Zalo chia sẻ bí quyết thành công
Ra đời sau các ứng dụng như Viber, Skype, Line… Zalo vẫn có được những bước đi mạnh mẽ, nhờ vào sự chuẩn bị kĩ lưỡng cũng như phân tích thấu đáo phân khúc người dùng mục tiêu.
Tận dụng những bài học mà các ứng dụng OTT cũng như VoIP truyền thống đi trước, Zalo đã xây dựng cho mình một giao diện thân thiện với người dùng cũng như khả năng kết nối tiện lợi.
Ra đời sau các ứng dụng như Viber, Skype, Kakao Talk, Line… Zalo vẫn có được những bước đi mạnh mẽ, nhờ vào sự chuẩn bị kĩ lưỡng cũng như phân tích thấu đáo phân khúc người dùng mục tiêu. Tận dụng những bài học mà các ứng dụng OTT cũng như VoIP truyền thống đi trước, Zalo đã xây dựng cho mình một giao diện thân thiện với người dùng cũng như khả năng kết nối tiện lợi.
Tại sự kiện Mobile Day được tổ chức vào ngày 18/5 vừa qua, anh Đào Ngọc Thành, giám đốc Zing Mobile, phụ trách sản phẩm Zalo đã có đôi lời chia sẻ: “Khi mới ra mắt, Zalo mong muốn trở thành không chỉ một ứng dụng liên lạc thuần túy, mà còn có thể kết nối như dạng mạng xã hội thu nhỏ, lấy cảm hứng từ chính Zing Me. Tuy nhiên, qua thời gian thử nghiệm, lắng nghe ý kiến người dùng, muốn có một sự tách bạch giữa 2 hệ thống, Zalo đã nhanh chóng tiếp thu và liên tục nhận được phản hồi tích cực”.
Có thể nói, lắng nghe và tiếp thu ý kiến người dùng cũng là một điểm cộng khi nhắc đến sản phẩm.
Đào Ngọc Thành, giám đốc Zing Mobile, phụ trách sản phẩm Zalo
Trước khi đảm nhận vị trí giám đốc Zing Mobile, anh Đào Ngọc Thành từng làm việc ở những tập đoàn hàng đầu thế giới như Kofax và Microsoft
Hướng đến đúng đối tượng người dùng
Có thể thấy, mỗi một ứng dụng bất kì cũng có một phân khúc người dùng nhất định, và Zalo cũng không là ngoại lệ. Một trong những kinh nghiệm quý giá nhất để sản phẩm có được thành công như ngày hôm nay là hướng đến đúng đối tượng người dùng đã được đề ra – những người chưa lập gia đình trong độ tuổi từ 18-30. Những kế hoạch quảng bá thương hiệu cũng như mở rộng người dùng đều được xây dựng xung quanh những người ở trong độ tuổi kể trên, và liên tục thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ứng dụng. Có thể thấy đây cũng chính là một trong những kinh nghiệm quý giá mà nhóm phát triển Zalo đã rút ra được trong suốt quá trình hoạt động.
Việc vận hành sản phẩm dĩ nhiên cũng không kém phần khó khăn so với khi phát triển. Đặc biệt là quá trình làm các chiến dịch nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ đa dạng nhiều nền tảng khác nhau, nhiều phương thức giao tiếp khác nhau, đem lại được cho người dùng nhiều trải nghiệm thú vị bản thân ứng dụng cũng đã có được sức mạnh lan tỏa đáng kể trong cộng đồng. Đặc biệt, không chỉ có smartphone mới có thể cài đặt được ứng dụng, mà những người dùng các thiết bị di động feature phone có hỗ trợ Java cũng được trải nghiệm Zalo.
Cơ sở hạ tầng là quan trọng nhất
Với một lượng người dùng rất đông cho đến thời điểm này (hơn 2,3 triệu người) và lượng đăng nhập cũng như tin nhắn cực khủng (20 triệu tin nhắn/ngày), cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cho những người dùng có được trải nghiệm ổn định và mượt mà nhất.
Ngày hội Mobile Day thu hút sự quan tâm của người bạn trẻ đam mê công nghệ.
Video đang HOT
Chính vì thế, cũng trong buổi giao lưu ở Mobile Day 2013, bên cạnh những chia sẻ về sự phát triển của ứng dụng, những kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng để đem lại cho các thành viên Zalo những giờ phút thư giãn đúng nghĩa nhất cũng được nhắc đến. Theo đó, để đảm bảo có thể xử lý được 150 triệu yêu cầu được gửi đến máy chủ mỗi ngày, nhóm phát triển sản phẩm Zalo đã sử dụng 39 máy chủ được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Ngoài ra, để tối ưu hóa tốc độ cũng như hiệu quả của việc xử lý các nhiệm vụ được gửi đến, nhóm phát triển Zalo cũng đã tự phát triển cho mình nền tảng với các quy trình truy xuất dữ liệu hợp lí.
Dĩ nhiên, đối với một mạng xã hội nói chung, và bản thân Zalo nói riêng, lưu trữ thông tin cá nhân của người dùng luôn là một điều cực kì quan trọng. Không ai muốn vì một lý do nào đó mà toàn bộ hình ảnh của mình trên mạng xã hội bỗng dưng bốc khói cả. Chính vì thế, Zalo luôn đặt mục tiêu lưu trữ và phục hồi dữ liệu người dùng lên hàng đầu. Sử dụng thiết kế công nghệ cao, ứng dụng có thể đảm bảo được rằng, ở một thời điểm bất kì, luôn có 2 “công nhân” cùng thực hiện xử lý một tác vụ, và khi “người này nghỉ ngơi, người kia vẫn sẽ tiếp tục làm” để đảm bảo công việc được hoàn thành một cách trọn vẹn.
Một chi tiết nhỏ, nhưng cũng đóng tầm ảnh hưởng khá quan trọng là Zalo sẽ cho phép tương tác với các nhà phát triển ứng dụng thứ 3. Điều này sẽ đem lại cho ứng dụng những nội dung giải trí thú vị cho người dùng, mà còn có thể giúp các nhà phát triển Việt có những giải pháp hỗ trợ nhằm biến Zalo thành một mạng xã hội hoàn chỉnh.
Slide trình chiếu của Zalo tại Vietnam Mobile Day 2013 TP. Hồ Chí Minh.
Theo GenK
Firefox OS sẽ thay đổi tương lai của ngành công nghiệp di động
Cách đây hơn 2 tháng, Mozilla, nhà phát triển trình duyệt Internet nổi tiếng Firefox, đã chính thức tung ra hệ điều hành Firefox OS cho smartphone, một sự thách thức với cả Google và Apple. Sự ra đời của HĐH mã nguồn mở này đã đặt ra cho chúng ta một vài câu hỏi lớn về tương lai của ngành công nghiệp di động.
Tầm nhìn
Firefox OS không hề nhắm tới việc cạnh tranh với những đối thủ "khó chịu" như Galaxy S4, HTC One, Nexus 4 hay iPhone 5. Thay vì vậy, Mozilla muốn thay thế cho tất cả những thiết bị di động cũ kỹ, lạc hậu tại những thị trường mới nổi bằng một chiếc smartphone giá rẻ và có kết nối Internet. Có thể bạn có chút hoài nghi về ý tưởng của Mozilla nhưng cũng nên nhớ rằng, tại các quốc gia mà mức sống vẫn còn ở dưới 1 USD/ngày thì những chiếc Nokia hay Motorola "cục gạch" vẫn đang tung hoành mặc cho sự bùng nổ của smartphone.
Thông qua các ngôn ngữ web tiêu chuẩn như CSS, HTML5 và Java, Firefox muốn tất cả mọi người đểu có thể sử dụng được trình duyệt Web tại bất cứ mức giá nào. Và cũng giống như từ trước đến nay,"mã nguồn mở" luôn là mục tiêu mà Firefox hướng tới. "Chúng tôi hoàn toàn sử dụng mã nguồn mở và vì thế, sẽ không có một công nghệ hay phần mềm nào được phép tư hữu cả" - Nhà phát triển của Firefox cho biết.
Điều này giúp giải phóng hoàn toàn các nhà phát triển ứng dụng trên iOS và Windows vốn xưa nay thường bị hạn chế và kiểm soát ngặt nghèo bởi Apple và Microsoft hoặc bị "phân mảnh" như Android. Từ đó mở ra cánh cửa cho tất cả ứng dụng trên thế giới có thể tập trung phát triển trên một nền tảng thống nhất. Và đây cũng là một trong những yếu tố chính khiến Firefox tự tin về thành công của mình trong tương lai.
Phần cứng
Tiềm năng mạnh mẽ của Firefox nằm ở mức giá không thể hấp dẫn hơn được nữa. Đì kèm với một mức giá rẻ như vậy là một cấu hình quá đủ cho các nhu cầu thông thường: màn hình 3,5 inch với độ phân giải 320x480 pixel, chip lõi đơn Cortex-A5 tốc độ 1 GHz, RAM 256 MB, bộ nhớ trong 512 MB, có hỗ trợ mở rộng bằng thẻ microSD, camera sau 3,2 megapixel, kết nối 3G, Wi-Fi, Bluetooth, GPS. Giá bán của sản phẩm này là 119 USD. Có thể chúng ta sẽ không khỏi bật cười nhưng đối với những người dân tại châu Phi hay Trung Đông, đây thực sự là những con số trong mơ đối với họ. Thay vì hướng tới những khách hàng giàu có, Firefox đang cố gắng hưởng tới những thị trường đang phát triển nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.
Hình ảnh về smartphone Keon chạy Firefox OS.
Ở một mức giá nhỉnh hơn một chút, 195 USD, thật khó để tin rằng chiếc smartphone Peak lại có một cấu hình mạnh đến vậy: vi xử lý lõi kép 1.2GHz Snapdragon S4, RAM 512MB, bộ nhớ trong 4GB có thể mở rộng bằng thẻ nhớ, màn hình 2 camera trước và sau 8MP và 2MP và có hỗ trợ mạng 3G.
Hình ảnh về smartphone Peak chạy Firefox OS.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là màn khởi động của Firefox, bởi với tốc độ phát triển của công nghệ như hiện nay, những chiếc smartphone này sẽ có mức giá thậm chí chỉ còn bằng hiện tại trong 1 hay 2 năm nữa.
Phần mềm
Có rất nhiều cách để Firefox OS giành lấy một thị phần smartphone rộng lớn, trong đó việc đưa ra một mức giá rẻ là vô cùng đúng đắn. Tuy nhiên, còn một yếu tố quan trọng nữa mà Firefox phải quan tâm, đó là phần mềm. Có thể lấy Android làm ví dụ điển hình. Thiết bị Android dù có rẻ đến đâu nhưng nếu như Google không cạnh tranh quyết liệt với Apple về phát triển ứng dụng, có lẽ cho tới lúc này, số lượng iPhone sẽ vẫn còn lớn hơn tất cả số lượng smartphone Android cộng lại.
Một số hình ảnh của điện thoại chạy Firefox OS.
Khác với các HĐH hiện tại, với Firefox OS, mức giá rẻ không có nghĩa rằng chiếc smartphone của bạn không thể nâng cấp lên phiên bản HĐH mới nhất. Đây là một trong những lợi thế từ việc sử dụng mã nguồn mở. Vì thế, sẽ không hề có chuyện chiếc smartphone của bạn phải ngậm ngùi chạy mãi một phiên bản HĐH cũ kỹ hay chờ "dài cổ" cho một phiên bản mới giống như tình trạng này ở Android và iOS.
Ngoài ra, như đã đề cập từ trước, Firefox OS sẽ chỉ chạy những ứng dụng được xây dựng trên nền các ngôn ngữ như HTML 5 hay Java. Điều này tạo ra một sự linh hoạt vô cùng cần thiết. Nói không ngoa, chừng nào chiếc smartphone của bạn còn đủ sức chạy được những ứng dụng tương tác web, bạn sẽ chằng cần phải lo lắng về cấu hình của phần cứng nữa. Tất nhiên, với một mức giá "rẻ như cho" như vậy, chúng ta sẽ chẳng thể đòi hỏi những trải nghiệm về game HD hay video 4K vì điều này là không thực sự cần thiết ở những đối tượng mà Firefox muốn hướng tới.
Tổng kết lại tất cả những gì mà Firefox sẽ mang tới cho tương lai của thế giới công nghệ, đây rõ ràng là một mối đe dọa lớn cho những HĐH di động hiện có. Cụ thể, những nhà sản xuất và thiết kế HĐH sẽ cố gắng để khóa các nội dung lại trên nền tảng mà họ đã dày công bỏ ra sáng chế ra, tuy nhiên liệu rằng một nền tảng đóng kín có thể cạnh tranh lại với một nền tảng hoàn toàn mở về mặt nội dung?
Với một HĐH gọn nhẹ như Firefox OS, HTML sẽ là giải pháp vô cùng hữu hiệu cho ứng dụng. Nhất là đối với một HĐH mở, bất kỳ ai thông thạo với ngôn ngữ HTML cũng đều có thể tạo ra những ứng dụng cho riêng mình. Nếu như Firefox OS được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu, một sự chuyển dịch về nền tảng là điều có thể dự đoán trước được cũng như sự ra đi của iOS, Android, Linux, và WindowsPhones.
Những khó khăn trước mắt
Tuy nhiên, một vấn đề đang được đặt ra cho Firefox: Liệu họ có đủ các nguồn lực hỗ trợ để đi đến thành công? Suy cho cùng, một nền tảng mở có là nơi đủ sức thu hút tất cả các nhà phát triển ứng dụng thứ ba "đổ bộ" vào? Và có chắc rằng những smartphone của Firefox sẽ bán được tại các thị trường mà họ đã lựa chọn. Theo đúng dự kiến, các mẫu di động của Firefox sẽ được bán ra tại 5 thị trường mới nổi là Brazil, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Venezuela. Những quốc gia còn lại sẽ được Fire fox cố gắng triển khai cho đến hết năm. Những thị trường cao cấp như Mỹ và Anh sẽ có thể bị bỏ qua cho tới tận năm 2014, khi mà Firefox đã tạo được vị trí vững chắc tại các thị trường trước đó.
Người đại diện của Firefox củng cho hay: "Chúng tôi sẽ chỉ nhắm tới những thị trường mà hiện tại nhu cầu của họ chỉ được tính bằng Megabyte, và đó sẽ là nơi mà HTML5 phát huy được thế mạnh của nó so với các ứng dụng tương đương trên Google Play."
Với mỗi sản phẩm được đưa ra thị trường, đây quả thực là một canh bạc đối với nhà sản xuất. Mặc dù có các thế mạnh như thân thiện với nhà phát triển và có thể chạy "ngon" trên những smartphone cấu hình thấp, đồng nghĩa với việc sản phẩm sẽ bán ra với giá rẻ, song Mozilla vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh gắt gao từ phía các hãng sản xuất khác. Theo hãng phân tích Gartner, tính đến quý 4/2012 vừa qua, HĐH Android của Google đã có gần 70% thị phần smartphone toàn cầu. Còn Apple, nổi tiếng với mẫu chiếc iPhone huyền thoại gắn với HĐH iOS mang đậm dấu ấn của Steve Jobs cũng đang chiếm gần 21% thị phần.
"Rào cản thực sự không còn nằm ở khía cạnh kĩ thuật nữa, mà là quy mô", John Jackson, một nhà phân tích của IDC cho biết. Mozilla sẽ phải thu hút lượng lớn người dùng và các nhà phát triển ứng dụng nếu muốn tránh được cái kết bi thảm của hệ điều hành di động cũng từng rất hứa hẹn là WebOS của Palm mà hiện do HP sở hữu.
Đó là còn chưa kể tới việc các mẫu điện thoại Android giá rẻ và cả các mẫu iPhone cũ vẫn có sức hấp dẫn rất mạnh tại các thị trường mà Firefox nhắm tới. Thậm chí những công ty như Microsoft và BlackBerry cũng không muốn chỉ là người ngoài cuộc. Và liệu sức hút đối với các nhà phát triển ứng dụng độc quyền trên iOS có còn đủ mạnh để ngăn không cho họ đến với một nền tảng khác hay liệu Google có thống nhất lại tất cả các phiên bản Android của họ? Quan trọng hơn cả, dù là Apple, Google hay Microsoft, tất cả đều có một nguồn lực tài chính vô cùng dồi dào đủ để cho họ theo cuộc chơi này tới cùng.
Firefox OS sẽ là mở ra hướng đi mới cho tương lai của ngành công nghiệp di động.
Lời kết
Firefox OS đang đứng trước một cơ hội vô cùng lớn lao để thay đổi cả tương lai của cả ngành công nghiệp di động. Liệu rằng mã nguồn mở sẽ lên ngôi hay thế giới công nghệ vẫn là cuộc cạnh tranh giữa những cái tên đã quá quen thuộc. Mặc dù cũng còn không ít khó khăn trong việc thay đổi thói quen của khách hàng nhưng tiềm năng của Firefox OS là rất hứa hẹn. Cũng giống như sự lớn mạnh của cộng đồng mã nguồn mở, chắc chắn Firefox OS sẽ sớm giành được nhiều sự ủng hộ từ phía người dùng.
Theo GenK
Google Translate phục vụ 200 triệu người dùng hàng ngày Google không thường xuyên chia sẻ thông tin chi tiết về quy mô hoạt động các dịch vụ, nhưng Josh Estelle, quản lý kỹ thuật của Google Translate đã có một vài thống kê chia sẻ về các dịch vụ trong sự kiện Google I/O 2013. Josh Estelle, quản lý kỹ thuật Google Translate phát biểu tại Google I/O 2013 Estelle đã làm...