1.200 kỹ sư và cử nhân tốt nghiệp Đại học dự tuyển vòng thi GSAT
Ngày 5/12, đã diễn ra Vòng thi GSAT tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia với hơn 1.200 ứng viên là các Kỹ sư và Cử nhân tốt nghiệp Đại học tham dự.
GSAT (Global Samsung Aptitude Test – bài kiểm tra năng lực Samsung toàn cầu) dành cho ứng viên mới tốt nghiệp Đại học, gồm ba phần cơ bản: “Khả năng toán học logic”, “ Khả năng suy luận” và “ Tư duy bằng hình ảnh” . Đây là một trong những vòng thi quan trọng trong quy trình tuyển dụng nhân viên là sinh viên tốt nghiệp Đại học của tất cả các công ty thuộc Tập đoàn trên thế giới.
Các ứng viên đảm bảo các điều kiện phòng chống COVID-19
Các ứng viên vượt qua vòng thi GSAT sẽ tiếp tục tham dự vòng Phỏng vấn tổ chức trong tháng 12/2020. Sau 02 vòng thi này, các ứng viên ưu tú và phù hợp nhất sẽ trở thành nhân viên chính thức làm việc tại các cơ sở ở Bắc Ninh, Thái Nguyên và Trung tâm nghiên cứu và phát triển điện thoại di động SVMC tại Hà Nội.
Video đang HOT
Trong bối cảnh dịch COVID-19 chưa kết thúc, BTC vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống dịch tại kỳ thi GSAT bao gồm: phát khẩu trang cho các thí sinh, đo nhiệt độ 2 lần tại khu vực đăng ký chung và trước cửa từng phòng thi, đảm bảo khoảng cách an toàn 1,5m trong suốt quá trình đăng ký và làm bài thi. Ngoài ra, tại địa điểm thi, BTC còn bố trí các khu vực chăm sóc sức khỏe và xe cứu thương để đề phòng trong các trường hợp khẩn cấp.
Thí sinh ngồi giãn cách
Bên cạnh hoạt động tuyển dụng là các hoạt động đào tạo và phát triển nhân tài khác, phù hợp với tầm nhìn CSR toàn cầu “Giáo dục cho thế hệ tương lai”, trao tặng học bổng khuyến học, vận hành các dự án Trường học Hi vọng, Thư viện thông minh (Smart Library), trường học thông minh, trung tâm đào tạo thực hành và hướng nghiệp…
Sinh viên có thể lấy bằng đại học sau 3 năm
Năm học 2020 - 2021 là thời điểm có nhiều thay đổi trong chương trình và thời gian đào tạo các trường ĐH, đặc biệt là khối ngành kỹ thuật.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong giờ thực hành - ẢNH: HÀ ÁNH
Sinh viên (SV) vừa trúng tuyển sẽ có những trải nghiệm về chương trình học, bằng cấp với nhiều điểm khác biệt trước đây.
Chương trình ngắn nhất là 3 năm rưỡi
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM hiện đang có 5 - 6 ngành đào tạo trong thời gian 3 năm rưỡi và các ngành còn lại trong 4 năm. Sự thay đổi theo hướng rút ngắn thời gian học này bắt đầu từ năm 2016 trở lại đây sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng rút ngắn thời gian đào tạo bậc ĐH từ 4 - 6 năm xuống còn 3 - 5 năm.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Trung bình mỗi năm trường có trên dưới chục SV tốt nghiệp sớm trong thời gian chỉ 3 năm. SV tốt nghiệp sớm thường rơi vào nhóm các ngành ngôn ngữ". Theo ông Hạ, dù học 3 năm rưỡi nhưng các ngành này vẫn phải đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM hiện cũng áp dụng thời gian chuẩn 4 năm với 130 tín chỉ (không bao gồm kiến thức giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và ngoại ngữ). Nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Trọng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, SV có thể học vượt để tốt nghiệp sớm trong 3 năm và kéo dài không quá 6 năm. Trung bình mỗi năm có khoảng 2% SV tốt nghiệp trước thời hạn. Đợt tốt nghiệp năm 2020 có 20 SV tốt nghiệp trước so với chuẩn 4 năm. Ông Trọng cho biết đến thời điểm hiện tại, SV tốt nghiệp sớm nhất tại trường là trong thời gian 3 năm.
SV trúng tuyển vào Trường ĐH Nha Trang năm 2020 sẽ tiếp tục học chương trình cử nhân. Theo tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo, trường sẽ thiết kế chương trình bổ sung kiến thức để cấp bằng kỹ sư cho những SV có nhu cầu. Nhưng từ năm 2021, các ngành kỹ thuật sẽ có chương trình theo 2 hình thức cử nhân kỹ thuật hoặc kỹ sư. Hai hình thức này có thể triển khai song song để SV đăng ký từ đầu hoặc học chuyển tiếp lấy bằng kỹ sư từ chương trình cử nhân.
"Hiện chương trình đào tạo của trường 4 năm nhưng nhiều SV tốt nghiệp trong khoảng 3 năm rưỡi và sớm nhất là 3 năm. Ở chương trình mới trong năm sau, SV hoàn thành cử nhân dự kiến 140 tín chỉ và học thêm 30 tín chỉ để lấy bằng kỹ sư ", ông Phương thông tin.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM hiện cũng áp dụng chương trình đào tạo 4 - 5 năm. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng, cho biết với học chế tín chỉ, SV có thể linh hoạt rút ngắn thời gian học tập. "Thực tế có nhiều SV tốt nghiệp sau 3 - 3 năm rưỡi và thường rơi vào nhóm ngành kinh tế - quản trị, ngoại ngữ và khoa học xã hội", ông Quốc Anh chia sẻ.
Xuất hiện chương trình kỹ sư - thạc sĩ
Năm 2020, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH bắt đầu có hiệu lực. Theo nghị định này, các chương trình đào tạo ĐH khối ngành kỹ thuật chịu sự tác động mạnh mẽ.
Thay vì SV học khối ngành kỹ thuật sẽ được cấp bằng kỹ sư như trước đây, thì nay người học phải hoàn thành chương trình học từ 150 tín chỉ trở lên (với người tốt nghiệp THPT hoặc tương đương) mới được cấp bằng kỹ sư. Trên cơ sở đó, chương trình đào tạo khối ngành này ở nhiều trường ĐH được điều chỉnh rất nhiều so với trước, đáng chú ý là kéo dài thời gian học ĐH.
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã trải qua nhiều đợt chỉnh sửa chương trình và thời gian đào tạo trong khoảng 6 năm trở lại đây. Từ năm 2014, các ngành kỹ thuật của trường này đào tạo trong 4 năm rưỡi với 142 tín chỉ. Tới năm 2019, các ngành cấp bằng kỹ sư của trường này tăng lên 163 tín chỉ và đào tạo trong 5 năm.
Trong năm học mới này, trường đang nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo bậc ĐH theo 2 hướng: cử nhân hoặc kỹ sư - thạc sĩ. Theo PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, với chương trình cử nhân, SV sẽ học trong 4 năm với 128 - 132 tín chỉ tùy ngành. Điểm mới là sự xuất hiện của chương trình kỹ sư - thạc sĩ gồm 180 tín chỉ trong thời gian khoảng 5 - 5 năm rưỡi. Chương trình mới này trường vừa xây dựng hoàn tất và chuẩn bị thông qua.
"SV trúng tuyển vào trường sẽ bắt đầu bằng chương trình đào tạo cử nhân. Sau 2 năm, SV sẽ quyết định học tiếp 2 năm để lấy bằng cử nhân hoặc học thêm 3 - 3 năm rưỡi để hoàn thành chương trình kỹ sư - thạc sĩ", ông Thắng chia sẻ.
Cùng đào tạo nhiều ngành cấp bằng kỹ sư, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM hiện cũng đã hoàn tất việc xây dựng lại chương trình đào tạo theo quy định mới. Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết trường hiện có 27 ngành đào tạo cấp bằng kỹ sư và 16 ngành cấp bằng cử nhân. Trong đó, các ngành cấp bằng kỹ sư chương trình đảm bảo tối thiểu 150 tín chỉ và tăng thời gian đào tạo từ 4 năm lên 4 năm rưỡi. Các ngành cử nhân thời gian đào tạo theo kế hoạch là 4 năm.
Dự thảo chuẩn chương trình đào tạo đại học: bác sĩ học 'nhiều' gấp rưỡi cử nhân Theo dự thảo quy định về chuẩn chương trình đào tạo đối với các trình độ của giáo dục đại học của Bộ GD-ĐT, khối lượng học tập tối thiểu với cử nhân là 120 tín chỉ, kỹ sư 150 tín chỉ, bác sĩ 180 tín chỉ. Sinh viên ngành dược Trường đại học Phenikaa - ẢNH LÊ ANH TUẤN Bộ GD-ĐT vừa...