10 mẹo giúp bạn nữ không bao giờ mua phải quần áo rởm
10 mẹo dưới đây từ Bright Side sẽ giúp bạn phát hiện ra những mặt hàng kém chất lượng để tránh phí tiền khi mua sắm:
1. Kiểm tra chất lượng đồ cotton bằng cách vo lại
Nắm chặt một phần vải trong tay vài giây. Nếu sau đó nó trông như mẩu giấy nhàu, chứng tỏ người ta đã xử lý vải bằng cách đặc biệt để giữ được dáng sản phẩm. Những đồ này sẽ trông như thảm chùi chân ngay sau lần giặt đầu tiên.
2. Kéo phần đường may để xem rõ chỉ nối
Các đồ chất lượng có đường may khít, dày, gọn gàng. Thử dùng tay kéo nhẹ hai mép vải ra. Nếu đường may không khít, bạn có thể đang chọn phải sản phẩm kém.
3. Tránh sản phẩm mà phần khóa hở hẳn ra
Nên mua những món quần áo và phụ kiện mà phần khóa kim loại được che kín bằng vải vì đây là những đồ sẽ bền và tốt. Những phần khóa nhựa, hở hẳn ra thường dễ gãy hỏng và là dấu hiệu cho thấy món đồ kém chất lượng.
4. Đường viền quần áo không quá hẹp
Quần và chân váy nên có viền may rộng tới 4 cm. Áo sơ mi và áo phông có thể có phần đường may nhỏ hơn, khoảng 2 cm. Nếu không có viền may này hoặc phần đó quá hẹp, bạn nên chọn món đồ khác.
5. Kéo mạnh vải để kiểm tra chất lượng
Video đang HOT
Món đồ chất lượng tốt sẽ luôn giữ nguyên dáng vải. Thử kéo nhẹ một phần chiếc váy liền hay chân váy và thả ra. Nếu vải không về dáng cũ, bạn đang xem một món đồ vải chất lượng thấp và rẻ tiền.
6. Đảm bảo khóa khớp về chiều dài
Khóa trên váy liền, chân váy hay bất cứ loại trang phục nào cần ngang bằng về chiều dài và nên tiệp màu với vải.
7. Chú ý tới nhãn mác
Các loại vải tự nhiên, chẳng hạn như cotton, lụa hay len, sẽ bền và chắc chắn hơn loại sợi tổng hợp. Tuy nhiên, vải 100% cotton có thể nhanh chóng bị nhăn sau khi giặt. Đó là lý do vì sao bạn nên chọn quần áo có thêm một số thành phần nhân tạo (như viscose, polyester, nylon…). Những món đồ này thường ít bai dão và sẽ bền hơn.
8. Đảm bảo phần màu chỉ may tiệp với màu vải món đồ
Hãy kiểm tra phần màu vải và màu chỉ may. Nếu hai màu này không tiệp với nhau và đường chỉ lộ rõ, đó là dấu hiệu cho thấy sản phẩm được làm cẩu thả. Chất lượng nên được ưu tiên hơn số lượng.
9. Kiểm tra cúc, lỗ khuyết
Khi sản xuất đồ nhái hay kém chất lượng, người ta thường không chú ý tới các chi tiết nhỏ. Đó là lý do bạn nên kiểm tra cúc và phần khuyết trước khi mua một món đồ. Hãy đảm bảo rằng các chiếc cúc đều chắc chắn và chỉ khâu không bị lộ, phản màu với phần vải quần, áo. Lỗ khuyết nên gọn gàng, vừa vặn, không có sợi chỉ lem nhem.
10. Chú ý tới màu sắc ở các chỗ nếp gấp
Nếu màu sắc ở chỗ tay cầm, đường viền hay phần khóa kéo trông nhạt màu hay có các vệt đốm, đó là dấu hiệu cho thấy sản phẩm kém chất lượng. Điều này cũng đúng khi một phần của sản phẩm có màu sáng hay tối hơn phần còn lại. Những đồ này sẽ dần phai màu sau vài lần giặt và bạn không nên mua.
Theo webphaidep.com
Bạn có phải là một tín đồ nghiện mua sắm?
Mọi người đều thích mua sắm. Chúng ta thường sắm sửa vật dụng trong nhà hay làm mới tủ quần áo để cảm thấy vui vẻ và phấn khởi hơn, hoặc xem như một phần thưởng cho bản thân.
Nếu bạn thường xuyên đi mua sắm nhưng lại ra về với hai tay không, bạn không có gì để lo lắng hết. Tuy nhiên với một số người mua sắm quả là một vấn đề thực sự - một vấn đề về tâm lý nghiêm trọng. Với người nghiện mua sắm, họ không thể nhịn hơn ba ngày mà không mua một thứ gì đó. Họ thường tiêu nhiều hơn số tiền mà họ kiếm được.
Điều này có quen thuộc với bạn không? Dưới đây là một vài dấu hiệu cho thấy bạn là một người nghiện mua sắm.
1. Có nhiều thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng thì rất tiện lợi (đặc biệt là trong trường hợp khẩn cấp và đi du lịc) tuy nhiên nó cũng rất nguy hiểm. Nó đã khiến nhiều người lâm vào cảnh nợ nần với những khoản nợ không có khả năng chi trả. Nếu bạn sở hữu nhiều thẻ tín dụng hoặc chỉ là một tấm thẻ master và bạn không thể trả hết số nợ dư hàng tháng, bạn nên xem lại thói quen sài thẻ của mình đi thôi.
2. Không có tiền tiết kiệm
Một sổ tiết kiệm để nhận tiền lời hàng tháng hoặc để dùng cho những trường hợp khẩn cấp như thất nghiệp hoặc tai nạn. Nếu có một khoản tiền (khoảng 5% đến 10% số tiền bạn kiếm được) bạn nên gửi tiết kiệm hàng tháng. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu sạch số tiền này cho những chi tiêu trước mắt, thì đây quả là một vấn đề.
3. Sống cùng với khoản vay thấu chi (nợ ngân hàng)
Với mỗi người, nợ ngân hàng có thể xảy ra một hoặc hai lần do thiếu hụt ngân sách hay vì một giao dịch bị lãng quên nào đó. Nhưng nếu bạn sống trong tình trạng nợ ngân hàng thường xuyên thì đây hẳn là chuyện lớn. Những người nghiện mua sắm thường bị tình trạng vay thấu chi vì mua sắn vô tội vạ và không kiểm soát các khoản chi tiêu. Đây chắc chắn là cách nhanh nhất để hủy xếp hạng tín nhiệm (credit rating) của bạn và bạn sẽ không có khả năng vay tiền ở bất kì ngân hàng nào nữa.
4. Mua sắm để nâng cao địa vị
Bất cứ khi nào cảm thấy buồn chán, bạn chạy ào đi mua sắm. Đây chắc chắn là một dấu hiệu về tâm lý. Tương tự như thế, nếu bạn rời trung tâm thương mại với hai tay đầy những túi đồ và cảm thấy rất hãnh diện, đây cũng là một rắc rối. Người nghiện mua sắm thường hay tưởng tượng và nhầm lẫn rằng cuộc sống hay các mối quan hệ của họ sẽ tốt hơn khi họ mua sắm những món đồ yêu thích. Với những người này, mua sắm sẽ tạo cho họ sự lạc quan lầm tưởng. Thật không may, cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất và kết thúc trong sự hối hận khi họ nhận được thông báo tài chính của mình.
5. Mua nguyên lố
Nếu không chắc mình có phải là người nghiện mua sắm hay không, hãy nhìn vào tủ đồ. Mua nguyên lố là dấu hiệu cơ bản của chứng nghiện mua sắm. Nhiều người nghiện mua sắm không thể thỏa mãn chỉ với một món đồ. Nếu thích một chiếc váy hay áo, họ sẽ mua nó với đủ màu.
6. Mua sắm lén lút
Những người nghiện mua sắm cũng biết rằng họ có vấn đề nhưng lại không chịu thừa nhận. Họ che giấu việc mua sắm của mình với người thân vì xấu hổ, sợ người khác tức giận hay sợ bị chỉ trích. Chiến thuật lén lút này tạm thời có thể tránh được sự căng thẳng nhưng nó không giải quyết được gốc rễ của vấn đề nghiêm trọng này.
7. Giữ nguyên tem giá
Nếu bạn giữ nguyên tem giá trên quần áo, bạn có thể là một người mua sắm có hệ thống hoặc đơn giản chỉ là do có quá nhiều đồ mà bạn chưa bao giờ mặc đến. Người nghiện mua sắm không thể cưỡng lại bản thân, vì thế họ thường mua nhiều hơn những gì họ cần hoặc có thể mặc.
Theo Trí Thức Trẻ
Bí quyết trở thành chuyên gia trong việc mua sắm Áp dụng một vài gợi ý dưới đây, những tín đồ mê shopping sẽ nhanh chóng thỏa mãn cơn nghiện không thể nào cắt được của mình. 1. Mua sắm theo mục đích Lời khuyên đầu tiên và vô cùng dành cho chị em là hãy xác định rõ ràng ngay trong đầu, trước lúc bắt đầu đi mua sắm là mua gì,...