100% điện thoại iPhone bị cài phần mềm gián điệp
Tài liệu rò rỉ của NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ) đã gây sốc cho các chủ nhân sở hữu điện thoại iPhone khi cho thấy, NSA đã cài đặt phần mềm gián điệp trên đó.
Các phần mềm gián điệp này sẽ giúp NSA có thể truy cập vào dữ liệu người dùng gồm tin nhắn SMS, các số liên lạc và thậm chí cả vị trí của người dùng bằng cách sử dụng thông tin của các cột sóng mạng di động.
Điều đáng sợ hơn là NSA có thể truy cập từ xa tới camera và micro của điện thoại bị nhiễm phần mềm gián điệp.
Theo thông tin rò rỉ, dự án này có tên gọi DROPOUT JEEP được triển khai từ tháng 10/2008. Tài liệu phác họa việc NSA sẽ cần truy cập vật lý vào thiết bị để cài đặt phần mềm.
Video đang HOT
Dữ liệu DROPOUT JEEP bị rò rỉ.
Tuy nhiên, tạp chí của Đức – Der Spiegel cũng công bố dữ liệu DROPOUT JEEP tin rằng, NSA đã cài đặt phần mềm gián điệp trên iPhone trước khi chúng được bán ra cho người tiêu dùng. Thậm chí tệ hơn, có thể Apple đã cho phép NSA tiếp cận các sản phẩm của họ trước khi bán ra. Chứ không phải NSA cài phần mềm gián điệp mà Apple không hề hay biết. Thậm chí bài báo còn đặt ra giả thuyết về việc có phải Apple đang giúp chính phủ Hoa Kỳ theo dõi khách hàng của họ?
Sau khi bài báo trên được đăng tải, ngay lập tức Apple phủ nhận có liên quan tới việc tiếp tay cho hoạt động trên của NSA và thậm chí không biết gì về việc NSA cài phần mềm gián điệp trên máy iPhone của khách hàng. Apple thề bảo vệ khách hàng của họ khỏi bất kỳ các cuộc tấn công an ninh nào bất kể đứng đằng sau các cuộc tấn công đó là ai.
Trong khi đó, những giả thuyết khác cũng được đặt ra là NSA có chương trình đánh chặn các iPhone đặt hàng trực tuyến và sau đó cài đặt phần mềm gián điệp lên thiết bị. Tuy nhiên điều đó nghe có vẻ không hợp lý. NSA được cho là đang làm việc theo cách cài phần mềm gián điệp từ từ xa mà không xử lý trực tiếp trên thiết bị được cài phần mềm gián điệp.
Vậy điều gì khiến Apple phản ứng kịch liệt về thông tin trên khi bài báo cáo buộc Apple tham gia vào các hoạt động trên. Bài báo này khẳng định, NSA đã “cấy” thành công 100% phần mềm gián điệp vào điện thoại iPhone. Với tỷ lệ thành công này, các nhà nghiên cứu cảm thấy Apple có tham gia trợ giúp. Tuy nhiên, tuyên bố của Apple đã chối phăng những cáo buộc trên.
Theo VNE
Tập đoàn Orange kiện NSA thu thập dữ liệu bất hợp pháp
Tập đoàn truyền thông lớn nhất của Pháp Orange đã quyết định khởi kiện Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) với cáo buộc thu thập dữ liệu bất hợp pháp.
(Nguồn: AFP)
Thông tin trên được lãnh đạo tập đoàn công bố ngày 30/12, sau khi báo chí phương Tây tiết lộ các tài liệu mật, cho biết NSA đã truy cập thông tin quản lý mạng của hệ thống cáp quang ngầm dưới biển Sea-Me-We-4, mà Orange (trước đây là France Telecom) là một trong những cổ đông vận hành.
Theo giới lãnh đạo Orange, tập đoàn này không có liên quan tới các hoạt động ăn cắp dữ liệu bất hợp pháp trên. Các hoạt động thu thập dữ liệu này không thể thực hiện trực tiếp qua hệ thống liên lạc của Orange, và những hành động tương tự trước đây cũng chưa từng xảy ra.
Trước đó, báo Đức Tấm gương dẫn các tài liệu do cựu nhân viên NSA Edward Snowden cung cấp, cho thấy nhờ đưa virus điện tử vào hệ thống thông tin cáp quang trên, từ tháng 2/2013, NSA đã nhận được các số liệu về thời gian, địa điểm, số điện thoại hay tên thuê bao của mỗi cuộc gọi đến hay của người nhận.
Tập đoàn Orange khẳng định bí mật tin nhắn hay cuộc trò chuyện chỉ có thể được cung cấp khi có lệnh đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền. Luật của Pháp cũng quy định rõ ràng các điều kiện và nguyên nhân để có thể cho phép tiết lộ những thông tin mật như vậy, và quy mô của hoạt động này cũng rất hạn hẹp.
Mạng Sea-Me-We-4 viết tắt từ "Đông Nam Á-Trung Đông-Tây Âu 4" là hệ thống cáp quang viễn thông dưới biển dài khoảng 18.800km, kết nối các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Pakistan, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Sudan, Ai Cập, Italy, Tunisia, Algeria và Pháp. Mạng này hoạt động bổ sung cho mạng cáp quang dài nhất thế giới SEA-ME-WE 3 (39.000km) nối châu Âu, châu Phi, châu Á và Australia
Theo Vietnamplus
Tình báo Mỹ hack WiFi ở khoảng cách gần 13 km Cục An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) có thể dùng một thiết bị chạy Linux có tên Nightstand để hack vào mạng WiFi của mục tiêu ở khoảng cách gần 13 km, nhằm cài đặt phần mềm nghe lén vào máy tính. Chúng ta chưa hết ngạc nhiên với thông tin NSA có thể cài đặt các phần mềm và phần cứng nghe...