống, rất nhiều người khi sắp đối diện với chuyện kết hôn, sinh con, thậm chí là khi về hưu, mới bắt đầu hối hận bản thân chưa từng quản lí tốt tài chính. Chính những sai lầm về quản lý tài chính khi còn trẻ đã khiến họ thường xuyên phải lo lắng vì không có đủ tiền đáp ứng cuộc sống.
Nhà tâm lý học lâm sàng Karen Nimmo đã thực hiện một cuộc khảo sát không chính thức đối với các nhóm tuổi từ 35 đến 60 để tìm ra điều họ nghĩ rằng họ hối tiếc nhất trong cuộc đời:
1. Hối hận vì đã vay tiền
Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp, thu nhập khoảng 2200 USD nhưng sau khi chi tiêu cho những khoản thiết yếu và phụng dưỡng bố mẹ xong, số tiền còn lại dùng để chi trả nợ cho gia đình, mua nhà... là cực kì khó.
Hơn nữa trong tình hình dịch bệnh, một số người vì những khoản nhất định phải chi tiêu nên đã đi vay tiền. Thế nhưng chính vì thế mà họ đã phải ôm một gánh nặng lớn trên vai. Thậm chí, nếu không thể trả lãi đúng hạn, việc vay tiền lại càng ảnh hưởng xấu tới cuộc sống hơn.
2. Nợ quá nhiều tiền trong thẻ tín dụng
Hiện nay có rất nhiều thẻ tín dụng đều đưa ra các chương trình khuyến mại khác nhau để hấp dẫn mọi người đăng ký thẻ. Hơn nữa nhiều doanh nghiệp và ngân hàng cũng sẽ đưa ra các phương thức trả tiền tiện lợi, ví dụ như trả tiền theo từng kì... Thế nhưng lãi suất của thẻ tín dụng lại thường cao hơn lãi suất của các dịch vụ khác nhiều.
Ngoài ra, thời gian trả hết nợ càng lâu, tiền tiêu đi cũng càng nhiều hơn.
Ví dụ bạn dùng 1000 USD trong thẻ tín dụng để mua một chiếc TV mới, lãi suất của thẻ lúc này sẽ là 35%. Nếu như mỗi tháng bạn chỉ trả được số tiền thấp nhất thì bạn sẽ mất 5 năm mới có thể trả hết nợ. Kết quả là số tiền lãi bạn phải trả đủ để mua thêm một chiếc ti vi mới nữa.
3. Tiêu xài hoang phí, không sớm để tiền dành dụm
Nhà đầu tư và chuyên viên quản lí tài chính đã từng đưa ra một bản kết quả điều tra vào năm 2019. Trong báo cáo có nhắc tới, gần 38% người hối hận về việc tiêu xài hoàng phí trên phương diện quản lí tài chính.
Những người còn lại bày tỏ sự hối tiếc khi không chuẩn bị trước những bước đệm cho tương lai sau này ví dụ như tiết kiệm tiền, thiết lập kế hoạch chi tiêu...
4. Không đầu tư
Nhiều người cho rằng gửi tiền vào ngân hàng là phương pháp tiết kiệm an toàn, đáng tin nhất. Nhưng trong tình hình phức tạp như hiện này, gửi tiết kiệm không còn là phương pháp tối ưu nữa. Thay vào đó, đầu tư đang dần trở nên thịnh hành hơn. Sở dĩ đầu tư được nhiều người ưa chuộng bởi phương pháp này có lãi suất kép. Tiền lãi được cộng thêm theo từng đợt sẽ giúp giá trị số tiền ban đầu của bạn được tăng thêm, theo đó số tiền tiết kiệm được đương nhiên sẽ nhiều hơn.
5. Từ chối việc mua bảo hiểm
Nhiều người sau khi nghe, đọc được những tin đồn không tốt về việc mua bảo hiểm đã cho rằng bảo hiểm không có tác dụng gì quá lớn, không đáng để đầu tư vào. Nhưng khi bạn gặp phải sự cố vô tình xảy ra, bạn mới hiểu được mặc dù bảo hiểm không thể tạo ra khoản lãi đầu tư rất cao cho bạn, nhưng nó có thể cung cấp cho bạn một khoản lãi nhất định.
4 phương pháp quản lí tài chính đáng làm theo, tránh khi về già lại hối hận
Để khắc phục những sai lầm trong việc quản lí tài chính, chuyên gia đã đề ra 4 phương pháp quản lí tài chính đáng làm theo, tránh khi về già lại hối hận!
1. Hạ thấp cái tôi xuống!
Tiết kiệm được bao nhiêu, tiêu hết bao nhiêu tiền đều phụ thuộc vào nhu cầu của từng người trong cuộc sống. Có một vài người sẽ vì tiết kiệm mà bằng lòng duy trì cuộc sống cơ bản nhất. Cũng có người vì để thể hiện địa vị xã hội của mình mà tiêu xài hoang phí.
Thế nhưng Morgan Housel lại cho rằng, con người tiết kiệm được bao nhiêu có liên quan tới cái tôi. Ông chỉ ra rằng, đa số người giỏi quản lí tiền bạc sẽ không vì để hơn người mà thay đổi thói quen tiêu tiền của bản thân. Những người này sẽ dựa theo mục tiêu của mình để hoạch định ra kế hoạch tài chính. Do đó chúng ta cần học cách hạ thấp cái tôi xuống, tránh vì suy nghĩ của người khác mà ảnh hưởng tới kế hoạch tài chính của mình.
2. Tránh kết hôn với người có quan niệm tiền bạc khác với mình
Chuyên gia chỉ ra rằng, có quan hệ thân thiết hoặc kết hôn với người có quan niệm tiền bạc khác mình rất dễ khiến bản thân rơi vào tình trạng khốn khó. Bởi vì việc bất hòa về tiền bạc là một trong những nguyên nhân thường dẫn tới li hôn nhất. Do đó, tốt nhất là trước khi kết hôn, hãy hiểu rõ quan niệm tiền bạc của đối phương để tránh thảm họa về sau, thậm chí là tranh chấp tài sản sau khi li hôn.
3. Tránh xa việc nợ nần ngay từ đầu
Mặt khác, chuyên gia cũng nói rằng, không ai thoát được cảnh nợ nần nhanh hơn người đã tránh nợ nần ngay từ ban đầu. Chuyên gia cho rằng, phải quản lí tài chính một cách ổn thỏa. Trọng điểm không nằm ở việc lần nào cũng đưa ra quyết định đúng đắn, mà là đưa ra quyết định không phạm sai lầm trong thời gian dài.
4. Giữa ước mơ và bánh mì, nên chuẩn bị bánh mì tốt trước
Chọn một công việc phù hợp với ước mơ của cuộc đời bạn nhưng lương thấp sẽ khiến bạn dần cảm thấy hối hận theo thời gian. Khi phải đối mặt với đủ loại áp lực cuộc sống, bạn khó cảm nhận được niềm vui khi làm việc. Do vậy chúng ta nên lựa chọn công việc có thu nhập khả quan trước. Thu nhập của công việc này có thể cung cấp cho bạn một cuộc sống cơ bản. Khi tiết kiệm đủ tiền rồi, bạn có thể đi thực hiện ước mơ ban đầu của mình.
6 quan niệm sai lầm về quản lý tài chính ngăn cản bạn làm giàu: Thay đổi ngay trước khi tiền bạc tiêu tán Ai cũng mắc phải sai lầm. Những sai lầm trong quản lý tiền bạc sẽ khiến bạn khó lòng trở nên giàu có. Sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là cách quản lý tiền bạc. Người giàu luôn biết cách quản lý tiền của họ một cách khôn ngoan. Người nghèo thì nghĩ họ chẳng cần quản lý...