11 sai lầm khi chế biến rau làm tổn hại sức khỏe
Cắt rau trước khi rửa, nấu rau quá lâu… là 2 trong số những sai lầm khiến rau biến chất và có thể gây hại cho sức khỏe (ngộ độc, bệnh về gan).
Rau xanh là thực phẩm cực tốt cho cơ thể, tuy nhiên, nếu không được sử dụng và chế biến đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe. Đa số mọi người đều mắc các sai lầm sau khi ăn rau xanh khiến rau mất đi chất dinh dưỡng và thậm chí còn ẩn chứa các nguy cơ gây bệnh cực nguy hiểm.
1. Nấu xong không ăn ngay
Sau khi nấu, rau sẽ mất đi khoảng 15% lượng vitamin và các chất dinh dưỡng. Lượng dưỡng chất này sẽ mất dần theo thời gian khoảng 25% sau 30 phút và 75% sau 1 giờ. Khi nấu xong, rau dễ rơi vào vòng tấn công của vi khuẩn, mầm bệnh gây biến chất và ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Cắt rau trước khi rửa
Thói quen sai lầm khi chế biến rau là việc cắt rau trước khi rửa. Vitamin có trong rau tồn tại ở dạng nước vì vậy dễ bị hòa tan trong nước khi rửa. Ngoài ra, việc cắt, rửa rau xong mà không nấu ngay cũng khiến lượng vitamin này vị thất thoát khá lớn trong quá trình bốc hơi nước.
3. Ăn cà chua trước bữa ăn
Trong cà chua có chứa một loại a-xít gây kích ứng dạ dày. Không nên ăn cà chua trước bữa ăn để tránh làm tăng lượng a-xít có trong dạ dày, có thể gây đau bụng, đầy hơi, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa…. Chỉ nên ăn cà chua sau bữa ăn vì khi đó các a-xít trong dạ dày đã bị pha trộn và giảm nồng độ.
4. Dùng cà rốt và rượu vang cùng lúc
Trong cà rốt có chứa hàm lượng lớn carotene có tác dụng tốt với cơ thể. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước ép cà rốt hay các món ăn từ cà rốt cùng với rượu vang sẽ gây ra phản ứng và hình thành các chất độc cực hại cho gan. Đây là nguy cơ khiến gan bị tổn thương và dẫn đến các bệnh nguy hiểm về gan.
5. Nấu nhỏ lửa, nấu lại nhiều lần
Rau xanh sau khi nấu sẽ mất đi phần lớn lượng dưỡng chất. Nếu được nấu lại nhiều lần, các chất dinh dưỡng sẽ hoàn toàn biến mất và thậm chí là hình thành chất độc hại cho cơ thể. Điều này tương tự với việc chế biến rau nhỏ lửa cũng làm mất các chất dinh dưỡng và dễ khiến rau bị biến chất.
6. Ngâm nấm trong nước quá lâu
Dù rửa quá sạch hay ngâm nấm quá lâu đều làm mất đi chất ergosterol được cho là tiền vitamin D có trong nấm.Vì vậy, chỉ nên rửa sơ qua nấm để loại bỏ bụi bẩn.
7. Ăn giá đỗ không được nấu chín
Video đang HOT
Giá đỗ nếu không được nấu chín sẽ gây chướng bụng đầy hơi, buồn nôn, chóng mặt và khó tiêu. Do vậy, bạn nên hạn chế sử dụng giá đỗ chần hay giá đỗ sống.
8. Thời gian nấu rau quá lâu
Các loại rau lá xanh và một số rau củ khác khi nấu quá lâu sẽ biến chất và gây hại cho sức khỏe. Chất nitrate có trong rau xanh khá tốt cho sức khỏe sẽ chuyển thành nitrit nitrat khi nấu quá lâu, dễ gây ngộ độc.
9. Xào mướp đắng mà không luộc qua nước nóng
Trong mướp đắng có chứa a-xít oxalic gây cản trở sự hấp thu canxi trong thực phẩm. Chất này có thể bị hòa tan trong nước ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nên luộc qua mướp đắng để loại bỏ độc tố này.
10. Lưu trữ tỏi tây đã nấu chín
Tỏi tây sau khi nấu xong sẽ mất dần chất dinh dưỡng và bị biến chất. Nếu để qua đêm hay thời gian quá lâu, thực phẩm này có thể biến thành chất độc gây ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
11. Lưu trữ rau xanh quá lâu
Nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm. Tuy nhiên điều này không hề tốt cho sức khỏe khi rau xanh dù chưa chế biến nhưng để lâu ngày cũng mất dần chất dinh dưỡng. 20% các chất dinh dưỡng sẽ mất đi ở nhiệt độ thường nếu để sau 1 ngày. Vì vậy không nên tích trữ rau xanh và cần bảo quản thích hợp nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp.
Theo Phạm Hồng Anh
Sức Khỏe & Đời Sống
Nhà bạn có thường ăn những loại rau củ bổ dưỡng này không?
Có nhiều loại rau củ giá bình dân nhưng lại chứa nhiều dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe.
Cà chua là một trong những thực phẩm mà bạn nên dùng thường xuyên cho bữa cơm gia đình. ẢNH: SHUTTERSTOCK
"Chúng ta nên ăn đa dạng các loại rau củ và hoa quả bởi mỗi thứ đều sở hữu nhóm vitamin và dưỡng chất đặc trưng có lợi cho sức khỏe tổng thể", Toby Smithson, đại diện của Viện dinh dưỡng và chế độ ăn uống (Mỹ) cho biết.
Nhà bạn có bỏ lỡ những thực phẩm bổ dưỡng dưới đây?
Hành
Vì lý do đặc biệt nào đó mà một số người không biết ăn các loại hành. Tuy nhiên đây là loại rau gia vị được đánh giá cao nhờ chứa nhiều quercetin, một hợp chất kháng viêm được các nghiên cứu khoa học chứng minh có thể cải thiện các bệnh viêm khớp, bệnh tim và hen suyễn.
Khoai lang
Chất beta-carotene làm nên màu cam của khoai lang tạo nên giá trị của loại củ giàu tinh bột này. Beta-carotene được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, để đem lại sức khỏe cho làn da và niêm mạc, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện thị lực.
Khoai lang giàu dưỡng chất thiết yếu. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Cải bó xôi
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng xác nhận rằng cải bó xôi là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất hành tinh.
"Chúng chứa nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh, đồng thời cải bó xôi cũng giàu folate, giúp duy trì ADN khỏe mạnh, đặc biệt là ngừa ung thư", Karen Collins, cố vấn dinh dưỡng cho Viện nghiên cứu ung thư Mỹ, cho biết.
Không những thế, các khoáng chất như kali và magiê trong cải bó xôi còn giúp kiểm soát hiệu quả huyết áp.
Cà chua
Siêu thực phẩm này là một nguồn vitamin A và C tuyệt vời. Chúng cũng cung cấp chất xơ và kali. Bên cạnh đó, hợp chất lycopene trong cà chua được chứng minh có khả năng chống ung thư, theo Toby Smithson.
Cà chua màu vàng có ít calo nhất, còn cà chua xanh thì giàu vitamin C, trong khi cà chua màu cam lại chứa lượng vitamin A và folate vượt trội. Cà chua đỏ thông thường giàu kali.
Đậu
Những hạt đậu bé tí chứa đến 12 dưỡng chất thiết yếu và giàu chất xơ lẫn protein, có thể thay thế cho protein từ động vật.
Ớt chuông đỏ
"Ớt chuông đỏ là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin A tuyệt vời, đồng thời cũng dồi dào folate, lycopene và carotenoid", Toby Smithson nói.
Vitamin C giúp chữa lành các tổn thương, chống nhiễm trùng và giúp bảo vệ tế bào, theo Livestrong.com.
Ớt chuông đỏ giàu vitamin C. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Bông cải xanh
Một chén bông cải xanh cung cấp đủ lượng vitamin C thiết yếu mỗi ngày cho chúng ta. Gần đây, bông cải xanh được đưa vào nhóm siêu thực phẩm nhờ chứa nhiều chất chống ung thư và hàm lượng chất xơ đáng kể. Một chén bông cải xanh luộc chứa đến 5,1 g chất xơ.
Cà rốt
Cà rốt và các loại trái cây cũng như rau củ có màu cam khác giúp tăng cường sức khỏe đôi mắt. Đó là nhờ chất beta-carotene, một loại vitamin A tạo màu cam bắt mắt cho rau củ, cũng có nhiều trong khoai lang, theo Health.com.
Cà rốt tốt cho sức khỏe đôi mắt. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Cần tây
Cần tây cung cấp chất xơ, vitamin A, C và K cùng folate, những dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy cần tây có thể kiểm soát tốt huyết áp và cholesterol.
Súp lơ
Các chuyên gia dinh dưỡng thời gian gần đây đặt súp lơ trong nhóm siêu thực phẩm mới nổi nhờ ích lợi ấn tượng của nó đối với sức khỏe. Một chén súp lơ cung cấp 73% nhu cầu vitamin C hằng ngày của chúng ta. Súp lơ lại không chứa chất béo, natri hoặc đường, đồng thời giảm nguy cơ ung thư, tăng cường sức khỏe não bộ.
Dưa chuột
Theo World's Healthiest Foods, dưa chuột có chứa các hoạt chất như flavonoid, lignan và triterpene, giúp ngừa bệnh tật. Chúng góp phần chống oxy hóa và kháng viêm, thậm chí cả chống ung thư.
Trần Ka
Theo Thanhnien
Những loại rau tốt cho phụ nữ mang thai Mang thai là một giai đoạn đáng nhớ trong cuộc đời của người phụ nữ. Ai cũng mong muốn có sức khỏe tốt nhất để khi sinh con của chúng ta được khỏe mạnh. Việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày sao cho vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và cho con, vừa tốt cho sức khỏe là tất yếu...