Mua laptop trực tuyến dễ dính phần mềm gián điệp
Trước khi đến tay người mua, laptop có thể bị chặn lại bởi Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ ( NSA) để cài phần mềm gián điệp, theo Der Spiegel.
Dựa trên các tài liệu nội bộ của NSA, tờ Der Spiegel của Đức đã tiết lộ một thông tin gây sốc với nhiều người tiêu dùng tại Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung: NSA đã phối hợp cùng với CIA và FBI để bí mật chặn đường các lô hàng vận chuyển và đưa đến một địa điểm bí mật. Tại đây các thiết bị công nghệ cao như laptop và máy tính nói chung có thể được cài đặt phần mềm theo dõi, sau đó chuyển đến địa chỉ của người bị tình nghi.
“Đại bản doanh” của nhóm TAO – lực lượng hacker siêu hạng của NSA, chuyên tổ chức các vụ tấn công mạng và theo dõi bí mật theo phong cách Hollywood. Ảnh: The Mirror.
Video đang HOT
Ngoài ra, Der Spiegel cũng cho biết NSA đã từng có một kế hoạch mang tên mã “COTTONMOUTH” từ năm 2009. Kế hoạch này sử dụng những chiếc USB đặc biệt, được cài sẵn thiết bị theo dõi từ xa và có thể báo cáo thông tin do thám về cho NSA qua mạng Internet sau khi cắm vào máy tính của đối tượng tình nghi. Thiết bị của NSA có thể khai thác được các lỗ hổng về phần cứng lẫn phần mềm trên đa số các dòng laptop chạy Windows, mục tiêu chính nhằm vào hàng loạt các công ty và tổ chức ở Mỹ.
Báo cáo của Der Spiegel cũng cho rằng hàng loạt các công ty công nghệ lớn đang cố tình “mở cửa hậu” (backdoor) trên các thiết bị của mình để tạo điều kiện cho các hoạt động theo dõi của NSA. Jhon Stewart, Phó chủ tịch cấp cao của Cisco – một trong những công ty bị cáo buộc đồng lõa với NSA, lên tiếng rằng công ty này “không làm việc với bất kỳ chính phủ nào” và “quan tâm sâu sắc đến bất kì vấn đề gì ảnh hưởng đến sản phẩm hoặc khách hàng”.
Cơ quan An ninh Quốc gia NSA hiện đang phải đối mặt với áp lực từ dư luận Mỹ, cũng như trước Quốc hội và tòa án liên bang sau hàng loạt các vụ bê bối như nghe lén điện điện thoại người dân và các hoạt động theo dõi bí mật khác.
Theo Zing
An ninh Mỹ bí mật cấy công cụ nghe lén vào sản phẩm công nghệ
Theo tài liệu nội bộ rò rỉ từ Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), NSA đã bí mật cài malware và phần cứng gây hại vào thiết bị điện tử của Huawei, Samsung, Cisco...
Ảnh minh họa
Dựa trên tài liệu nội bộ bị rò rỉ từ Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), báo Der Spiegel của Đức vừa có bài viết cho rằng NSA, phối hợp với CIA và FBI, thường xuyên bí mật chặn các chuyến hàng vận chuyển laptop hoặc linh kiện máy tính để cấy thiết bị gián điệp vào hàng hóa trước khi chúng được chuyển tới nơi nhận.
Theo Der Spiegel, NSA đã thành lập một nhóm tên là TAO có nhiệm vụ đưa các chuyến hàng vận chuyển laptop và linh kiện máy tính tới các "phân xưởng bí mật", tại đây các điệp viên tải malware (phần mềm độc hại) vào thiết bị điện tử, hoặc gắn phần cứng nghe lén. Nhờ đó, NSA có thể truy cập thiết bị điện tử từ xa.
Trong khi bài báo không đề cập tới quy mô của chương trình, cũng như đối tượng bị NSA theo dõi, nó đã cung cấp một cái nhìn độc đáo về việc làm của NSA và cộng đồng tình báo rộng lớn nhằm bí mật truy cập các thiết bị.
Một trong những sản phẩm có vẻ đã được NSA sử dụng để tấn công các thiết bị mục tiêu có tên mã là COTTONMOUTH. COTTONMOUTH đã được sử dụng từ năm 2009, là một phần cứng cấy ghép bí mật cho phép NSA truy cập từ xa vào các thiết bị.
COTTONMOUTH, cùng với các công cụ khác, được cung cấp cho NSA thông qua một gian hàng gián điệp cho phép đặt hàng qua email. Bài báo cho thấy những cửa hàng này cung cấp "cửa sau" vào phần cứng và phần mềm của những hãng công nghệ lớn nhất như Cisco, Juniper Networks, Dell, Seagate, Western Digital, Maxtor, Samsung, và Huawei. Nhiều trong số những mục tiêu này là các công ty của Mỹ. Theo bài báo, NSA thậm chí còn có thể khai thác các báo cáo lỗi từ hệ điều hành Windows của Microsoft bằng cách chặn những báo cáo này và xác định lỗi trên máy tính bị tấn công. Sau đó, NSA có thể tấn công máy tính đó với trojan hoặc các loại malware khác.
Phản hồi lại bài đăng trên Der Spiegel, phó chủ tịch cấp cao của Cisco, ông John Stewart, viết: "Chúng tôi quan tâm sâu sắc tới tất cả những gì có thể ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của chúng tôi hoặc mạng lưới của khách hàng", rằng Cisco "không làm việc với bất kỳ chính phủ nước nào để tìm cách khai thác lỗ hổng trên thiết bị".
Theo The Verge
Những sự kiện công nghệ thế giới nổi bật nhất năm 2013 Năm 2013 sắp khép lại và đây là thời điểm chúng ta cùng nhìn lại những sự kiện công nghệ lớn trên thế giới diễn ra trong năm qua. Năm tuyệt vời của làng game quốc tế Năm 2013, game thủ chứng kiến nhiều sự biến động và xuất hiện của những sản phẩm đỉnh cao. Đầu tiên, đó là thông báo về...