10 loại quả cực mát cho mùa hè
Trong mùa nóng cần tránh các loại quả chín quá ngọt, chứa nhiều đường vì dễ sinh nhiệt cho cơ thể từ bên trong. Các loại trái cây thích hợp dùng cho mùa hè nóng nực gồm:
1. Dưa hấu có chứa nhiều chất chống oxy hóa trong thiên nhiên, là một nguồn vitamin C và A. Dưa hấu đỏ chứa rất nhiều beta-carotene và licopene. Đây là những chất có tác dụng trung hòa các gốc tự do gây tổn thương cho cơ thể và nguy hiểm nhất là các tế bào gây ung thư.
2. Dưa gang có thể phòng ngừa được cảm nắng. Theo kết quả nghiên cứu, trong dưa gang có một số vitamin và các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Quả chín có thể ăn không hoặc ăn với ít đường, quả xanh nấu canh tôm hoặc tép ăn mát. Tuy nhiên ăn nhiều dưa gang sống dễ bị đau bụng, người mới khỏi bệnh và tạng hàn nên kiêng ăn.
3. Măng cụt chứa nhiều hợp chất xanthone có tác dụng như những kháng thể thiên nhiên giúp tăng cường sinh lực, chống mệt mỏi, chống béo phì, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, cải thiện hệ tuần hoàn và tiêu hóa, bồi dưỡng cơ thể và chống lão hóa, làm tăng trí nhớ và tuổi thọ.
4. Chanh có hàm lượng vitamin C cao và chứa nhiều axit hữu cơ giúp giải khát rất tốt. Ngoài ra còn nhiều dưỡng chất khác và khoáng tố, đặc biệt là sélénium nên chanh rất tốt cho sự cân bằng chế độ ăn. Tuy nhiên những người có bệnh dạ dày không nên dùng.
5. Chanh dây vị ngọt, chứa các loại axit hữu cơ, chủ yếu là axit citric (3,9 gam/100 gam, ít chua hơn chanh). Ngoài ra, trong chanh dây còn có các chất khoáng và chất vi lượng như sắt, phôtpho, kẽm, manhê…, nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C.
Video đang HOT
6. Quýt, cam, bưởi cũng có hàm lượng vitamin C cao, đặc biệt là các loại quả này, nhất là bưởi, do có nhiều múi xơ còn có tính năng làm tan mỡ nên rất được phụ nữ ưa chuộng.
7. Dứa cũng chứa nhiều vitamin C, khoáng chất và vi lượng, nhưng đặc biệt hơn là điều tiết ra bromélin, một enzym có khả năng làm mềm và khiến protein dễ tiêu hóa.
8. Khế có vị chua ngọt, tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, được dùng để trừ nhiệt độc trong cơ thể, chữa cảm cúm, sốt, nhức đầu, sổ mũi, ho, viêm họng. Mỗi ngày khoảng 100-120 gam khế tươi ép lấy dịch chiết uống.
9. Nho cũng chứa nhiều axit hữu cơ giúp giải nhiệt tốt. Đặc biệt trong quả nho chứa các hợp chất như resveratrol (cấu trúc polyphenol có tác dụng chống oxy hóa tế bào) có liên quan đến việc phòng chống bệnh ung thư, bệnh tim mạch và thần kinh.
10. Thanh long có chứa nhiều chất dinh dưỡng và vi lượng giúp gia tăng sự chuyển hóa các chất trong cơ thể, tăng cường thải độc, cải thiện làn da giúp da mịn màng. Nhờ có chứa nhiều chất xơ và hàm lượng đường thấp, thanh long còn giúp chữa bệnh tiểu đường và béo phì.
DS LÊ KIM PHỤNG
Theo Tuổi trẻ
Cá mực dưỡng huyết bổ can thận
Cá mực là món ăn thuốc rất tốt, chữa được nhiều bệnh của phụ nữ như các chứng bệnh xích bạch, lậu hạ, kinh tụ, huyết bế, ẩm thực thũng thống, hàn nhiệt chưng hà...
Theo Đông y, cá mực vị mặn, tính bình, bổ âm dưỡng huyết, thông kinh, khứ ứ, bổ can thận, chữa di tinh, xuất tinh sớm, phụ nữ kinh nguyệt không đều, ít sữa. Ngoài ra, cá mực còn có công hiệu giải độc gan phòng tiểu đường, chống mệt mỏi, chống suy lão.
Trong cá mực có nhiều protid, lipid, các axit amin, các vitamin A, B1, B2, B12, D, E và các chất vi lượng như đồng, kẽm...
Cá mực được dùng làm thuốc trong những trường hợp sau:
Dưỡng âm bổ huyết: Dùng cho người tỳ vị hư nhược, thiếu máu, giảm sức miễn dịch, phụ nữ huyết hư, bế kinh, khí hư băng huyết. Cá mực 300g, ớt xanh 100g, gừng, hành, tỏi, rượu vang, dấm, đường, xì dầu lượng vừa dùng (cá mực thái sợi) làm món xào.
Bổ huyết tăng sữa: Nấu canh mực khô với giò heo hoặc thịt heo cho sản phụ ăn cái uống nước.
Chống ợ chua: Nấu canh mực ăn cái uống nước.
Chữa mờ mắt, chảy nước mắt sống: Khi dùng canh mực chữa bệnh thì dùng nước canh là chính vì mực khô cứng khó tiêu có thể ảnh hưởng xấu đến bộ máy tiêu hoá.
Đại bổ tỳ thận chữa suy nhược thần kinh và thể lực: Mực 3 con (khoảng 600g), hạt sen 10g, khoai mài 300g, bạch quả nhân 10g, tôm to 100g, tương cà chua 30g, hành tây 2 củ (50g), bơ 15g. Tôm nõn hoặc tôm khô ngâm mềm, thái mỏng. Mực bỏ râu, phủ tạng. Khoai mài thái lát mỏng. Hạt sen tươi nếu khô ngâm mềm bỏ tâm sen. Tất cả trộn đều với ít muối rồi cho vào bụng mực, khâu lại, phết bơ mỏng ra ngoài, nướng chín, cắt khoanh dây 3cm xếp vào đĩa.
Kinh nguyệt lượng ít kéo dài: Mực 500g, gừng nướng 6g thái lát cho vào nồi nước nấu chín, thêm gia vị. Ngày ăn 1 lần, ăn liền trong 3 - 5 ngày.
Kinh nguyệt nhiều do khí hư: Cá mực 300g, hoa tề thái tươi 30g, hành tiêu dầu muối (cọng hành trắng giã nhuyễn), ướp mực với hành muối tiêu. Cho nước nấu canh.
Hoạt huyết hoá ứ, lý khí, giảm đau: Tài liệu nói thích hợp tiểu đường kèm viêm tiền liệt tuyến. Mực 1 con, đào nhân 6g. Nấu canh để ăn.
Tư âm, bổ hư: Phụ nữ sinh con huyết hư máu kinh nhiều, mất máu nhiều nên ăn mực thì cực tốt (theo sách). Cá mực khô 1 con, đương quy 25g. Cho nước ninh nhừ. Chữa kinh ít, bế kinh.
Kinh ra trước kỳ, băng lậu: Cá mực khô 1 con, sinh địa hoàng 30g. Cho nước vào ninh nhừ để ăn.
Thông sữa: Cá mực khô 1 con, chân giò lợn 1 cái. Ninh nhừ để ăn. Ăn liền 3 ngày.
Bổ thận tráng dương: 3 con cá mực tươi làm sạch (bỏ mai, bỏ ruột...). Hạt sen 30g (ngâm mỡ bỏ tâm) giã nát, hoài sơn 300g, nấu chín, giã nhuyễn, tôm nõn 100g, chân giò hun khói 200g thái nhỏ. Tất cả (trừ mực) trộn đều với muối gia vị (vừa ăn) rồi nhồi vào khoang mực buộc lại. Xào 200g hành thái lát cho thơm, nêm gia vị chờ dùng.
Mực đã nhồi được rán, một lúc cho rượu xì dầu và lượng nước vừa phải. Cuối cùng cho hành đã xào và gia vị đảo đều là được, chia ra mấy lần ăn trong ngày.
Bổ khí huyết: Mực tươi 600g, tỏi băm 100g, tiêu đen giã dập nát 1 thìa con, nước tương nhạt 1 thìa con, đường 1 thìa con. Rau mùi xào vàng tỏi rồi cho mực vào. Sau đó cho gia vị đun cho mực trắng ra. Rắc mùi, ăn nóng.
Chú ý:
- Nên ăn mực tươi không qua ướp đá.
- Do mực chứa nhiều cholesterol nên người có mỡ máu cao phải hạn chế.
- Khi chế biến thức ăn nên nướng, xào, không nên rán.
Theo SKDS
Để không bị cảm nắng ngày hè Triệu chứng thường thấy của trúng thử (cảm nắng) là đầu óc mơ màng, đổ mồ hôi, miệng khát, buồn nôn, nặng thì đột ngột bất tỉnh, hôn mê. Phòng ngừa trúng thử - Không nên cố gắng quá sức khi phải làm việc dưới trời nắng. Khi cảm thấy có triệu chứng trúng thử, ngưng ngay công việc và tránh vào chỗ...