10 điều kỳ diệu xảy ra khi bạn ăn chuối
Để tìm hiểu xem chuối có thể tốt như thế nào, trang web Eat This, Not That! đã tham khảo ý kiến của nhóm chuyên gia dinh dưỡng để xác định chính xác những lợi ích đối với cơ thể khi bạn ăn một quả chuối.
Dưới đây là những lợi ích sức khỏe hàng đầu của chuối.
1. Giúp xây dựng cơ bắp
Nếu sau khi tập luyện, bạn cảm thấy cơ bắp của mình bị đau hoặc phát triển không đủ nhanh, thì có thể bạn đang không bổ sung đủ magiê trong chế độ ăn uống của mình.
Là một nguồn cung cấp magiê dồi dào, chuối có thể giúp co cơ và thư giãn cũng như tổng hợp protein, do đó làm tăng khối lượng cơ nạc.
Hơn nữa, lượng magiê giúp tăng cường phân giải lipid, một quá trình mà cơ thể bạn giải phóng chất béo từ các cơ sở dự trữ, theo Eat This, Not That!
Là một nguồn cung cấp magiê dồi dào, chuối có thể giúp co cơ và thư giãn cũng như tổng hợp protein, do đó làm tăng khối lượng cơ nạc. Ảnh SHUTTERSTOCK
2. Giúp cơ bắp của bạn phục hồi nhanh hơn
Chúng ta đều biết rằng chuối là một nguồn cung cấp kali chính.
Là một chất điện giải, kali giúp cơ bắp của bạn phục hồi sau khi tập luyện, tăng cường sự phát triển của chúng và cho phép bạn tập luyện nhiều hơn.
3. Hỗ trợ một tâm trạng tốt
Chuối chứa 6% giá trị hằng ngày của bạn về vitamin B9 (còn được gọi là folate), một chất dinh dưỡng có thể chống trầm cảm bằng cách tăng cường chất nền có đặc tính chống trầm cảm, theo NIH.
Nói cách khác, nó giúp serotonin, chất hóa học tạo cảm giác dễ chịu, đi vào não nhanh hơn.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Tâm thần học Ấn Độ khẳng định rằng bệnh nhân trầm cảm có nồng độ folate trong máu trung bình thấp hơn 25% so với mức của những người khỏe mạnh.
Một số bác sĩ khuyên bạn nên tăng lượng folate nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm, để tăng tác dụng của chúng.
Video đang HOT
4. Có thể làm giảm căng thẳng
Chuối là thực phẩm tự nhiên, giúp thúc đẩy tâm trạng tích cực và ngăn ngừa trầm cảm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bên cạnh B9 thúc đẩy tâm trạng, chuối cũng có tryptophan, “tiền chất của serotonin”.
Chuyên gia dinh dưỡng Cassie Bjork của Healthy Simple Life cho biết “và serotonin có thể là chất hóa học quan trọng nhất của não vì là chất chống trầm cảm tự nhiên và có thể điều trị lo âu và mất ngủ, cũng như các vấn đề tâm trạng khác như mệt mỏi, khó chịu, bồn chồn, tức giận và hung hăng.
Chuối cũng có norepinephrine, giúp điều chỉnh căng thẳng.
Chuối là thực phẩm tự nhiên, giúp thúc đẩy tâm trạng tích cực và ngăn ngừa trầm cảm”.
5. Ăn một quả chuối trước khi ngủ và bạn có thể ngủ ngon hơn
“Điều này cũng là do tryptophan. Đó là tiền chất của melatonin, giúp thúc đẩy sự thư giãn và giúp điều hòa giấc ngủ”, cô Bjork nói.
6. Có thể giúp điều chỉnh mức huyết áp
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), “sự kết hợp giữa lượng natri thấp và lượng kali cao có liên quan đến mức huyết áp thấp nhất và tần suất đột quỵ thấp nhất ở các cá nhân và tập thể”.
Chuối chứa nhiều kali và ít natri. Loại trái cây này được FDA chính thức công nhận là có khả năng làm giảm huyết áp và bảo vệ chống lại cơn đau tim và đột quỵ.
7. Có thể giúp giảm đầy bụng
Chuối làm tăng vi khuẩn chống đầy hơi trong dạ dày và nó cũng là một nguồn cung cấp kali tốt, có thể giúp giảm tích nước. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu gần đây cho thấy những phụ nữ ăn chuối hai lần mỗi ngày như một bữa ăn nhẹ trước bữa ăn trong 60 ngày sẽ giảm được 50% chứng đầy bụng! Tại sao?
Loại trái cây này làm tăng vi khuẩn chống đầy hơi trong dạ dày và nó cũng là một nguồn cung cấp kali tốt, có thể giúp giảm tích nước.
8. Bạn sẽ cảm thấy no hơn
Trước khi chín, chuối rất giàu một thứ gọi là tinh bột kháng, như tên gọi cho thấy, theo nghĩa đen, nó có khả năng chống lại quá trình tiêu hóa.
Điều này cung cấp các vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, ngăn chặn sự thèm ăn và dẫn đến quá trình oxy hóa chất béo hiệu quả hơn.
Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần thay thế 5% lượng carbohydrate trong ngày bằng một nguồn tinh bột kháng có thể thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo sau bữa ăn lên đến 30%!
Vì chuối chưa chín có vị hơi đắng, nên các chuyên gia thường khuyên nên thêm chúng vào sinh tố giảm cân với các loại trái cây và rau khác để giảm bớt vị đắng.
9. Có thể làm giảm mức cholesterol xấu
Chuối chứa phytosterol, là hợp chất có tác dụng làm giảm cholesterol LDL (“xấu”), theo một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng.
Cô Bjork nói: “Chuối chứa vitamin B6 rất quan trọng đối với hầu hết mọi thứ: sức khỏe tim mạch, sức khỏe miễn dịch, sức khỏe tiêu hóa và chức năng hệ thần kinh”.
10. Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn
Bạn có liên tục cảm thấy… không ổn sau khi ăn? Chuối có thể giúp cho chứng tiêu hóa kém của bạn.
Chuối là một nguồn tuyệt vời của prebiotics, carbohydrate không tiêu hóa, hoạt động như thức ăn cho vi khuẩn đường ruột tốt (probiotics) và cải thiện tiêu hóa, bởi vì chúng chứa fructooligosaccharides, một nhóm các phân tử fructose dẫn đến sức khỏe đường tiêu hóa tốt hơn, theo Eat This, Not That!
Đu đủ tốt vậy, người tiểu đường có nên ăn?
Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, bệnh thận và tổn thương thần kinh.
Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cần phải hạn chế nghiêm ngặt đối với đồ ngọt, đường và tuân theo một chế độ ăn uống riêng.
Đu đủ là nguồn dồi dào các vitamin thiết yếu như A, B, C và E và các khoáng chất như folate, magiê, đồng, kali, lutein, axit pantothenic và chất chống oxy hóa như lycopene, nên là thực phẩm tối ưu cho sức khỏe.
Tuy nhiên, vì đu đủ cũng chứa đường, nên nhiều người sẽ thắc mắc liệu người tiểu đường có nên ăn đu đủ không?
Tin vui là đu đủ an toàn cho người bệnh tiểu đường!. Ảnh SHUTTERSTOCK
Người bị tiểu đường ăn đu đủ có được không?
Chuyên trang sức khỏe của Mỹ Healthline đã giải đáp thắc mắc này: Tin vui là đu đủ an toàn cho người bệnh tiểu đường!
Thành phần dinh dưỡng của đu đủ cho thấy, mặc dù có vị ngọt nhưng nó lại chứa nhiều chất xơ nên nó là món ăn vặt lành mạnh cho người bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường phải cẩn thận, chỉ ăn đu đủ như một bữa ăn nhẹ giữa ngày, với số lượng hạn chế và không ăn quá nhiều để giữ mức đường huyết trong tầm kiểm soát.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn bao nhiêu đu đủ?
Để giữ mức đường huyết không tăng đột biến, người bệnh tiểu đường nên ăn một khẩu phần đu đủ vừa phải.
Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân tiểu đường nên ăn tối đa một chén đu đủ mỗi ngày.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, 1 chén đu đủ chứa khoảng 11 gram đường, theo Healthline.
Mặc dù nó có hàm lượng calo thấp, nhưng đu đủ có chứa đường hữu cơ, do đó không nên ăn quá nhiều.
Hơn nữa, đu đủ có chỉ số đường huyết (GI) là 60, ở mức trung bình, chứa rất nhiều chất xơ, cả hai đều giúp làm chậm quá trình hấp thu đường trong cơ thể, do đó không làm tăng lượng đường trong máu quá nhanh.
Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân tiểu đường có thể ăn tối đa một chén đu đủ mỗi ngày. Ảnh -SHUTTERSTOCK
Theo Healthline, thực phẩm có GI thấp là từ 20 đến 49, GI trung bình là từ 50 đến 69, và thực phẩm có GI cao là từ 70 đến 100.
Các chuyên gia y tế khuyên người bệnh tiểu đường nên ăn đu đủ cho bữa xế giữa ngày, tránh ăn trái cây vào buổi tối.
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy ăn đu đủ cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Theo một số báo cáo, đu đủ có thể có tác dụng giảm mức đường huyết cao. Đu đủ có chứa flavonoid có đặc tính chống oxy hóa tự nhiên có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu trước khi đưa ra kết luận chính xác về điều này, theo Healthline.
Chuyên gia nói gì về tác dụng phụ của nước ép cần tây? Loại nước ép xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng này không chỉ cung cấp cho cơ thể bạn tất cả các loại vitamin và khoáng chất cần thiết mà còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật và giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh lâu dài. Nhưng với rất nhiều lợi ích sức khỏe mà nước ép cần tây có thể mang...