10 biện pháp điều trị và theo dõi chung cho bệnh nhân Covid-19
Bệnh nhân Covid-19 cần nghỉ ngơi tại buồng bệnh thoáng khí, giữ ấm, nhỏ mũi, súc miệng họng bằng dung dịch thông thường, uống đủ nước, hạ sốt bằng paracetamol nếu sốt cao…
Hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt Ngành y tế chung tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế, Hội Điều dưỡng Việt Nam vừa ra mắt các poster hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19.
Theo ThS Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam, các thông điệp truyền thông và poster nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và an toàn cho cộng đồng. Các tài liệu được xây dựng dựa trên các văn bản hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế và tham khảo thêm các khuyến cáo của CDC-Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới.
Theo Ths Mục, hiện nay đại dịch Covid-19 có các yếu tố nguy cơ do nguồn lây nhiễm cả từ bên ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, cũng như lây nhiễm chéo ở cộng đồng. Đồng thời cũng đã có cán bộ y tế bị lây nhiễm Covid-19 trong quá trình chăm sóc người bệnh. Trong đó điều dưỡng viên cũng là đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao trong quá trình chăm sóc phục vụ người bệnh Covid-19.
“Hằng ngày các bác sĩ, điều dưỡng đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao khi phải tiếp cận gần với đường thở của người bệnh để thực hiện các thủ thuật như đặt nội khí quản, hút dịch… Các ca trực kéo dài, hết giờ làm việc họ vẫn phải ở lại với người bệnh”, Chủ tịch Hội Điều dưỡng chia sẻ.
Hiện hội điều dưỡng Việt Nam có hơn 100.000 hội viên khắp cả nước và chiếm hơn 50% nhân lực của hệ thống y tế trực tiếp chăm sóc phục vụ người bệnh và tham gia phòng chống đại dịch Covid-19.
Đến tối 6/4, Việt Nam ghi nhận 245 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 153 người từ nước ngoài chiếm 62,4%, 92 người lây nhiễm thứ phát trong đó 62 người thuộc ổ dịch nội địa. 95 người đã điều trị khỏi bệnh. Ngoài ra, có 34 trường hợp âm tính lần 1, 24 người âm tính lần 2 với SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Trong số này đã có 4 cán bộ y tế (2 bác sĩ và 2 điều dưỡng) nhiễm với Covid-19. Hàng trăm cán bộ y tế thuộc diện cách ly do tiếp xúc gần đã nghiêm túc tuân thủ đúng theo quy định của Bộ Y tế.
Dưới đây, Hội Điều dưỡng Việt Nam đưa ra 10 biện pháp điều trị và theo dõi chung với bệnh nhân mắc Covid-19:
- Nghỉ ngơi tại giường, buồng bệnh thoáng khí, không đóng cửa để dùng điều hoà.
- Giữ ấm, nhỏ mũi, súc miệng họng bằng dung dịch thông thường.
- Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.
- Hạ sốt nếu sốt cao, dùng paracetamol liều 10-15mg/kg/lần. Không quá 2 gam/ngày với người lớn.
- Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng.
- Giảm ho bằng các thuốc giảm ho thông thường (nếu cần).
- Phục hồi chức năng sớm để cải thiện chức năng phổi, tăng cường khả năng vận động.
- Điều trị các bệnh lý mạn tính (nếu có).
- Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng, tiến triển tổn thương phổi trong khoảng 7-10 ngày của bệnh để can thiệp kịp thời.
- Tư vấn hỗ trợ tâm lý, động viên người bệnh.
Người bệnh Covid-19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng: từ nhiễm không có triệu chứng, giống như cúm thông thường, tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay người suy giảm miễn dịch.
Khoảng 80% các trường hợp bệnh chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi. Khoảng 14% các ca bệnh có diễn biến nặng như viêm phổi, viêm phổi nặng. Khoảng 5% cần điều trị tại các cơ sở hồi sức tích cực với các biểu hiện suy hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái…), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm trùng… có thể dẫn đến tử vong.
Tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo.
Nam Phương
Người mắc Covid-19 không triệu chứng lây lan bệnh bằng 1/3 ca thường
Những ca mắc Covid-19 không triệu chứng vẫn có khả năng lây sang người khác nhưng mức độ lây lan thấp hơn bệnh nhân thông thường.
Ông Ngô Tôn Hữu, Chuyên gia trưởng về dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) ngày 2/4 cho biết, trung bình mỗi bệnh nhân mắc Covid-19 có thể lây sang cho gần 3 người khác, trong khi mỗi ca không triệu chứng chỉ gây lây nhiễm cho chưa tới 1 người. Điều đó đồng nghĩa với việc, khả năng lây lan của các ca không triệu chứng tương đương 1/3 người bệnh thông thường.
Ông Ngô Tôn Hữu, Chuyên gia trưởng về dịch tễ học của CDC Trung Quốc. Ảnh: Chinanews.
Cũng theo ông Ngô Tôn Hữu, khả năng lây nhiễm của người bệnh được quyết định bởi lượng virus có trong cơ thể họ, lượng virus này càng lớn, khả năng lây nhiễm càng cao. Việc một người dương tính với virus SARS-CoV-2 nhưng lại không có biểu hiện bệnh, cũng có mối liên hệ nhất định tới tải lượng virus không nhiều trong cơ thể người đó. Khi lượng virus ít thì khả năng lây truyền cũng thấp.
Theo chuyên gia này, đã có nghiên cứu cho thấy, số bệnh nhân bị lây từ người bệnh không triệu chứng chỉ chiếm khoảng 2%-4%. Như vậy, tỷ lệ lây của các trường hợp này tương đối thấp, chưa tới 5%. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo, do các số liệu hiện có còn khá hạn chế, nên vẫn cần nghiên cứu và theo dõi thêm.
Hiện Trung Quốc chưa đưa ra tỷ lệ chính xác cho các bệnh không triệu chứng ở nước này, nhưng với những số liệu vừa công bố hôm 1/4 thì con số này hiện chỉ là 1,83% trong cả nước, tuy nhiên cá biệt có tỉnh thành của Trung Quốc tỷ lệ này lên đến gần 38%.
Trong khi đó, số liệu về các ca bệnh không triệu chứng của một số quốc gia khác trên thế giới chênh lệch khá lớn. Theo số liệu do Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa ra thì tỷ lệ này ở Mỹ là 25%, trong khi ở Italy lên tới 44%, Hàn Quốc là 20%./.
Bích Thuận
Chất thải của bệnh nhân khỏi Covid-19 vẫn chứa virus Nghiên cứu mới cho thấy chất thải của người nhiễm Covid-19 vẫn có thể tồn tại virus gây bệnh ngay cả khi họ đã hồi phục. Như chúng ta đã biết, chủng virus corona mới thường lây lan qua các hạt trong không khí từ việc ho hoặc hắt hơi của người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố...