10 bí mật về những bữa buffet mà nhà hàng không bao giờ muốn thực khách biết
Mùa đông đang đến gần, buffet tiếp tục là hình thức kinh doanh ăn nên làm ra của nhiều nhà hàng vì tính tiện lợi khi được phục vụ không giới hạn đồ ăn. Nhưng liệu nó có đúng như nhiều người vẫn tưởng.
Buffet là loại hình ăn uống đang phổ biến trong nhiều năm gần đây, đặc biệt là ở Việt Nam.
Chỉ cần bỏ ra một số tiền nhất định, bạn có thể thoải mái sử dụng mọi món ăn có trên menu quy định với số lượng bao nhiêu tùy thích.
Tuy nhiên, trong khi bạn đang nghĩ mình được hời thì một nhà hàng buffet sẽ không bao giờ lỗ vốn. Và 10 lý do nằm bên dưới đây:
1. Buffet đồng nghĩa với nhiều lượt khách hơn
Nếu là một nhà hàng gọi món bình thường, chỉ khi khách hàng bước vào gọi món nhà bếp mới bắt đầu nấu nướng nên khá tốn thời gian. Điều này đồng nghĩa với không phục vụ được nhiều lượt khách hàng. Buffet lại không như vậy, khách hàng tự chủ động với bữa ăn của mình và lượt đi vào – đi ra sẽ nhanh hơn.
Thêm vào đó, vì là tiệc buffet, có nhiều nhà hàng còn giới hạn thời gian dùng bữa chỉ khoảng 90 phút cho mỗi bàn khách. Điều này sẽ được ghi rõ trong quy định và nhắc lại khi khách order. Trong khi nhà hàng truyền thống lại không thể “đuổi” khách giữa bữa ăn để phục vụ thêm lượt khách khác.
2. Không dùng nhiều nhân viên phục vụ
Các nhà hàng buffet không cần quá nhiều nhân viên phục vụ bàn vì khách mới là người tự phục vụ mình. Họ chỉ cần vài người để order, đưa đồ ăn từ bếp.
Nhiều nhà hàng buffet còn không cần nhân viên làm bước này vì đồ ăn đã được bày sẵn cho khách hàng tự lấy.
Họ chỉ cần người dọn bát đĩa, thức ăn thừa, xử lý vài vấn đề phát sinh… Nhờ vậy, một nhân viên phục vụ có thể đồng thời chịu trách nhiệm 2-3 bàn thực khách.
Trong bếp, đầu bếp cũng chỉ cần tập trung làm một số lượng lớn các món ăn, hết sẽ bổ sung, không cần người chịu trách nhiệm làm từng món, trang trí cầu kỳ. Chi phí nhân công rẻ đồng nghĩa với chi phí cho bữa ăn cũng bớt đi không ít.
3. Luôn đặt món rẻ bên cạnh các món đắt tiền
Video đang HOT
Các nhà hàng thường tung ra các quảng cáo rất hấp dẫn về tiệc buffet như bạn sẽ được ăn món ngon thỏa thích mà chẳng cần nhìn giá.
Điều này không sai, nhưng thực chất, các món đắt tiền này lại được chế biến cùng nhiều nguyên liệu hoặc được phục vụ kèm các món phụ như bánh mỳ, súp, rau trộn, món tráng miệng… hoặc thậm chí, dù có trong quảng cáo là ăn thỏa thích nhưng một số món đắt tiền lại chỉ phục vụ 1 lần trong bữa.
Họ sẽ luôn đặt các món phụ ở vị trí bắt mắt nhất, chế biến có vẻ cầu kỳ hơn để thu hút thực khách.
4. Nhà hàng có thể “ sáng tạo” với nguyên liệu thừa từ hôm trước
Điều này không có nghĩa họ sử dụng nguyên liệu kém an toàn hay đồ ăn hỏng mà chúng chỉ đơn giản là không còn tươi ngon như lần đầu được phục vụ.
Ví dụ: Sườn thừa từ hôm trước có thể dùng để nấu súp hoặc pate cho bánh mỳ. Thịt lợn/bò từ hôm trước có thể làm thịt xay cho món chả hoặc nem…
Chế biến làm sao là tùy thuộc vào “trình” sáng tạo của đầu bếp, miễn tận dụng được càng nhiều nguyên liệu càng tốt.
5. Ánh sáng mờ ảo
Ánh sáng được chứng minh có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ ăn uống của một người. Các nhà hàng truyền thống và sang trọng thường dùng ánh sáng nhẹ và âm nhạc để thực khách thấy thư giãn, tận hưởng bữa ăn và tiêu nhiều tiền hơn.
Nhưng với các nhà hàng buffet, họ thường dùng ánh sáng vàng nhạt cho các món rẻ để kích thích thị giác khách hàng, khiến họ chọn nhiều và dùng ánh sáng trắng ở bàn ăn để khách tập trung thưởng thức bữa ăn nhanh hơn.
6. Sử dụng “chất độn”
Hiện nay, nhiều nhà hàng buffet có thêm ưu đãi cho việc gọi đồ uống, đặc biệt là các đồ uống có ga hoặc các món phụ chiên rán để nhanh lấp đầy dạ dày của thực khách hơn.
Bên cạnh đó, các món tráng miệng cuối bữa cũng ngày một đa dạng, để thực khách “tiếc” khi ăn bữa chính quá no mà bỏ qua món tráng miệng ngon lành. Đây là một trong những chiêu “độn” món để nhà hàng điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn.
7. Kích cỡ bát đĩa
Bạn có bao giờ để ý, với một số nhà hàng, họ thường dùng những chiếc đĩa cỡ trung và khá nặng tay cho thực khách chọn món.
Muốn thêm đồ ăn, họ sẽ phải đứng lên đi lại nhiều lần, điều đó có thể khiến thực khách ngại đứng lên nhiều lần mà giảm sức ăn xuống.
Ngoài ra, nhà hàng cũng thường phục vụ nước miễn phí ngay từ ban đầu khiến khách hàng nhanh no hơn hẳn.
8. Chậm dọn bàn nhưng lại rất tích cực phục vụ các món khai vị
Nếu người nào tinh ý, sẽ để ý rằng đội ngũ nhân viên nhà hàng buffet lại rất “nhiệt tình” phục vụ các món ăn tráng miệng thường là các món gỏi, rau salad, khoai tây chiên, bánh mì… cho thực khách ngay đầu bữa với mục đích khiến khách hàng “ngang bụng” và sẽ giảm năng suất khi bắt đầu các món ăn chính là những món ăn có giá thành cao hơn.
Và khi khách hàng ăn xong, họ sẽ dọn bàn rất chậm và lên món chính còn chậm hơn.
9. Đặt tên lạ cho các món ăn trên thực đơn
Mẹo sử dụng những cái tên lạ là chiêu trò “đánh lừa” thực khách của nhiều nhà hàng. Ví dụ thay vì gọi cái tên quá bình thường là “bánh chocolate” thì nhà hàng sẽ đặt tên là “bánh gato phủ chocolate”, nghe sang trọng hơn hẳn phải không?
10. Buffet cao cấp vẫn có lời
Buffet không nhất thiết phải có giá tiết kiệm. Những bữa buffet hải sản có tôm hùm có thể lên tới tiền triệu một người hoặc những quán buffet lẩu cao cấp có thể có giá gấp 2-3 lần buffet lẩu bình thường, nhưng thực khách vẫn sẽ lựa chọn họ bởi chất lượng của món ăn và những trải nghiệm phong phú của nhà hàng mang tới.
Mua 2,5kg cua biển, được tính tiền 2kg, sững sờ phát hiện dây buộc cua nặng 1,9kg
Các vị khách không giấu được bức xúc vì trọng lượng dây buộc cua quá nhiều, thậm chí, có người trải dây dài cả mét.
Thực khách mua hoặc thưởng thức cua biển trước giờ chắc đã quá quen thuộc với việc cua luôn cần buộc dây. Tuy nhiên, những tranh cãi quanh chuyện "Mua cua cân luôn dây" giữa nhà hàng và thực khách thì dường như không có điểm dừng.
Mới đây, vị khách C.T.N (trú tại Kim Mã, Hà Nội) không giấu được bức xúc khi ngày 31/3 vừa qua, chị có đặt mua cua tại một hệ thống khá nổi tiếng về hải sản. Mặc dù cua biển được thực khách này đánh giá khá ngon và tươi, song việc nhà hàng mập mờ về loại dây buộc cua khiến C.T.N không khỏi bực bội.
Theo C.T.N, chị chọn mua cua loại 3-4 con/kg để chế biến món ăn cho gia đình (gồm 7 người). Vì biết cua thường được buộc bằng dây nên chị đã trao đổi và nhận được phản hồi của nhà hàng, nếu 2kg cua thì chỉ có khoảng 1,5 lạng là trọng lượng của dây buộc. Tuy nhiên, thực tế trọng lượng lại nặng gấp 3-4 lần.
"Tổng cua có 1,85kg mà cân ra được hẳn 500gram dây. Mua hết hơn 1 triệu, xong mua thêm cả bực", C.T.N chia sẻ.
Vị khách không hài lòng vì nhà hàng báo trọng lượng dây buộc cua không đúng thực tế.
Thậm chí vị khách cũng đã làm theo hướng dẫn của nhà hàng cân dây buộc bằng loại cân nhỏ hơn. Tuy nhiên, sau khi thử các loại cân với trọng lượng khác nhau thì dây buộc vẫn giữ nguyên mức 500gram.
Lý giải về trọng lượng dây buộc cua không đúng như đã báo cho khách ban đầu, nhà hàng cho biết, dây đã không được tháo ra cân từ đầu và tùy thuộc từng hôm nhập hàng, cua được buộc bằng những loại dây to nhỏ khác nhau, dẫn đến việc chênh lệch nói trên. Vì thế, giá của từng loại cua cũng được điều chỉnh để báo đến khách.
Để hài lòng khách, nhà hàng đề nghị đơn hàng sau sẽ miễn phí chi phí vận chuyển và quay trực tiếp dây buộc cua để khách xem trước. Tuy nhiên, giải pháp này đến cuối vẫn không được chấp nhận.Không thể phân trần, người bán đã đề xuất khách gửi trả hàng và sẽ hoàn tiền. Tuy nhiên, do cua được khách mang về quê, lại đang đợt cách ly nên không thể chuyển phát trả lại.
Dây buộc cua trải dài cả mét.
Đây không phải lần đầu các câu chuyện về khách hàng bức xúc vì dây buộc cua chiếm nhiều trọng lượng. "Mua dây được tặng thêm cua" từng là trường hợp vị khách N.H.T chia sẻ trên hội ẩm thực khi 1,4kg cua mà cô mua thì có tới 700gram là dây vải.
Hay một anh chàng khác, cũng từng lâm vào tình cảnh dở khóc, dở cười khi một con cua nhỏ vài lạng nhưng chiếc dây buộc của nó đã lên tới 2-3 lạng.
Một tài khoản là Sang Nguyễn cũng chia sẻ, khi thấy quảng cáo mua cua 2,5kg tính tiền 2kg thì đã đặt mua hàng khuyến mãi ngay. Tuy nhiên, khi cắt hết đống dây vải thì 2,5kg cua "khuyến mãi" về chỉ còn 600gram. Cân hết đống dây, chàng trai mới sững sờ phát hiện lớp dây vải dày cộm, thấm đẫm nước nặng tới 1,9kg.
Anh Huỳnh Giang, chủ một nhà hàng hải sản trên phố Duy Tân, Hà Nội giải thích, việc dùng dây buộc cua là cần thiết để cua không rụng càng khi vận chuyển từ các vùng xa như Cà Mau ra Hà Nội. Dây buộc giữ nước, giữ ẩm sẽ giúp cho cua tươi ngon. Cua buộc chắc cũng dễ cho cả người bán và người mua chọn lựa, mang về chế biến.
"Tuy nhiên, chính vì có nhiều nơi bán nhập nhèm về dây buộc hoặc tìm cách xoắn dây rất nhỏ khiến khách không có kinh nghiệm, phải trả khá nhiều tiền mà không được mấy thịt cua. Do vậy, không nên lựa chọn loại cua được buộc dây quá nhiều và không nên bị hấp dẫn bởi loại chào bán giá rẻ", anh Giang chia sẻ.
Hoàng Linh
Nóng tuần qua: Thu nhập 10 triệu đồng/tháng vẫn mua được ôtô mới Dừa xiêm bán giá rẻ, rau xanh lại tăng giá phi mã, người ăn buffet để lại gần 3 lạng rau bị phạt 200.000 đồng, chỉ cần vài chục triệu đồng có thể sở hữu ôtô... là những tin tức đáng chú ý tuần qua. Vài chục triệu cũng có thể sở hữu ôtô Thị trường ô tô cuối năm đang trở nên...