2 cách pha mắm nêm đậm đà cho mâm cơm nhà mặn mà hương vị
Thịt luộc, rau luộc chấm với mắm nêm thì ngon còn gì bằng. Quan trọng là mắm nêm phải ngon thì món ăn mới hấp dẫn. Học ngay cách pha mắm nêm ngon để cho bữa ăn của bạn thật hoàn hảo.
Trong mỗi bữa ăn gia đình, để có một bữa ăn ngon miệng thì không thể không kể đến vai trò của nước chấm hay mắm nêm. Đặc biệt hơn là những bữa ăn có món chấm như rau, thịt luộc,… Vậy làm thế nào để có một bát mắm nêm thơm ngon, bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn về nguồn gốc xuất xứ và
cách pha mắm nêm ngon tuyệt hảo.
Giới thiệu về xuất xứ của mắm nêm
Trên dải đất hình chữ S thân thương này, có rất nhiều loại mắm nêm, những mỗi loại có những bản sắc riêng gắn liền với nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất đó. Cái nôi của mắm nêm thì phải nói đến miền Trung.
Mắm cái không thể thiếu trong bữa cơm của người miền Trung (Ảnh: Internet)
Mắm nêm là một món chấm trong bữa cơm gia đình, nó còn được gọi với cái tên là mắm cái. Mắm nêm được làm từ nhiều loại cá nhỏ khác nhau, đặc biệt ngon nhất là cá cơm. Vào tháng 7, tháng 8 âm lịch, cá cơm xuất hiện rất nhiều. Sau khi được đánh bắt ngoài khơi xa, tươi xanh óng ánh, sẽ được đưa vào đất liền, được người dân mua về bỏ vào một cái chậu hoặc thau to, sau đó nhặt bỏ cá ươn rồi rửa thật sạch. Tiếp đến là ngâm trong nước muối tầm khoảng 30 đến 40 phút sau đó vớt ra phơi một nắng tầm 15 đến 20 phút cho ráo nước. Rồi cho cá lại vào chậu với tỉ lệ cứ “ba cá – một muối” mà trộn đều, nhớ là phải muối biển hạt thì mới ngon.
Tỉ lệ muối, cá rất quan trọng, nếu nhiều muối quá thì mắm sẽ rất mặn; ngược lại, nhạt quá thì mắm hỏng và sẽ không ăn được. Sau khi đã trộn đều thì cho cá vào những lu, khạp, hũ sành đậy nắp kín lại. Cá được ủ tầm hai mươi đến ba mươi ngày cho lên mùi là có thể đem ra để ăn và dành để ăn quanh năm. Mắm nêm khi chín mà đạt yêu cầu là cá không bị ngấu nhỏ hay bị nát, màu thì hồng nhạt, mùi hương tỏa ra ngào ngạt, quyến rũ. Mắm cá cơm chính hiệu miền Trung là khi mở hũ mắm ra, dù đứng ở khoảng cách xa thì bạn vẫn ngửi được mùi mắm thơm thoang thoảng. Chỉ vậy thôi thì đã kích thích vị giác của bạn rồi.
Ăn món gì với mắm nêm
Video đang HOT
Mắm nêm là một món ăn dân dã xuất hiện trong nhiều bữa ăn của mọi gia đình. Đặc biệt là vào trời mùa mưa, nếu ăn cơm với mắm thì ngon hết sảy. Chỉ cần một mâm cơm trắng, một đĩa cà tươi, một dĩa thịt luộc và không thể thiếu chén mắm nêm dầm ớt, tỏi, đường, gừng dã nhuyễn, vắt một ít chanh để điều chỉnh độ mặn ngọt của mắm là đã có một bữa ăn ngon nhất trên đời. Đó là cách pha mắm nêm thường thấy nhất ở mọi nhà.
Chế biến mắm nêm ngon góp phần cho bữa ăn ngon (Ảnh: Internet)
Nếu hỏi mắm nêm ăn với món gì thì xin nói rằng rất nhiều và nhiều món! Đặc biệt là món mắm nêm chấm với dĩa rau củ luộc hay bánh tráng cuốn thịt heo, gỏi cuốn. Bên cạnh đó thì mắm nêm khi ăn với cà pháo tươi, thịt luộc, đậu hũ cũng rất là ngon.
Ngoài ra, với các món bánh cũng có thể chấm với mắm nêm. Chẳng hạn như bánh đúc, bánh hỏi, bánh căn.
2 cách pha mắm nêm ngon tuyệt hảo
Cách pha mắm nêm thông thường với dứa.
Chuẩn bị nguyên liệu:
1/4 quả dứa Gia vị: tỏi, ớt, đường, chanh và mắm nêm.
Cách làm:
Bóc tỏi bỏ chung với ớt đã được rửa sạch băm thật nhuyễn.Dứa thì cắt thành miếng nhỏ rồi bỏ vào cối giã nát hoặc bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.Cắt chanh làm đôi, bỏ hạt để mắm nêm không bị đắng và vắt lấy nước cốt.Tiếp theo, trộn đều tỏi, ớt đã băm nhỏ với đường, nước cốt chanh theo tỉ lệ 2 thìa cà phê tỏi, ớt với 2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước cốt chanh.Tiếp đến là bạn chế biến mắm nêm với gia vị vừa trộn theo tỉ lệ là 1:1. Bạn có thể tăng giảm lượng đường theo khẩu vị và theo độ chín của quả dứa bạn mua. Dứa chín thì có vị ngọt hơn nên có thể giảm lượng đường sao cho phù hợp và ngược lại.
Chén mắm nêm đậm đà hương vị (Ảnh: Internet)
Cách pha mắm nêm với dứa, sả đậm đà hương vị.
Chuẩn bị nguyên liệu: dứa, tỏi, ớt, chanh, sả, đường, giấm, mắm nêm.
Cách làm:
Cũng như cách trên, dứa cắt thành miếng nhỏ rồi cho vào cối giã thật nhuyễn hoặc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.Tỏi và ớt bạn bỏ vỏ rửa sạch rồi băm nhuyễn.Sả bạn rửa sạch, bỏ phần lõi trắng rồi đem đi xay thật nhuyễn.Bước tiếp theo, bạn lọc mắm nêm qua lưới cho mịn, rồi cho đường vào.Đun hỗn hợp với lửa nhỏ để đường tan đều.Cho thêm một muỗng giấm, nước cốt chanh và một muỗng sả vào khuấy đều lên, nhớ là vẫn giữ lửa nhỏ. Bước này sẽ khiến cho mắm nêm dậy mùi lên.Sau đó bạn cho 2 muỗng tỏi, ớt, dứa đã được băm, xay nhuyễn vào và khuấy đều lên, rồi tắt lửa.Cuối cùng, là bạn đã có một chén mắm nêm thơm ngon hết sảy.
Mắm nêm đậm vị hơn với dứa và sả (Ảnh: Internet)
Vị ngon đặc trưng của các món ăn phụ thuộc khá nhều vào độ ngon của món nước chấm mà bạn pha chế. Vì vậy, dù cách pha chế mắm nêm có dễ dàng đến đâu thì đòi hỏi bạn phải thật chỉn chu và tinh tế trong khâu chuẩn bị nguyên liệu và cách thực hiện.
Theo VOH
Bánh đúc tuổi thơ
Ngày xưa mỗi lần ăn là bằng cái muỗng tre như con dao nhỏ, chấn từng miếng bỏ vào miệng nhai mà nghe vị rất đậm đà...
Nhớ ngày xưa, mỗi lần được mẹ đi chợ mua cho phần bánh đúc thì ba hay chọc: "Ăn bánh đúc đục mặt đó con". Tôi không hiểu rõ ý là gì nhưng cũng lờ mờ nghĩ rằng, chắc ông già đang nói mình mà ăn bánh đúc vào là cái mặt chù ụ cả ngày, vì ở quê nhiều người vẫn hay đùa nhau kiểu "cái mặt mi như cái bánh đúc".
Người miền Trung hay có kiểu ăn bánh đúc với mắm nêm. Ở Sài Gòn mỗi lần thèm bánh đúc tôi hay ghé chợ bà Hoa để mua, hay vài hàng quán có bán đồ ăn miền Trung vẫn hay bán món này. Nhưng cái vị bánh mà có lớp sốt nhân tôm thịt hòa với một ít bột năng giống như ở quê Quảng Nam mình thì hiếm khi thấy ở đâu bán. Lớp nhân giống như ăn bánh bèo vậy, rắc lên trên là lớp hành lá bằm nhuyễn với một ít đậu phộng giã nát, kèm chén nước mắm chua ngọt. Bánh đúc nếu không có lớp sốt thì là loại bánh không mùi vị được đúc từ bột gạo. Cái vị thanh lành của gạo nguyên chất khi ăn vào vẫn tạo cảm giác đậm ở miệng, miếng bánh được đúc dày rồi cắt hình vuông thật thơm dẻo. Ngày xưa mỗi lần ăn là bằng cái muỗng tre như con dao nhỏ, chấn từng miếng bỏ vào miệng nhai mà nghe vị rất đậm đà.
Ở quê tôi cứ mỗi khi đến mùa gặt, lúa chín vàng óng cả cánh đồng, những người nông dân tập trung gặt lúa từ sáng sớm đến khoảng 9 giờ là các bà, các mẹ thường đi mua đồ ăn giữa buổi (hay còn gọi là ăn nửa buổi), và món bánh đúc đã trở nên quen tai khi tôi hay nghe mẹ nói với ba: "Mua bánh đúc cho thợ nhé". Hay gia đình nào đang xây nhà cũng đãi thợ nửa buổi bằng bánh đúc. Có lần tôi hỏi mẹ: "Sao con thấy bà con mình hay đãi bánh đúc vậy mẹ", thì mẹ bảo: "Bánh đúc rẻ tiền mà ăn no lâu lắm. Bà con mình toàn là những người làm nông, sức ăn khỏe nên họ thích ăn cái gì no lâu. Mua mấy món khác ăn bao nhiêu cho đủ, lại vừa nhiều tiền con ạ".
Mỗi lần về quê, muốn ăn bánh đúc phải tìm vào tận trong chợ, ngồi ăn hàng giữa đám đông, tuy xô bồ một chút mà vẫn ngon. Nhưng hàng bánh đúc ngày càng ít đi, có lẽ vì đã có nhiều món ngon mới lạ mà ít ai thích ăn món bánh đúc của ngày xưa. Nhưng với tôi vẫn thật khó quên hương vị mà đã ăn vào câu ca mẹ ru thuở ấy: "Mấy đời bánh đúc có xương...."
Theo Thanhnien
Những món bún được ưa chuộng ở Nam Bộ Ẩm thực Việt gắn liền với các món ăn nhiều tinh bột, phản ánh rõ nét văn minh xứ sở. Dù ở bất cứ vùng miền nào, bún cũng là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Dù vậy, cách chế biến và thưởng thức các món bún của người dân Nam Bộ cũng có nhiều khác biệt so với các vùng miền...