12 loại rau củ quả tăng cường sức đề kháng, giúp chống lại virus hiệu quả trong mùa dịch
Nếu không muốn tốn một đống tiền mua thuốc bổ để cải thiện sức đề kháng, bạn có thể tự bảo vệ sức khỏe cho mình và cả gia đình nhờ vào những loại rau củ rẻ như cho này.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, có một số thực phẩm giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động mạnh mẽ hơn. Do đó, nếu bạn đang tìm cách ngăn ngừa cảm lạnh hoặc cúm, cách đơn giản nhất là mua một số rau củ bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày để giúp tăng cường sức đề kháng chẳng hạn như:
1. Trái cây có múi
Những loại trái cây có múi chứa nhiều vitamin C như bưởi, quýt, cam, chanh… có tác dụng tuyệt vời trong việc tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C được cho là làm tăng hoạt động sản xuất tế bào bạch cầu. Đây là chìa khóa giúp chống lại việc nhiễm trùng. Vì cơ thể không tự sản xuất hay lưu trữ vitamin C, nên bạn cần phải bổ sung hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn.
2. Ớt chuông đỏ
Không chỉ trái cây có múi mới chứa nhiều vitamin C, thực tế là trong ớt chuông đỏ có chứa gấp đôi lượng vitamin C so với cam quýt. Bên cạnh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, vitamin C còn giúp duy trì làn da khỏe mạnh. Ngoài ra, betacarotene trong ớt chuông cũng giúp cho đôi mắt sáng đẹp hơn.
Bông cải xanh chứa nhiều vitamin A, C, chất xơ, chất chống oxy hóa. Đây là một trong những loại rau tốt nhất mà bạn cần bổ sung vào thực đơn mỗi ngày cho gia đình. Chìa khóa giúp bông cải xanh giữ nguyên được hàm lượng dưỡng chất là nấu nó một cách đơn giản như luộc.
4. Tỏi
Tỏi là gia vị thường thấy trong nhiều món ăn. Mặc dù tỏi có mùi khiến nhiều người khó chịu, nhưng nó là vị thuốc giúp giảm huyết áp và làm chậm quá trình xơ cứng động mạch. Ngoài ra, tỏi còn chứa allicin, có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Tỏi chứa allicin, có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
5. Gừng
Gừng là loại củ được nhiều người tìm đến khi mắc các bệnh như viêm họng, cảm cúm, buồn nôn. Các hoạt chất capsaicin trong gừng có thể giúp giảm những cơn đau mãn tính và hạ cholesterol trong máu.
6. Trà xanh
Video đang HOT
Cả trà xanh và đen đều chứa flavonoid, một loại chất chống oxy hóa. Trong đó, trà xanh chứa nhiều epigallocatechin gallate (EGCG) hơn, một chất đã được chứng minh là giúp tăng cường chức năng miễn dịch. Quá trình lên men trà đen đã phá hủy rất nhiều EGCG, nhưng trà xanh thì được phơi khô và không lên men nên EGCG vẫn được giữ nguyên.
7. Cải bó xôi
Cải bó xôi từ lâu nổi tiếng là thực phẩm giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và beta carotene. Tương tự như bông cải xanh, cải bó xôi càng nấu đơn giản thì càng giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng.
8. Hạnh nhân
Vitamin E có trong hạnh nhân là chìa khóa cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Đây là một loại vitamin tan trong chất béo, có nghĩa là nó đòi hỏi sự có mặt của chất béo để được hấp thụ đúng cách. Các loại hạt chẳng hạn như hạnh nhân có chứa chất béo lành mạnh nên rất tốt cho cơ thể. Nửa cốc sữa có chứa khoảng 46 quả hạnh nhân nguyên vỏ, cung cấp gần 100% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày.
9. Củ nghệ
Nghệ là thành phần chính trong món cà ri, nhưng loại gia vị này cũng được sử dụng như một chất chống viêm trong việc điều trị bệnh xương khớp. Bên cạnh đó, nồng độ chất curcumin tạo màu sắc cho nghệ có thể giúp làm giảm tổn thương cơ do tập thể dục.
10. Đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây khác chứa nhiều vitamin C. Trong đu đủ có chứa một loại enzyme tiêu hóa có tên là papain, nó có tác dụng chống viêm hiệu quả. Đu đủ cũng có lượng kali, vitamin B và folate dồi dào, tất cả đều có lợi cho sức khỏe tổng thể.
11. Kiwi
Giống như đu đủ, kiwi có đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C. Vitamin C giúp tăng cường các tế bào bạch cầu để chống nhiễm trùng, trong khi các chất dinh dưỡng khác của kiwi sẽ giữ cho cơ thể hoạt động tốt hơn.
12. Hạt hướng dương
Hạt hướng dương chứa phốt pho, magiê và vitamin B-6. Chúng cũng cực kỳ giàu vitamin E, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Vitamin E rất quan trọng trong việc điều chỉnh và duy trì chức năng hệ thống miễn dịch.
Sự đa dạng hóa các loại thực phẩm là chìa khóa dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn các loại rau củ trên thì không đủ để chống lại bệnh cúm, ngay cả khi bạn ăn liên tục. Vì vậy, bạn cần chú ý đến số lượng khuyến nghị hàng ngày, để tránh tình trạng nạp quá nhiều vitamin C và quá ít các chất dinh dưỡng khác.
Theo Healthline/baodansinh
Thiếu vitamin C có thể gây suy giảm miễn dịch
Thiếu vitamin C cũng có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch của bạn, khiến bạn có nguy cơ mắc các loại nhiễm trùng khác nhau.
Vitamin C là một loại vitamin tan trong nước. Nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hoạt động như một biện pháp bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp hình thành collagen.
Các nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin C như trái cây họ cam quýt, ớt chuông đỏ, cải xoăn, bông cải xanh...
Tiêu thụ lượng vitamin C ít hơn được cho là gây thiếu vitamin C.
Mặc dù thiếu vitamin C rất hiếm ở các nước phát triển do có sẵn nguồn thực phẩm giàu vitamin C, nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến mọi người do một số yếu tố rủi ro nhất định.
Chúng bao gồm chế độ ăn uống kém, hút thuốc, chán ăn, nghiện rượu và bệnh tâm thần nặng.
Tiêu thụ lượng vitamin C ít hơn được cho là gây thiếu vitamin C. (Ảnh: theo boldsky).
Nếu cơ thể bạn bị thiếu vitamin C, đây là những triệu chứng cần chú ý.
Triệu chứng thiếu vitamin C
1. Da khô
Lớp biểu bì, lớp ngoài cùng của da chứa một lượng lớn vitamin C. Sự hiện diện của vitamin C trong da giúp bảo vệ da khỏi các tác hại oxy hóa do ánh nắng mặt trời và ô nhiễm.
Nó cũng giúp sản xuất collagen, giữ cho làn da trẻ trung. Lượng vitamin C thấp có thể khiến da khô và hư tổn.
2. Nướu chảy máu
Một triệu chứng phổ biến khác của thiếu vitamin C là nướu đỏ, sưng và chảy máu. Thiếu vitamin C dẫn đến các mạch máu bị suy yếu và bị viêm trong các mô nướu, khiến nướu bị chảy máu. Điều này càng khiến răng bị rụng sớm do nướu không khỏe mạnh.
3. Da bầm tím
Nếu da bạn dễ bị bầm tím, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn có lượng vitamin C thấp. Nó xảy ra khi các mạch máu dưới da vỡ ra, khiến máu rò rỉ ra các khu vực xung quanh.
4. Nang lông đỏ
Các nang tóc có nhiều mạch máu nhỏ cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho tóc. Thiếu vitamin C dẫn đến các mạch máu gần nang lông yếu đi, gây ra những đốm nhỏ màu đỏ tươi gần nang lông.
5. Tăng cân
Theo một nghiên cứu, lượng vitamin C thấp có liên quan đến sự gia tăng mỡ bụng ở những người khỏe mạnh.
Hàm lượng vitamin C cao hơn có thể giúp ngăn ngừa béo phì bằng cách điều chỉnh sự giải phóng chất béo từ các tế bào mỡ và hormone gây căng thẳng.
6. Sưng khớp
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các khớp bị sưng có liên quan đến sự thiếu hụt vitamin C gây khó khăn trong việc đi lại hoặc đi khập khiễng.
Đôi khi chảy máu trong khớp cũng có thể xảy ra, điều này có thể dẫn đến sưng và đau khớp.
7. Mệt mỏi
Một triệu chứng ban đầu khác của thiếu vitamin C là mệt mỏi và tâm trạng thất thường. Những triệu chứng này có thể giải quyết khi bạn tăng lượng thức ăn giàu vitamin C.
8. Thiếu máu
Hàm lượng vitamin C thấp trong cơ thể có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt tốt hơn, do đó giảm lượng vitamin C làm chậm quá trình hấp thu sắt từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
9. Miễn dịch yếu
Thiếu vitamin C cũng có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch của bạn, khiến bạn có nguy cơ mắc các loại nhiễm trùng khác nhau.
Hàm lượng vitamin C cao hơn cần thiết giúp cơ thể để chống lại nhiễm trùng và tiêu diệt vi trùng gây bệnh.
10. Xương yếu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu vitamin C làm tăng nguy cơ gãy xương và loãng xương.
Lượng vitamin C được khuyên dùng hàng ngày cho phụ nữ là 75 mg mỗi ngày và nam giới 90 mg mỗi ngày.
An Nhiên
Theo boldsky/giaoduc.net
Súp đậu lăng thịt bò bị thu hồi vì chứa chất gây dị ứng không khai báo Một công ty thực phẩm tại Hoa Kỳ đang tiến hành thu hồi sản phẩm súp đậu lăng thịt bò dành cho trẻ em do có chứa chất gây dị ứng nhưng không được cảnh báo trên nhãn sản phẩm. Từ những phản ánh của khách hàng về việc sản phẩm có chứa một số chất gây dị ứng nhưng không được ghi...