10 sự kiện giáo dục nổi bật năm 2013
Ban chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; học sinh Việt Nam đạt thứ hạng cao trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA)… nằm trong số những sự kiện giáo dục nổi bật năm 2013 theo bình chọn của Dân trí.
1. Ban chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Ngày 4/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI (nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nghị quyết ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã đánh giá tình hình và nguyên nhân về những bất cập và yếu kém trong giáo dục. Đồng thời Nghị quyết cũng đưa ra định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Mở rộng Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2013
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt do Hội Khuyến học Việt Nam khởi xướng từ năm 2005, đến năm 2013 đã bước vào năm thứ 9. Lĩnh vực xét giải ngày càng được mở rộng, từ lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), đến khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng và y dược.
Trên cơ sở thành công đã đạt được trong 8 năm qua, để tiếp tục đẩy mạnh và thu hút sự tham gia đông đảo của những người yêu thích CNTT và quan tâm đến Giải thưởng, ban tổ chức đã có những thay đổi mạnh mẽ về giải thưởng. Theo đó, năm 2013, BTC Giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã mở rộng thêm giải thưởng cho Sản phẩm dự thi các ứng dụng công nghệ trên thiết bị di động và giải thưởng Bảo vệ môi trường.
Nhóm tác giả nhận giải Nhất Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2013.
3. Học sinh Việt Nam đạt thứ hạng cao trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) 2012
Trong lần đầu tiên tham gia chương trình đánh giá PISA, học sinh Việt Nam xếp thứ 8 về Khoa học, thứ 17 về môn Toán và thứ 19 về môn Đọc hiểu trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, kết quả thực hiện phản ánh đúng năng lực của học sinh, đáng tin cậy. Học sinh Việt Nam đã nỗ lực và cố gắng hết mình để hoàn thành bài thi, đạt kết quả tốt. Lãnh đạo Bộ khẳng định: Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các kĩ thuật, phương pháp của PISA vào công tác đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, nhất là đổi mới cách ra đề kiểm tra, đề thi và phương pháp đánh giá chất lượng trên diện rộng – của từng điạ phương (không phải là đánh giá kết quả của các cá nhân các học sinh).
Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các kĩ thuật, phương pháp của PISA vào công tác đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông.
4. Ban hành nhiều chính sách hỗ trợ học sinh, giáo viên
Nhiều chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh đã được áp dụng cho năm học 2013-2014. Theo đó, từ ngày 1/9/2013, Quyết định số 36 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ 15 kg gạo/học sinh/tháng cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn bắt đầu có hiệu lực.
Theo Thông tư số 27/2013/TTLT-BGDĐT-BTC của Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính nhằm Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 12/2013/QĐ-TTG của Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ học sinh THPT ở vùng có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn, từ ngày 1/9/2013, học sinh sẽ được hỗ trợ chi phí ăn, ở bằng 40% lương tối thiểu.
Bắt đầu từ năm học 2013-2014, Chính phủ cấp bù trực tiếp học phí cho các sở giáo dục, do đó đối tượng được miễn giảm học phí ở bậc đại học sẽ được miễn giảm trực tiếp tại trường, thay vì nộp học phí như bình thường và về địa phương để nhận lại khoản hỗ trợ này.
Video đang HOT
Một chính sách khác được Bộ GD-ĐT triển khai trong năm nay là bổ sung chính sách đối với nhà giáo đang công tác tại vùng đặc biệt khó khăn.
Nhiều chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh đã được áp dụng cho năm học 2013-2014.
5. Chủ trương không cho điểm với học sinh lớp 1
Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của giáo dục tiểu học năm học 2013-2014, Bộ GD-ĐT yêu cầu: đối với lớp 1, khuyến khích giáo viên chỉ nhận xét, không chấm điểm học sinh (HS); nếu chấm điểm, giáo viên không nên thông báo điểm số cho gia đình học sinh; giáo viên tuyệt đối không có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào.
Về chủ trương không cho điểm với HS lớp 1, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định cần thay đổi hệ thống đánh giá để nâng cao chất lượng giáo dục. Theo Thứ trưởng, kiểm tra đánh giá trước hết phải làm cho HS tốt hơn.
Bộ GD-ĐT yêu cầu, đối với lớp 1, khuyến khích giáo viên chỉ nhận xét, không chấm điểm học sinh.
6. Nhân rộng mô hình trường học mới
Nếu năm học 2011-2012, Bộ GD-ĐT đã triển khai thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) tại 24 trường tiểu học thì từ năm học 2012-2013 đã triển khai thí điểm tại 1447 trường tiểu học. Theo đánh giá và ghi nhận tại các địa phương thì mô hình VNEN đã phát huy được nhiều thế mạnh hơn so với cách dạy học truyền thống. Thể hiện qua việc học sinh tự tin, chủ động và sáng tạo hơn trong học tập. Điều này thể hiện rõ nét ở các địa phương vùng cao như Lào Cai, Yên Bái… Ngay như Hà Nội từ việc triển khai thí điểm ở 1 trường tiểu học thì nay đã nhân rộng lên đến 50 trường.
Một lớp học theo mô hình trường học mới tại Hà Nội
7. Nhiều đề thi có tính thời sự
Trong năm 2013 xuất hiện nhiều đề thi các môn Văn, Giáo dục công dân… được học sinh nói riêng và người dân nói chung khen ngợi khi người ra đề đã đưa vào đề thi nhiều sự kiện thời sự đang được quan tâm (vụ “hôi bia” ở Biên Hòa, tình trạng giới trẻ dùng ngôn ngữ chat…). Chính việc này đã tạo tâm lý hào hứng cho học sinh khi làm bài thi và tăng sự gắn kết của giáo dục với cuộc sống thực tế.
Ngày 16/12/2013, vụ “hôi bia” ở Đồng Nai đã được đưa vào đề thi cuối học kỳ I cho môn Ngữ văn lớp 11, Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP Pleiku, Gia Lai).
8. Lần đầu tiên, Bộ GD-ĐT ra quyết định thu hồi bằng Tiến sỹ
Dựa vào kết luận về việc thanh tra đơn tố cáo “đạo văn” đối với bằng tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế – Phó Viện trưởng Viện Tài chính – Ngân hàng, ĐH Kinh tế Quốc dân, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ra Quyết định “Hủy bỏ học vị tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế”.
Sau đó, Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đã ra văn bản quyết định hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS đối với ông Hoàng Xuân Quế.
9. Phát hiện nhiều lỗi sai sót trong sách dành cho học sinh
Trong năm 2013, nhiều lỗi sai sót trong sách vở dành cho học sinh đã được báo chí phản ánh như vở luyện chữ sai kiến thức lịch sử, sách cho trẻ mầm non có vẽ cờ Trung Quốc…
Trên thực tế hiện nay, quy trình xuất bản còn có rất nhiều điều đáng để bàn. Nhiều nhà xuất bản thiếu đội ngũ nhân viên, không đủ năng lực…thậm chí có tình trạng thẩm định nội dung trái với chuyên ngành theo dõi, chính vì điều này mà tình trạng “nhiều sạn” ở trong sách tham khảo khá phổ biến.
10. Báo động chất lượng cơ sở mầm non tư thục
Trước hành vi hành hạ trẻ tại Trường Mầm non tư thục Phương Anh (quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), ngày 17/12/2013, cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Thủ Đức, TP HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 đối tượng về hành vi “hành hạ người khác”
Điểm giữ trẻ Phương Anh (số 18 đường Hiệp Bình, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TPHCM) đóng cửa sau khi bị “lật tẩy” hành vi hành hạ trẻ em.
Vụ việc gây chấn động dư luận này cùng với một số những vụ bạo hành trẻ mầm non trước đó là tiếng chuông cảnh tỉnh về việc quản lý, giám sát chất lượng các nhóm trẻ tư thục. Dư luận cũng lên tiếng về việc cần phải nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ mầm non.
Theo VNE
Thủ khoa giấu bố mẹ để học khối D
Thủ khoa ĐH Kinh tế Quốc dân Trần Hiếu là một chàng trai hát hay, dễ khóc. Cậu là một minh chứng của sự học "có công mài sắt có ngày nên kim".
Thỏa thuận với bố mẹ để được học chuyên Anh
Xuất sắc đạt được 27,5 điểm khối D (Toán 9, Anh 9,5, Văn 9), Trần Hiếu trở thành tân thủ khoa của đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội).
Hiếu là học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An). Em sinh ra trong gia đình có bố và mẹ đều là giáo viên. Bố em vì sức khỏe yếu nên đã xin nghỉ hưu sớm, còn mẹ là cô giáo dạy Địa lý nổi tiếng của tỉnh Nghệ An. Chị gái Hiếu hiện đang là kiểm toán viên.
Ngay từ đầu, gia đình muốn định hướng cho Hiếu đi theo khối A. Nhưng em lại cảm thấy mình không có hứng thú và sở trường ở các môn tự nhiên nên nhất quyết không nghe theo lời bố mẹ và chị gái. Để có được sự đồng ý cho mình thi vào lớp chuyên Anh của trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Hiếu đã viết một bức thư rất dài để "thỏa thuận" với bố mẹ. Trong đó cậu viết: "Con sẽ vừa học chuyên Anh vừa học thi khối A".
Trần Hiếu, chàng thủ khoa khối D, ĐH Kinh tế Quốc dân.
Suốt 3 năm học cấp 3, Hiếu vẫn âm thầm ôn thi khối D và không tập trung vào khối A như đã hứa. Đến năm lớp 11, thấy quá áp lực khi phải che giấu, Hiếu đã nói thật nguyện vọng của mình. Em thực sự muốn dồn hết sức để đạt được kết quả tốt nhất cho một khối thi. Và bố mẹ đã phản đối rất dữ dội trước quyết định của cậu.
Dần dần, thời gian cũng làm cho bố mẹ nguôi giận và bằng lòng cho em thi khối D vào ĐH Kinh tế Quốc dân. Khi biết tin cậu con trai của mình đỗ thủ khoa, mẹ của em rất bất ngờ: "Cô rất ngạc nhiên vì Hiếu đã đạt được điểm Văn cao như vậy. Khi đi thi về, cô và Hiếu chỉ nghĩ là Toán sẽ là môn thi tốt nhất vì em thiên về các môn tự nhiên hơn. Cô cũng chỉ muốn cho Hiếu đi theo khối tự nhiên để có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp hơn cho mình sau này chứ không cấm đoán gì. Nhưng thành quả này đã chứng minh cho những nỗ lực của em là rất lớn và cô tự hào về điều đó".
Từng khóc vì điểm Văn thấp
Hiếu chia sẻ, em không có năng khiếu về văn chương nên rất gặp khó khăn trong việc hành văn. Vì thế, nếu các bạn nắm kiến thức văn bản rất nhanh thì em lại khá là chậm chạp. Biết được khuyết điểm này của mình, Hiếu đã phải chăm chỉ, cần mẫn hơn các bạn cùng lớp rất nhiều. Em mượn vở của các bạn đi học thêm ở các giáo viên khác nhau rồi về nhà lọc ý ra thành các nội dung chính, sắp xếp và biến chúng thành kiến thức của mình. Cần cù bù thông minh. Càng ngày, Hiếu càng tiến bộ và tiến lên nhóm đầu của lớp ở môn Văn.
Cuối năm lớp 12, dù đã chuẩn bị rất kỹ, Hiếu rất choáng váng khi biết được mình chỉ được 6,25 môn Văn trong ky thi thử tốt nghiệp của trường. Về nhà, em đã nằm khóc và thấy rất lo lắng. Cô giáo dạy Văn của em, Phạm Thanh Lê đã tìm đọc lại bài làm của Hiếu và đưa ra cho em những lời khuyên cần thiết để Hiếu kịp thời sửa chữa. Hiếu bảo, chính vì có cô luôn tận tình, chu đáo và theo sát em nên em mới có thể vượt qua được những áp lực của kì thi và có được kết quả như hôm nay.
Cô Phạm Thanh Lê tâm sự: "Hiếu là một học trò rất chăm chỉ và cẩn thận. Trong lớp, em là người chuẩn bị bài vở, soạn bài và làm bài chu toàn nhất. Phương pháp dạy của tôi là lấy học sinh làm trọng tâm. Chính các em phải là người đọc văn bản, cảm nhận văn bản, soạn văn bản và làm đề thi một cách độc lập, không được phụ thuộc vào tài liệu tham khảo. Tôi chỉ là người định hướng cách cảm nhận và sửa chữa những thiếu sót cho các em. Tôi cho các em làm quen với tất cả dạng đề để các em không bỡ ngỡ khi vào phòng thi. Thành công của Hiếu là thuộc về sự cố gắng không ngừng của chính em".
Hiếu và bạn bè chụp ảnh kỷ niệm cùng cô giáo Phạm Thanh Lê.
Chàng "bún lèo" nổi tiếng hát hay
Là một cây văn nghệ của trường từ cấp 2, Hiếu đã được rất nhiều người biết đến với khả năng âm nhạc. Những chương trình biểu diễn của nhà trường luôn có sự góp mặt của giọng ca có cái tên cũng rất nghệ sĩ Trần Hiếu.
Với vẻ ngoài vừa béo, vừa lùn, các bạn đã đặt cho cậu biệt danh là "bún lèo". Ở lớp, Hiếu là một lớp phó văn thể mĩ năng nổ, nhiệt tình giúp đỡ các bạn.
Hiếu (ngoài cùng, bên phải) cùng bạn bè.
Trông bên ngoài, Hiếu rất vui vẻ, hay tươi cười nhưng chàng trai này cũng rất mau nước mắt. Lớp 8, sau khi biểu diễn văn nghệ, Hiếu đã bị mất chiếc áo trắng đồng phục thay ra để mặc đồ diễn và thế là cậu đứng ngay giữa sân trường khóc nức nở như một đứa trẻ khiến mọi người để ý và từ đấy cậu nổi tiếng. Những lúc căng thẳng, Hiếu cũng khóc. Trước khi kì thi đại học diễn ra, Hiếu thấy mình học mà chẳng vào, cứ mỗi lần học vì mệt quá ngủ gật ngay trên bàn, thức dậy cậu lại khóc giàn giụa nước mắt vì thấy mình "hư" quá.
Đi thi về lo mình điểm thấp
Bí quyết ôn thi của Hiếu là "ăn chắc, thắng chắc". Hiếu đặt mục tiêu đạt được điểm số ở những câu cơ bản trước. Thời gian học môn Toán của Hiếu chủ yếu là ở trên lớp, còn lại về nhà cậu đầu tư cho hai môn Anh và Văn. Với môn Toán, Hiếu cố gắng làm sao làm được thật nhiều dạng bài cơ bản để đạt được điểm 8, rồi sau đó mới nâng cao thêm các câu khó hơn. Với môn tiếng Anh, Hiếu chủ yếu học từ sách giáo khoa vì theo Hiếu trong sách có rất nhiều từ vựng mà các bạn hay bỏ qua. Môn Văn là môn Hiếu lo nhất vì Hiếu chưa có nhiều thời gian để luyện viết mà chỉ tập trung vào học và cảm nhận nội dung các tác phẩm.
Sau khi hoàn thành kỳ thi, Hiếu rất sợ điểm sẽ không cao vì môn Toán cậu chưa xem đáp án, môn Văn thì viết dài quá (5 tờ giấy đôi) sẽ lan man.
Tinh nghịch tuổi học trò.
Chia sẻ về đề thi nghị luận xã hội năm nay, Hiếu nói: "Em hoàn toàn đồng tình với ý kiến của Tran Hung John, một phần bởi đây là ý kiến khách quan của một Việt kiều chưa từng sống ở Việt Nam trước đó, một phần là bởi trong xã hội có quá nhiều bằng chứng làm rõ tính cách thụ động của con người Việt Nam Tuy nhiên, không thể quên đi rất nhiều người Việt Nam đã từng là người dẫn đường, người tiên phong, như chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng hạn. Em nghĩ là giới trẻ Việt Nam hiện nay khá năng động, tích cực, nhiều bạn còn có khả năng lãnh đạo rất tốt. Tuy nhiên, dường như các bạn đang bị cuốn theo hiệu ứng đám đông, chạy theo phong trào, nên tính sáng tạo ngày càng mất đi".
Theo VNE
Lê Thành Bách đoạt giải xuất sắc tại kỳ thi ACCA Lê Thành Bách là học viên hoàn tất chương trình ACCA xuất sắc nhất trong kỳ thi ACCA tháng 6/2012 và đứng thứ 43 trên thế giới. Hiện Bách đang là chuyên viên kiểm toán tại PwC. Kỳ thi ACCA tháng 6 năm 2012 vừa qua có hơn 370.000 bài thi và có 7.160học viên hoàn thành môn thi cuối cùng của chương...