13 mẫu phòng bếp theo phong cách tối giản “chuẩn chỉnh” dành cho nhà chung cư
Phong cách tối giản được hiểu đó là sự giản đơn hết mức có thể nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ không gian.
Những thiết kế nội thất phòng bếp phong cách tối giản hay còn gọi là Minimalism mà chúng tôi giới thiệu dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về phong cách này.
Đặc điểm của thiết kế nội thất phòng bếp phong cách tối giản
Những không gian nhỏ hẹp rất thích hợp với phong cách tối giản. Những gia chủ thích sự đơn giản, phong cách tối giản là sự lựa chọn hàng đầu trong thiết kế nội thất gia đình.
Phòng bếp gọn đẹp, ngăn nắp tức thì chỉ với hộp lưu trữ tiện lợi gia đình nào cũng nên có
Tuy nhiên để hình thành nên phong cách này cũng có những nguyên tắc riêng trong bố cục, sắp xếp cũng như phối màu.
Vị kiến trúc sư người Đức mang tên Ludwig Mies van der Rohe được biết đến là cha đẻ của phong cách tối giản này. Những công trình của ông đặt nền móng cho sự đơn giản, trong sạch, tinh tế, trật tự và sử dụng những mặt phẳng, đường thẳng, góc vuông trong thiết kế mà không làm mất đi tính thẩm mỹ cho không gian.
Trong phong cách tối giản, việc sử dụng màu sắc được hạn chế, thông thường không sử dụng quá 3 màu trong một không gian nội thất. Đó là một màu nền, một màu chủ đạo và một màu tạo điểm nhấn.
Màu sắc của mảng tường là màu trung tính nhằm tạo ra phần đệm cho các vật dụng trong trí xung quanh và tạo sự kết nối các thành phần khác trong cùng không gian. Hay các phông tường trắng cũng được sử dụng nhiều nhằm tăng giá trị các đồ đạc xung quanh, mang đến hiệu ứng về thị giác giúp không gian trông rộng và thoáng hơn.
1. Nhà bếp tối giản màu trắng với các kệ cao và các thiết bị làm bếp màu đen cũng có thể có sức hấp dẫn của riêng nó.
2. Thực vật trong nhà là một bổ sung đáng hoan nghênh về cả màu sắc và kết cấu cho thiết kế nhà bếp màu trắng trên nền trắng này.
3. Trong những căn bếp bằng đá cẩm thạch như thế này, bề mặt nhẵn, mát và lối trang trí tối giản tạo nên sự sang trọng. Những bóng đèn hình quả trứng bồng bềnh, ghế nệm màu xám đơn giản nhưng thanh lịch.
Video đang HOT
4. Thiết kế bếp đen trắng với tone nền là màu trắng, bóng đèn, dây điện và các dụng cụ làm bếp là màu đen trở nên rất nổi bật.
5. Trên nền thiết kế màu trắng, chiếc đèn thả trần hình tròn cỡ lớn ở khu vực bàn ăn độc đáo trở thành tâm điểm trong ngôi nhà không gian mở này.
6. Màu trắng và tủ gỗ trong nhà bếp này tạo ra hiệu ứng cho căn phòng.
7. Sự kết hợp giữa phong cách Scandinavian và tối giản trong phòng bếp tuyệt vời.
8. Phòng bếp tối giản nhỏ hẹp cho một ngôi nhà phố có diện tích khiêm tốn. Sự kết hợp không thể hoàn hảo hơn giữa màu gỗ, trắng và đen.
9. Một thiết kế toàn màu trắng là cách để căn bếp tối giản nhỏ hẹp này không trở nên quá chật chội
10. Các dầm gỗ lộ ra trong nhà bếp này mang lại cho nó một chút cảm giác mộc mạc của những căn bếp ngày xưa.
11. Một cửa sổ nhìn ra bên ngoài cũng có thể khá hữu ích khi thiết kế cho một căn bếp nhỏ như thế này.
12. Thiết kế tối giản không có nghĩa là bạn phải loại bỏ những thứ xa xỉ ví dụ như phòng bếp tích hợp bàn ăn này.
13. Căn bếp tối giản với đảo bếp này thực sự khá lớn – tối giản không nhất thiết chỉ áp dụng cho các sàn diện tích nhỏ.
Phá cách với 12 phòng bếp chữ U từ màu sắc, vật liệu đến kiểu dáng
Cùng với những yêu cầu mới cho phòng bếp hiện đại không chỉ đẹp mắt mà phải tối ưu công năng, những thiết kế bếp hình chữ U này sẽ là gợi ý tuyệt vời nếu bạn đang muốn thay đổi phòng bếp của mình.
Nhìn chung, có 6 kiểu bố trí nhà bếp: hình chữ I, chữ U, chữ L, chữ G, hình song song và hình ốc đảo. Không có vị trí nghiêm ngặt nào để đặt bếp, tủ lạnh hoặc bồn rửa, và nhà bếp có thể là sự kết hợp của một hoặc nhiều cách bố trí điển hình.
Trong thiết kế một nhà bếp chức năng, cần xem xét hình tam giác làm việc của nhà bếp, có nghĩa là khoảng cách giữa bồn rửa, bếp nấu và tủ lạnh không được cách nhau quá 1,2m.
Mặc dù vậy, khái niệm về tam giác làm việc trong nhà bếp hiện đang phát triển hơn nữa để tính đến việc có nhiều người nấu cùng lúc cũng như các tiện ích và thiết bị mới.
So với khi khái niệm bắt nguồn từ những năm 1940, nơi nhà bếp thường là nơi ở của các bà nội trợ, thì hiện tại sự bình đẳng cũng như sự hiện đại trong thiết kế đã đi một chặng đường dài. Nhà bếp cũng đã có nhiều món đồ công năng hơn như lò vi sóng, lò nướng, ...
Đừng bó hẹp bạn trong những định nghĩa cứng nhắc, ví dụ như những mẫu phòng bếp hình chữ U sáng tạo từ màu sắc đến thiết kế này.
1. Sử dụng tông màu tương tự nhưng chất liệu khác nhau. Những chiếc tủ tường màu cà phê này phù hợp với vân gỗ óc chó bên dưới - tuy nhiên sự thay đổi trong kết cấu mang lại sự thú vị và khiến không gian trông bớt chật chội hơn.
2. Thay vì để tất cả các bức tường của phòng bếp được lấp đầy bằng những chiếc tủ kịch trần thì một bức tường không có tủ phía trên sẽ giúp không gian có vẻ rộng hơn.
3. Kết nối nội thất và ngoại thất bằng bức tường thực vật sống và cửa kính cỡ lớn như phòng bếp này. Thiết kế cũng tận dụng được một bên của chữ U làm quầy bar.
4. Giá đỡ kết hợp với tủ tường giúp không gian bếp có thêm chiều sâu.
5. Thu hút sự chú ý từ sàn nhà bếp bằng bê tông thô và lắp đặt thiết kế bếp công nghiệp.
6. Sàn nhà bếp có thể ngăn khu vực nấu ăn với phần còn lại của phòng khách mở bằng màu gạch đen - vừa dễ lau chùi vừa dễ dấu bẩn.
7. Tạo một sọc màu, giống như trong nhà bếp hình chữ U màu đỏ và trắng như này. Bàn ăn có thể dịch chuyển gọn vào một góc khi không dùng tới giúp tối ưu không gian và tích hợp phòng ăn tiện lợi.
8. Tô màu mặt đối diện của quầy bar để phù hợp với trang trí phòng ăn hoặc phòng khách.
9. Trong một bố cục phòng bếp kích thước lớn, một bán đảo có thể được dành hoàn toàn cho việc ăn uống như thế này. Đây sẽ là góc ăn sáng cực thú vị hay thậm chí là bữa ăn chính cho gia đình ít người.
10. Tương tự, nếu không gian cho phép, hãy bố trí chỗ ngồi ở bên trong bán đảo để nhìn ra phần còn lại của căn hộ theo không gian mở như phòng khách hay phòng đọc sách.
11. Nhà bếp hình chữ U này là tập hợp của các ảo ảnh quang học và chiều cao của các tủ kệ nhấp nhô. Thay vì quay đáy chữ U vào tường như thường thấy, đáy chữ U lại được hướng ra không gian mở giúp cho không gian trở nên thoáng hơn rất nhiều.
12. Đánh dấu khu vực ăn uống bằng cách sử dụng một mặt bàn màu nâu gỗ thay vì trắng như các khu vực còn lại.
Trang trí nhà theo phong cách tối giản chưa bao giờ dễ dàng tới vậy chỉ với 8 mẹo sau Bạn sẽ không còn nghĩ trang trí nhà theo phong cách tối giản thật khó nếu biết tới 8 bí kíp dưới đây. Trang trí nhà theo phong cách tối giản đang là một trong những xu hướng thiết kế nội thất phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay. Bạn có bị "mê hoặc" bởi sự đơn giản, tinh tế và...