Zelensky tuyên bố tăng tốc gia nhập NATO chọc giận Putin
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng Ukraine sẵn sàng tăng tốc để theo đuổi tư cách thành viên NATO và sẵn sàng chứng minh sự sẵn sàng để trở thành thành viên NATO chính thức, hãng tin Interfax-Ukraine đưa tin.
Trong cuộc họp báo với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi sẵn sàng hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Liên minh và đẩy nhanh việc theo đuổi tư cách thành viên NATO cũng như sự chuẩn bị sẵn sàng của Ukraine để trở thành thành viên NATO chính thức. Chúng tôi sẵn sàng chứng minh thông qua thực tế là Ukraine xứng đáng có mối quan hệ như vậy với NATO”.
Trong cuộc họp của Ủy ban NATO-Ukraine, ông Zelensky cũng cho biết, các bên đã nhất trí về một chương trình hợp nhất mới nhất cũng như các biện pháp thực tế để củng cố sự hợp tác giữa Ukraine và NATO.
Đáp lại, trong cuộc họp của Ủy ban NATO-Ukraine tại Kiev, Tổng thư ký NATO Stoltenberg khẳng định rằng, Liên minhsẽ không bao giờ công nhận việc NGa sáp nhập bán đảo Crimea.
Theo danviet
Nhiều nước rút lại việc công nhận Kosovo : Putin ngạo nghễ
Với Putin, Nga từ chỗ bị gạt khỏi cuộc chơi đã dần làm chủ cuộc chơi, biến "ký ức buồn Kosovo" thành nỗi đau không ngày tháng của Mỹ-phương Tây.
Ngày càng nhiều nước rút lại việc công nhận độc lập của Cộng hoà Kosovo
Ngày 7/10, tân Đại diện Cao cấp về chính sách An ninh và Đối ngoại của EU Josep Borrell đã thông báo với Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện châu Âu rằng chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông trên cương vị mới sẽ là đến Kosovo, theo Balkan Insight.
Ông Borrell từng là Ngoại trưởng Tây Ban Nha, song ông khẳng định rằng chuyến thăm Kosovo trên cương vị Đại diện Cao cấp về chính sách An ninh và Đối ngoại của EU không ảnh hưởng tới lập trường của Madrid về việc không công nhận Kosovo.
Tây Ban Nha là một trong năm quốc gia EU đến giờ này vẫn không công nhận Cộng hoà Kosovo là một thực thể chính trị độc lập.
Bốn nước còn lại là Hy Lạp, Cộng hoà Cyprus, Romania và Slovakia.
Kosovo đã trở thành vùng đất dữ với Mỹ-NATO
Đặc biệt, NATO là tác nhân chính trong việc cho ra đời nhà nước Kosovo, nhưng cả Tây Ban Nha, Hy Lạp và Romania là các thành viên NATO lại không công nhận thực thể chính trị đại diện do NATO nặn ra tại vùng lãnh thổ Kosovo.
Video đang HOT
Ngoài Tây Ban Nha, Hy Lạp và Romania là các thành viên NATO không công nhận Kosovo, thì Cộng hoà Séc - một thành viên khác nữa của NATO - được biết đang lên kế hoạch rút lại việc công nhận Kosovo là một nhà nước độc lập.
Điều đó đã được đích thân Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman thông báo với Tổng thống Serbia Alexanderar Vucic trong chuyến công du tới Belgrade hồi tháng 9 vừa qua.
Ông Zeman lý giải cho lập trường của mình bằng cách dẫn lại lời Bộ trưởng Quốc phòng Séc Lubomir Metnar cho rằng việc công nhận độc lập của tỉnh Serbia trước đây đã là một sai lầm ngoại giao của Prague.
Người đứng đầu nhà nước Cộng hoà Séc cũng mượn lời của người Serbia khi nói về Kosovo, rằng Cộng hoà Kosovo một quốc gia do những tên tội phạm chiến tranh lãnh đạo không nên ở trong cộng đồng các quốc gia dân chủ.
Chỉ cần Prague thay đổi lập trường về vấn đề của Kosovo đã là chiến thắng cực kỳ quan trọng của Belgrade trong chiến dịch vận động các nước rút lại việc công nhận nền độc lập của Kosovo.
Sau khi chứng kiến hơn 100 thành viên LHQ công nhận Kosovo, chính quyền Serbia đã thực hiện một chiến dịch lobby, nhằm đảo ngược thế cờ Mỹ-NATO đã xác lập cho Kosovo, bằng vận động các quốc gia đã công nhận Kosovo thay đổi quyết định.
Belgarde có chiến thắng đầu tiên vào năm 2015, khi Serbia đã ngăn chặn thành công Kosovo gia nhập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO). Đây là sự khích lệ với Serbia, từ đó giúp chiến dịch của họ có kết quả tích cực.
Vào tháng 10/2017, chiến dịch của Belgrade đã có thành quả đầu tiên khi Suriname rút lại việc công nhận Kosovo.
Đến tháng 2/2018, Burundi theo bước Suriname. Rồi tháng 8/2019 đến lượt Togo, sau đó là Cộng hoà Trung Phi.
Theo thông báo mới nhất của chính quyền Serbia thì đến nay đã có tới 15 quốc gia đã rút lại và xem xét rút lại việc công nhận nền độc của Kosovo. Trong khi ở phía ngược lại chí có thêm duy nhất Barbados công nhận Kosovo vào tháng 2/2018.
Chính quyền Pristina đang mất dần kiên nhẫn với việc phải đứng ngoài ngôi nhà LHQ
Nhận thấy nguy cơ bị lật ngược thế cờ, Kosovo đã xúc tiến các cuộc đàm phán với Serbia nhằm hoán đổi lãnh thổ, hy vọng từ đó sẽ hai nước sẽ có một Thoả thuận hoà bình, kết thúc xung đột, tạo cơ hội cho Kosovo bước vào ngôi nhà LHQ.
Tuy nhiên, Thoả thuận hoà bình Serbia-Kosovo đã gặp trở ngại, khi nhiều thành viên NATO-EU tỏ ý phản đối, trong đó đi đầu là Đức và Tây Ban Nha. Bởi việc hoán đổi lảnh thổ giữa Serbia và Kosovo sẽ châm ngòi cho làn sóng ly khai ở Châu Âu.
Mệt mỏi trước thực tế nan giải này, Pristina đã có ý định sát nhập với Albania trong một nhà nước thống nhất, từ đó xoá bỏ luôn ván cờ, kết thúc luôn nước cờ của Mỹ-NATO xác lập 20 năm trước.
Mỹ-phương Tây ngày càng phụ thuộc vào Nga trong ván cờ Kosovo
Cho đến nay, Washington-Brussels đã nhận ra họ mắc quá nhiều sai lầm trong việc tham gia giải quyết vấn đề xung đột sắc tộc trên bán đảo Balkan, trong đó đặc biệt là việc cho NATO ném bom Nam Tư và để Kosovo tuyên bố độc lập.
Việc NATO ném bom Nam Tư, dù không được người dân Nam Tư cho cơ hội sửa sai, nhưng qua thời gian thì ký ức về sự kiện đẫm máu này cũng dần nhạt nhoà, song để Kosovo tuyên bố độc lập thì qua thời gian hệ luỵ của nó càng nặng nề, nguy hiểm.
Nếu Pristina hết kiên nhẫn và quyết định hợp nhất với Albania, thì không những Mỹ-NATO sẽ trở thành "công cốc" trong việc sắp đặt bàn cờ Kosovo, mà nó còn như quả bom được kích hoạt, nổ tung cả không gian Châu Âu-Đại Tây Dương.
Bởi lúc đó vấn để hợp-tan của các thực thể hai bên bờ Đại Tây Dương có thể sẽ trở thành xu thế, không gian Châu Âu-Đại Tây Dương sẽ nghiêng ngả với vòng xoáy ly khai, cấu trúc Châu Âu-Đại Tây Dương sẽ nát vụn bởi mâu thuẫn sắc tộc, lãnh thổ.
Dường như các tác giả kịch bản đã không lường trước được tình huống này nên rất bất ngờ trước ý tưởng của Pristina và sẽ bất lực nếu tại Kosovo và Albania diễn ra các cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề hợp nhất giữa hai thực thể chính trị này.
Song nếu Pristina không thúc đẩy hợp nhất với Albania, dù chờ đợi vô vọng để được trao quy chế thành viên LHQ, thì nguy hiểm với Mỹ-NATO cũng chưa hết. Bởi khi đó chuyển động chính trị tại Kosovo sẽ không còn theo ý đồ Mỹ-NATO nữa.
Điều đó đã diễn ra, khi kết quả cuộc tổng tuyển cử lần thứ 7 tại Kosovo kể từ khi tuyên bố độc lập đã ghi nhận chiến thắng của phe đối lập, nó khiến đảng Dân chủ Kosovo đứng trước nguy cơ phải từ vũ đài chính trị sau 12 nắm giữ quyền lực.
Nếu các thủ phạm chiến tranh nắm quyền lực tại Kosovo phải rời khỏi vũ đài chính trị thì những trỏ bẩn thỉu của CIA sẽ bị phơi bày
Khi phe đối lập nắm quyền thì việc đưa những tội phạm chiến tranh nhưng lại được nắm quyền lãnh đạo tại Kosovo ra ánh sáng công lý sẽ được đẩy nhanh hơn. Điều này cũng đồng nghĩa những trò bẩn thỉu của CIA sẽ bị phơi bày.
Ads by AdAsia
Dường như nhận thấy tình hình đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, Mỹ đã phải ra tay trực tiếp chứ không còn tin vào cơ chế uỷ thác cho LHQ và EU trong việc xử lý các vấn đề phát sinh tại Kosovo như trước đây nữa.
Đó là Washington bổ nhiệm đặc phái viên Mỹ thứ hai về vấn đề Balkan là Richard Grenell, sau đặc phái viên thứ nhất là Matthew Palmer tập trung vào thúc đẩy khu vực Balkan hội nhập với không gian Châu Âu-Đại Tây Dương.
Nhiệm vụ của Đặc phái viên là Richard Grenell chỉ tập trung vào tranh chấp Serbia-Kosovo, nhằm giúp Pristina có thể cùng với Belgarde ký Thoả thuận hoà bình Serbia - Kosovo, hoán đổi lãnh thổ để chấm dứt xung đột.
Cùng với đó là Mỹ hối thúc EU mở rộng cửa cho Serbia, nhanh chóng kết thúc đàm phán về việc đón nhận Serbia vào liên minh kinh tế này. Nghĩa là Washington buộc đồng minh phải dùng công cụ lợi ích để mở lối thoát cho vấn đề Kosovo.
Tuy nhiên, đó mới là giải quyết xung đột Serbia-Kosovo, song - như khẳng định của ông Borrell - chừng nào Nga và Trung Quốc không công nhận Kosovo, thì tiểu quốc này sẽ không phải là một thành viên chính thức của LHQ.
Đây mới là bước đi nan giải nhất để có thể kết thúc nước cờ theo kịch bản của Mỹ-NATO. Nan giải bởi Washington-Brussels đã trót buộc Moscow phải lưu lại "ký ức buồn tại Kosovo", mà việc xoá miền ký ức luôn không hề dễ dàng.
Nhưng nan giải hơn chính là hệ quả của việc Tổng thống Putin quyết định tái sát nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước Nga, mà Mỹ-phương Tây lấy cớ đó trừng phạt - cấm vận Nga hơn 5 năm qua.
Để Nga công nhận Kosovo, thì việc Mỹ-phương Tây phải khép lại vấn đề Crimea và huỷ bỏ cấm vận - trừng phạt Nga là tiên quyết, nhưng chỉ là điều kiện đủ, còn điều kiện cần lại là sự thay đổi lập trường của Tổng thống Putin trong vấn đề Kosovo.
Nếu người đứng đầu nhà nước Nga không thay đổi lập trường, thì dù Mỹ-phương Tây có công nhận Crimea thuộc Nga, đồng thời bãi bỏ các lệnh cấm vận - trừng phạt Nga vì vấn đề này, thì Kosovo vẫn đứng ngoài LHQ. Khả năng này là rất cao.
Nhiều khả năng Tổng thống Putin buộc Mỹ-phương Tây phải tái xử lý vấn đề độc lập của Kosovo theo cách Nga xử lý vấn đề Crimea - dựa trên ý nguyện người dân
Nhà lãnh đạo Nga dường như chỉ muốn Mỹ-phương Tây thay đổi chứ không cần lợi ích trao đổi. Nghĩa là vấn đề độc lập của Kosovo phải dựa trên ý nguyện của người dân, như tại Crimea trước khi sát nhập vào Nga.
Đây thực sự là bài toán hóc búa với Washington-Brussels. Nhưng có lẽ Putin sẽ buộc Mỹ-NATO phải giải bài toán hóc búa này. Bởi nước Nga đã vượt cấm vận, còn việc tái sát nhập Crimea đã diễn ra theo đúng nguyên tắc dân chủ phương Tây.
Rõ ràng, với Putin, Nga từ chỗ bị Mỹ-NATO gạt khỏi cuộc chơi - thời Yeltsin - nay đã trở thành nhân tố làm chủ cuộc chơi, biến "ký ức buồn Kosovo" thành "nỗi đau không ngày tháng" của Mỹ-phương Tây.
Ngọc Việt
Theo baodatviet
Zelensky quyết không công khai ghi chép trò chuyện với Putin vì lý do này Tổng thống Ukraine Zelensky nói rằng việc công bố bản tốc ký cuộc trò chuyện của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không dẫn đến một kết quả tích cực, ông sẽ không công khai chúng. Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky. "Việc công bố bản tốc ký các cuộc trò chuyện của tôi với ông Putin sẽ...