11 chi tiết nhỏ trong bếp có thể tiết lộ thói quen vệ sinh kém của bạn cho khách tới chơi nhà
Khu vực bếp là nơi mọi người lui tới thường xuyên và thói quen vệ sinh kém có thể “bộc lộ” rõ nhất thông qua các chi tiết sau.
Phòng bếp là một trong những nơi được nhiều người sử dụng nhất trong căn nhà. Mọi người có thể đã quen với vẻ ngoài của nó đến mức không nhận thấy những chi tiết nhỏ có thể khiến không gian trở nên thiếu vệ sinh, thiếu sự tinh tế. Việc dọn dẹp thường xuyên có thể tốn quá nhiều thời gian nhưng nếu bạn làm theo những quy tắc đơn giản này, nhà bếp sẽ luôn đẹp và sạch.
Vấn đề lưu trữ các sản phẩm lặt vặt trong căn bếp lớn là chuyện nhỏ, nhưng sắp xếp trong không gian hạn chế và để mọi thứ đều nằm trong tầm mắt lại là chuyện hoàn toàn khác. Cách giải quyết thông minh chính là sử dụng các lọ đựng gia vị, thuốc nên có cùng kiểu dáng và màu sắc phù hợp với tông màu chung của bếp. Bảo quản chúng trong lọ kín là cách đảm bảo vệ sinh, giúp thực phẩm tránh khỏi côn trùng.
2. Đồ dùng xào nấu
Các loại bát đĩa bị vỡ hay không may bị sứt mẻ, không nên giữ lại mà nên bỏ đi để không ảnh hưởng đến hình ảnh chung của căn bếp. Bên cạnh đó, các vết nứt, xước trên bát đĩa cũng tạo điều kiện tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn. Nếu dùng đồ nhựa, hãy thay mới ngay những đồ trầy xước, biến dạng…
3. Chậu rửa bát
Để tránh tình trạng phải rửa chồng chất các loại bát đĩa sau mỗi lần nấu nướng, dùng bữa, bạn nên tính xem có bao nhiêu bộ đĩa, thìa, dĩa mà gia đình cần dùng để loại bỏ phần thừa còn lại. Cách này sẽ tránh được việc lấy một đĩa mới ra dùng thay vì rửa cái bẩn trong bồn rửa.
Chậu rửa bát cũng luôn cần làm sạch sau khi rửa bát, nấu nướng. Đặc biệt là nên lau khô bằng khăn giấy. Chậu rửa kém vệ sinh và luôn ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Đặc biệt, nên làm sạch chậu rửa 2 – 3 lần/ tuần bằng các chất tẩy rửa nhà bếp chuyên dụng.
4. Tích trữ chất tẩy rửa
Video đang HOT
Một máy giặt thường đặt trong nhà bếp ở các căn hộ có bồn tắm nhỏ ở châu Âu. Cạnh máy giặt thường có nhiều chất tẩy rửa như bột giặt, nước xả vải, thuốc tẩy. Tích trữ quá nhiều có thể khiến không gian nồng nặc mùi và dễ dàng bị hít phải gây hại cho sức khỏe.
Bạn có thể đặt các loại chất tẩy rửa phía dưới ngăn tủ đặt bồn rửa bát nếu thùng rác có kích thước hợp lý. Hoặc có thể tạo thêm không gian chứa đồ giặt nhằm tăng thêm sự ngăn cách của chất độc hại đối với sức khỏe con người.
5. Bàn bếp
Thông thường, lọ hoa, bát đĩa, gia vị còn sót lại sau khi nấu nướng sẽ được đặt la liệt ở bàn bếp khiến không gian trở nên lộn xộn. Thay vào đó, hãy lấy chúng khi cần và đặt chúng vào vị trí thích hợp ban đầu. Ngoài ra, hãy kiểm tra độ sạch của bát đĩa và lọ đựng gia vị một cách thường xuyên để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho bếp.
6. Bọt biển và giẻ lau
Bọt biển và giẻ lau là thứ cần phải có trong bất kỳ căn bếp nào. Bạn có thể sắm chiếc hộp đựng cho miếng bọt biển. Giẻ lau cần được phơi, sấy và thay đổi thường xuyên. Bạn cũng nên xem xét điều chỉnh vị trí dưới mép bồn rửa, tạo hốc nhỏ để lưu trữ chúng. Các nghiên cứu cho thấy, 86% bọt biển và giẻ lau có chứa men và nấm mốc. Bạn nên thay đổi miếng bọt biển nhiều hơn một lần/tuần.
7. Cửa tủ
Nếu căn bếp thiếu máy hút mùi mạnh mẽ mà bạn thường xuyên nấu nước, chiên xào thì cánh tủ sẽ nhanh chóng bị bám đầy dầu mỡ. Hãy lau chúng thường xuyên để không phải dành cả ngày cuối tuần để vệ sinh. Cửa tủ khu vực nấu nướng và nơi đặt thùng rác sẽ mở thường xuyên bằng tay ướt hoặc thiếu vệ sinh. Hãy treo cánh cửa thấp hơn mức cần thiết một chút để có thể mở cửa bằng chân.
8. Tạp dề, miếng lót nồi
Tạp dề hoặc miếng lót nồi bằng vải với hoa văn tinh tế sẽ là điểm cộng cho nhà bếp. Nhưng tạp dề và miếng lót nồi phủ đầy vết bẩn không thể giặt sạch thì nên thay cái khác.
9. Bảng ghi chú
Vô số ghi chú trong phòng bếp thường bị mắc kẹt trong tủ, tủ lạnh và nhiều vị trí khác. Vì thế, thay vì viết vào tờ giấy note, hãy sử dụng bảng nam châm và treo chúng ở góc dễ nhìn thấy.
10. Cửa sổ
Cửa sổ nhà bếp luôn cần giữ sự sạch sẽ, thoáng đẹp. Vì thế, hãy chọn các loại chậu cây, chậu hoa ít cần chăm sóc để trang trí. Sắp xếp các đồ đạc đặt gần cửa sổ thật gọn gàng để tạo ấn tượng đẹp cho khung cửa sổ nhà bạn.
11. Không khí trong lành
Không khí nhà bếp của bạn luôn cần được trao đổi lưu thông, đặc biệt là khi nấu ăn. Nếu bạn đang nấu hải sản hay chiên món gì đó mà không có máy hút mùi, hãy nhớ đóng cửa hoặc mở cửa sổ. Một nhà bếp với không khí trong lành sẽ là điểm cộng lớn khi nói đến sự sạch sẽ và sức khỏe của mọi người.
4 nguyên nhân gây ra stress ở căn hộ nhỏ, đừng bỏ qua kẻo thêm bệnh vào người
Đây cũng là những nhược điểm của các căn hộ nhỏ.
Sống trong căn hộ nhỏ là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến stress vì 1 vài lý do như thiếu ánh sáng, thiếu các vách ngăn, chỗ để đồ, lẫn lộn các không gian... Dưới đây là 4 yếu tố chính gây ra stress ở các căn hộ nhỏ:
1. Thiếu ánh sáng tự nhiên
Không gian nhỏ, đặc biệt là những căn hộ thiếu cửa sổ thường dẫn tới căng thẳng, hoảng loạn. Thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, người ở còn bị lo âu và khó tập trung. Nếu sống trong 1 căn hộ không cửa sổ, bạn nên thường xuyên ra ngoài để cải thiện tâm trạng. Lời khuyên của các nhà trị liệu là hãy tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dù chỉ vài phút mỗi ngày, cũng đủ để giảm stress.
2. Thiếu vách ngăn
Các căn hộ nhỏ bị hạn chế vách ngăn có thể dẫn tới 1 vấn đề khác là thiếu riêng tư. Ngoài ra, nếu bạn sống 1 mình, không gian dàn trải còn có thể khiến bạn cảm thấy cô đơn. Vì vậy, bạn vẫn nên bố trí 1 không gian riêng tư - nơi bạn có thể thoải mái gọi điện, học tập và làm việc. Còn nếu không muốn xây vách ngăn, hãy thử dùng bình phong như 1 giải pháp tạm thời.
3. Thiếu chỗ để đồ
Để giữ nhà cửa ngăn nắp và tìm chỗ lưu trữ đồ đạc trong không gian nhỏ có thể gây stress. Để tận dụng tối đa không gian, các chuyên gia khuyên bạn nên đầu tư vào những món nội thất đa năng như giường kết hợp tủ đựng đồ. Đừng quên thường xuyên dọn dẹp nhà bởi những món đồ không cần thiết vừa tốn diện tích vừa làm bạn stress.
4. Làm việc và nghỉ ngơi ở cùng 1 nơi
Xu hướng làm việc ở nhà khiến cho nhiều người gặp khó khăn khi phải tách biệt giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Vì vậy, dù căn hộ nhỏ đến đâu, bạn cũng nên thiết kế cả không gian làm việc và nghỉ ngơi, đơn giản như việc thay đổi bàn ghế.
7 sai lầm khi vệ sinh nhà cửa khiến mọi công sức "đổ sông đổ bể" Nhà bạn sẽ chẳng bao giờ sạch nếu vẫn mắc phải những sai lầm sau. Khi dọn dẹp nhà cửa, có những vị trí bạn thường xuyên bỏ quên vì nghĩ rằng nó không bẩn. Tuy nhiên, chính những nơi này là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. 1. Không bao giờ vệ sinh máy giặt Máy giặt bẩn...