Yêu cầu công bố phương án tuyển sinh đại học năm 2025 trong vài tháng tới
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đưa yêu cầu này ra tại Hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 khối Giáo dục đại học, diễn ra ngày 12/9.
Cụ thể, với nhóm công việc tuyển sinh, ngoài lưu ý các trường cần làm tốt công tác tuyển sinh của năm 2022, ông Sơn giao các trường đại học sớm xây dựng phương án tuyển sinh cho năm 2025.
“Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn và yêu cầu các trường đại học trong vài tháng nữa phải công bố phương án tuyển sinh, chuẩn đầu vào của năm 2025″ – ông Sơn nhấn mạnh.
Cũng theo ông Sơn, hiện nay, Bộ đang tích cực hoàn thiện phương án thi tốt nghiệp THPT cho năm 2025.
“Việc công bố phương án thi tốt nghiệp năm 2025 sẽ chưa đáp ứng được hoàn toàn mong đợi của dư luận, mà còn phải căn cứ vào định hướng về tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học” – người đứng đầu ngành giáo dục lưu ý.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ tại hội nghị
Tại hội nghị, đại diện Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cũng thừa nhận công tác tuyển sinh đại học ngày càng phức tạp. Cụ thể, năm 2022, một số trường có quá nhiều phương án tuyển sinh phức tạp, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, gây khó khăn cho thí sinh và hệ thống. Bên cạnh đó, năm nay gặp phải vấn đề nhiều trường xét tuyển sớm không dự báo được thí sinh ảo.
Cụ thể, theo phương thức xét tuyển sớm, trung bình 1 thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào 2,3 nguyện vọng. Qua thống kê, trong tổng số gần 400.000 thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển phương thức xét tuyển sớm, chỉ có 35% thí sinh đăng ký Nguyện vọng 1; có đến 30% thí sinh đăng ký các nguyện vọng khác không phải Nguyện vọng 1. Còn lại 35% không đăng ký vào nguyện vọng xét tuyển sớm nào.
Kết quả công tác tuyển sinh ở năm học 2021-2022 cũng cho thấy nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể, một số cơ sở đào tạo tuyển sinh tốt nhưng chưa đầu tư về các điều kiện đảm bảo chất lượng tương xứng với quy mô đào tạo. Một số trường hoạt động kém hiệu quả, tuyển sinh thấp so với năng lực. Một số trường chưa thực hiện công khai hoặc công khai không đầy đủ theo quy định, đặc biệt là thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng, học phí, tuyển sinh, thông tin về văn bằng, chứng chỉ…
Vì vậy, Bộ GD-ĐT xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết trong năm học tới.
Trước mắt, Bộ GD-ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện đề án tuyển sinh năm 2023, trong đó lưu ý các phương thức tuyển sinh, thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành, tránh làm cho các phương thức tuyển sinh trở nên phức tạp, rắc rối.
Trường đại học có quá nhiều phương án tuyển sinh phức tạp
Đó là thực tế mà Bộ GD-ĐT phải thừa nhận tại Hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 khối giáo dục đại học vừa diễn ra.
Theo thống kê của Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD-ĐT, số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 là 1.002.525. Trong đó, số thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ (ngành giáo dục mầm non) là 642.270 (chiếm 64,07% số thí sinh đăng ký dự thi).
Tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ (ngành giáo dục mầm non) năm nay là 3.068.538 (năm ngoái là 3.920.375).
Cơ cấu đăng ký nguyện vọng của các thí sinh trúng tuyển phương thức xét tuyển sớm năm 2022. Nguồn: Bộ GD-ĐT
Bộ GD-ĐT cho hay năm 2022, một số trường có quá nhiều phương án tuyển sinh phức tạp, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, gây khó khăn cho thí sinh và hệ thống. Bên cạnh đó, năm nay gặp phải vấn đề là nhiều trường xét tuyển sớm không dự báo được thí sinh ảo.
Cụ thể, theo phương thức xét tuyển sớm, trung bình 1 thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào 2,3 nguyện vọng. Qua thống kê, trong tổng số gần 400.000 thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển phương thức xét tuyển sớm, chỉ có 35% thí sinh đăng ký Nguyện vọng 1; có đến 30% thí sinh đăng ký các nguyện vọng khác không phải Nguyện vọng 1. Còn lại 35% không đăng ký vào nguyện vọng xét tuyển sớm nào.
Vì vậy, Bộ GD-ĐT xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết trong năm học tới.
Bộ GD-ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện đề án tuyển sinh năm 2023, trong đó lưu ý các phương thức tuyển sinh, thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành, tránh làm cho các phương thức tuyển sinh trở nên phức tạp, rắc rối.
Lục Nam (Bắc Giang) đạt nhiều thành tích cao năm học 2021 -2022 Không chỉ duy trì nâng cao chất lượng giáo dục, năm học 2021-2022 ngành Giáo dục Lục Nam (Bắc Giang) có nhiều tập thể, cán bộ quản lý, thầy cô giáo và học sinh đạt kết quả, thành tích cao... Huyện Lục Nam khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong năm học 2021 -2022. Chiều 26/8, ông Vũ Thanh Hải -...