Yêu cầu ban giám hiệu ăn cùng học sinh để đảm bảo an toàn thực phẩm
Một thông cáo đã được ban hành thứ Hai, yêu cầu ban giám hiệu các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học ở Trung Quốc ăn cùng học sinh tại canteen trường để đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường.
Học sinh Tứ Xuyên ăn uống khỏe mạnh, miễn phí tại trường
Thông cáo này do Bộ Giáo dục, Cục Quản lý thị trường và Ủy ban Sức khỏe quốc gia ở Trung Quốc cùng đưa ra và sẽ có hiệu lực từ 1/4/2019.
Ban giám hiệu trường phải lưu giữ thông tin về mỗi bữa ăn và giải quyết càng sớm càng tốt mọi vấn đề liên quan đến thực phẩm trong trường học.
Thông cáo cho hay các bậc phụ huynh cũng có thể ăn cùng học sinh tại căn tin trường học và đề xuất thêm với nhà trường về an toàn thực phẩm cũng như dinh dưỡng.
Các trường học phải công khai nguồn gốc xuất xứ thực phẩm và mời phụ huynh tham gia vào công cuộc quản lý và giám sát an toàn thực phẩm cũng như dinh dưỡng.
Video đang HOT
Cũng theo thông cáo, trong khuôn viên trường không nên có các quán ăn nhỏ.
Nếu những quán đã được cấp phép thì phải tránh bán những loại thức ăn nhanh có nhiều muối và đường. Nhân viên căng tin phải kiểm tra sức khỏe hàng năm và giữ thói quen vệ sinh sạch sẽ; nhà trường nên lưu giữ hồ sơ đầy đủ và chính xác về nguồn thực phẩm và để lại mẫu của từng loại thực phẩm để giới chức kiểm tra.
Nhân viên căng tin nào không để lại mẫu thực phẩm để kiểm tra, mua hoặc lưu trữ nitrite và bán các loại thực phẩm gây hại tới sức khỏe như khoai tây mọc mầm và nấm dại sẽ bị phạt từ 5.000 đến 30.000 nhân dân tệ ( tương đương 17 tới103 triệu đồng).
Thông cáo nhấn mạnh rằng những người chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm sẽ bị cảnh cáo, cách chức hoặc giao cho cơ quan chức pháp xử lý nếu bị phát hiện trục lợi bằng cách mua thực phẩm dưới tiêu chuẩn, xử lý công việc vô trách nhiệm, gây hại tới sức khỏe và thể chất của giáo viên và học sinh cũng như khôngbáo cáo các vụ việc về an toàn thực phẩm.
Những người bịa đặt về tai nạn an toàn thực phẩm, che giấu, phá hủy, ngụy tạo bằng chứng để tránh điều tra, không hợp tác với chính quyền trong công cuộc điều tra ngộ độc thực phẩm cũng sẽ bị trừng phạt theo mức độ liên quan.
Hà Dung
Theo China Daily
Bếp ăn mẫu bán trú tại Lạng Sơn thu hút các trường tham quan
Xây dựng mô hình bếp ăn mẫu là một nội dung quan trọng thuộc dự án "Bữa ăn học đường" do Công ty Ajinomoto Việt Nam khởi xướng phát triển từ năm 2012, được sự tư vấn về chuyên môn từ Viện Dinh dưỡng Quốc Gia - Bộ Y tế cũng như sự hỗ trợ từ Bộ GDĐT trong công tác triển khai áp dụng.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, ông Keiji Kaneko - Tổng giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam và các đại biểu tại Lễ khánh thành Bếp ăn mẫu (ảnh: A.T).
Mới đây, đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn, Cục An toàn thực phẩm, Phòng nghiệp vụ Sở Y tế, Trung tâm Phòng chống bệnh tật tỉnh Lạng Sơn cùng ban giám hiệu và đại diện phụ huynh học sinh các trường tiểu học tại thành phố Lạng Sơn đã có chuyến tham quan thực tế mô hình bếp ăn mẫu bán trú tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ.
Được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn Nhật Bản với tổng kinh phí gần 2,3 tỉ đồng được tài trợ chính từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam thông qua chương trình viện trợ không hoàn lại từ Chính phủ, bếp ăn mẫu bán trú tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như tối ưu năng suất hoạt động. Bên cạnh việc đóng góp kinh phí xây dựng bếp ăn, Công ty Ajinomoto Việt Nam cũng hỗ trợ tư vấn về mô hình, tập huấn các quy trình vận hành chuẩn nhằm giúp nhà trường phát huy tối đa những lợi ích ưu việt của căn bếp.
Ông Lê Xuân Trường - Đại diện Sở Giáo dục và Đào tỉnh Lạng Sơn - chia sẻ về những đóng góp của Dự án đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Bếp ăn áp dụng quy tắc một chiều từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khâu chế biến thành phẩm và vệ sinh sau bữa ăn với hướng dẫn rõ ràng ở mỗi công đoạn. Bếp được phân chia theo từng khu vực riêng biệt như khu tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, vệ sinh... với quy định trang phục khác nhau và dụng cụ làm việc cũng được đánh dấu theo màu sắc, giúp toàn bộ qui trình nấu ăn được quản lý chặt chẽ, đảm bảo ngăn ngừa nhiễm chéo giữa các công đoạn.
Hệ thống thiết bị và dụng cụ trong bếp ăn được trang bị hiện đại với công suất gấp 2 - 3 lần bếp ăn thông thường, giúp giảm thiểu nhiều thao tác nặng trong công việc cũng như tiết kiệm thời gian cho nhân viên cấp dưỡng trong quá trình chế biến.
Trang thiết bị hiện đại của Bếp ăn tại Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ.
Bếp ăn được khánh thành ngày 23.5.2018 tại Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ và chính thức đi vào hoạt động trong năm học 2018 - 2019, cung cấp bữa trưa cho 1.500 học sinh bán trú đang học tập tại trường. Hơn nữa, việc xây dựng mô hình bếp ăn mẫu còn tạo điều kiện để các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng như các tỉnh thành phía Bắc tham quan, học tập và áp dụng phù hợp với thực tế từng nơi.
Ngoài tham quan thực tế các khu vực và quy trình vận hành của căn bếp, các đại biểu cùng Ban giám hiệu Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ cùng nhau thảo luận về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng học đường và công tác quản lý bếp ăn bán trú. Những nội dung khác của Dự án như phần mềm Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng, Bộ áp phích "Ba phút thay đổi nhận thức",... cũng được các trường trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm áp dụng.
Bếp ăn tại Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ là là căn bếp thứ 2 mà Dự án Bữa ăn học đường xây dựng thành công.
DIỆU TIÊN
Theo laodong
Bạn đọc viết: Trao quà học sinh khó khăn: "Của tặng không bằng cách tặng" Tết đã đi qua nhưng những phần quà nào gạo, dầu ăn, đường, bột ngọt... vẫn còn nằm lại ở một căn phòng nhỏ của ngôi trường nơi tôi công tác mà lòng những người giáo viên như chúng tôi vô cùng nuối tiếc và ngẫm nghĩ về câu "của tặng không bằng cách tặng". Ảnh minh họa Vào dịp Tết đến xuân...