Yêu đích thực hay ‘yêu mì ăn liền’?
Bạn có thể đã tìm thấy tình yêu vài ba lần chứ không chỉ một. Song làm thế nào phân biệt sự khác nhau giữa tình yêu đích thực với yêu theo kiểu “ mì ăn liền”?
Tùy từng đối tượng và thời gian yêu mà ta cảm thấy nó có thật không, nhất là khi đi đến cuối cuộc tình. Mỗi tình yêu sẽ dạy một bài học quý giá cho năng lực yêu của bạn và bạn cũng biết mình đang tìm kiếm cái gì trong một cuộc tình. Như vậy bạn có thể xác định được thế nào là tình yêu đích thực chưa?
Xin mách nhỏ 12 dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra câu trả lời:
1. Bạn luôn sung sướng tươi cười mỗi khi gặp “người ấy” và “người ấy” cũng vui sướng tươi cười khi gặp bạn.
2. Bạn cảm thấy thoải mái và an toàn trong mối quan hệ, thật sự tin tưởng đối tác sẽ không làm bạn đau đớn. Rất ít khi bạn cảm thấy ghen tuông hoặc nghi ngờ.
3. Cũng có lúc bạn đau khổ hay giận hờn nhưng vẫn cảm thấy không thể thiếu nhau.
4. Không dối trá, đóng kịch với nhau, không chơi trò thử thách nhau, không tin những chuyện ngồi lê đôi mách của thiên hạ.
Video đang HOT
5. Bạn luôn nghĩ làm sao cho người yêu hạnh phúc và cả hai cùng cảm thấy tốt.
6. Bạn không bị sức ép từ bên ngoài của gia đình, bạn bè, họ hàng về mối tình của mình…
7. Không có dấu hiệu bạo lực trong mối quan hệ, dù là bạo lực thể xác hay tâm lý.
8. Luôn tôn trọng nhau, không có người này ép buộc và người kia chống đối.
9. Khi hai người có những điểm khác nhau, người này không ép người kia phải theo mình.
10. Không có chuyện người này phải hi sinh cho người kia, chỉ có cả hai thỏa thuận.
11. Có quan hệ tình dục hay không điều đó không quan trọng, nhưng tuyệt đối không có tình trạng người này ép buộc người kia phải đáp ứng khi họ không sẵn sàng.
12. Bạn cảm thấy luôn nhận lại được cái mà bạn cho đi.
Theo Tuổi Trẻ
Mỳ ăn liền có nên ăn liền?
Mỳ ăn liền rất tiện lợi, chỉ cần ngâm nước sôi là ăn được ngay. Chính vì vậy, nó được sử dụng ngày càng phổ biến. Nhưng ít người biết được rằng, nếu chế biến không đúng cách, gan có thể phải làm việc cả tháng để giải độc cho cơ thể, nếu ăn thường xuyên sẽ gây suy dinh dưỡng.
Tiện nhưng... không lợi
Theo các chuyên gia, hầu hết mì ăn liền ở Việt Nam được sản xuất theo công nghệ chiên (rán) nên khi ở nhiệt độ cao, dầu dễ bị ôxy hóa và nếu dầu được dùng chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ có khả năng tạo ra các chất béo dạng trans fat nhiều hơn. Trans fat làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, gây xơ vữa động mạch, giảm sự lưu thông của máu, từ đó làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch, đột quỵ. Trên thế giới, nhiều nước đã đưa ra quy định về ghi thành phần dinh dưỡng và axit béo bão hòa, axit béo dạng Trans trên mỗi gói mì ăn liền. Ngoài việc chứa Transfat, trong mì ăn liền còn có những chất phụ gia (hành, muối, ớt...) làm ngon miệng nhưng những chất này cay nóng, hoặc quá nhiều muối gây bất lợi cho người tăng huyết áp hoặc có thân nhiệt cao.
Khi chế biến nên cho thêm rau xanh vào mì ăn liền.
Đặc biệt, với những loại mỳ ăn liền được chứa sẵn trong cốc, bát nhựa thì còn nguy hiểm hơn cho sức khỏe vì trong chất liệu làm bát/cốc của các loại mỳ tiện dụng có Polystyrene nhằm tránh tình trạng bị biến hình khi gặp nước nóng. Theo một nghiên cứu, hàm lượng chất Polystyrene có thể gây nguy hiểm cho mỗi kg thể trọng cơ thể trong 1 ngày là 0,001mg. Tuy nhiên, hàm lượng này trong 1 bát/cốc mỳ ăn liền có thể lên tới 0,015mg.
Theo nghiên cứu đã chứng minh, các gói gia vị trong mỳ ăn liền phải qua nhiệt độ cao để tiệt khuẩn, đóng gói chân không, nên các loại vitamin nhóm B, chất sắt... có trong thịt, hay vitamin C, vitamin A... có trong rau thực tế đã bị nhiệt làm cho biến mất. Những gì bạn nạp vào cơ thể chỉ là năng lượng, chất béo, điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.
Sử dụng sao cho an toàn?
Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, việc sử dụng nhiều mì ăn liền thay cơm hoặc quá nhiều/ngày có thể khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin, khoáng chất khiến cơ thể thiếu máu. Khi sử dụng mì ăn liền cần nấu thêm với rau xanh, thịt hoặc trứng để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể. Rau xanh cũng có tác dụng ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo vào mạch máu, giảm được nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, chống béo phì...
Để sử dụng mỳ ăn liền được an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên thả mỳ ăn liền vào nước sôi trước, chưa cho các gói gia vị vào vội. Đến khi các sợi mỳ bắt đầu rời nhau, bạn dùng đũa tách rời chúng rồi cho ra bát. Sau đó đổ chỗ nước vừa trần mỳ đi, và nấu một nồi nước sôi khác để cho các gia vị vào. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho 1/3 - 1/2 lượng gia vị và cho thêm trứng gà cùng rau xanh vào nấu chín rồi đổ lên trên mỳ.
Cách này dù hơi rắc rối nhưng giúp bạn không ăn phải chất dầu và chất BHT có trong mỳ ăn liền (chất ổn định chống lên men thực phẩm có trong dầu), là chất gây ung thư, có thể dẫn đến bệnh gan, nhiễm sắc thể dị thường, hoặc làm suy giảm chức năng sinh sản; sợi mỳ cũng không bị mềm nhũn.
Bạn chỉ nên ăn liền khi không có điều kiện nấu và nên hạn chế sử dụng thường xuyên.
Bác sĩ Huy an
Theo Sức Khỏe Đời Sống
Học sinh cấp 3 giả danh cảnh sát cơ động Mua quân phục, sắm mũ cứng, dùi cui... "hóa trang" thật giống cảnh sát cơ động, các cậu học sinh cấp 3 lượn xe máy quanh khu vực sân Mỹ Đình, hù dọa cưỡng đoạt tiền của nhiều đôi tình nhân không đội mũ bảo hiểm. Tối 10/11, trên đường Nguyễn Cơ Thạch (Hà Nội) tổ tuần tra cảnh sát cơ động phát...