Ý tưởng về ma trận đề thi chung sẽ rất khả quan nếu Bộ Giáo dục tích cực làm
Việc có ma trận đề thi chung trong kiểm tra đánh giá định kỳ của các địa phương sẽ đảm bảo tính công bằng giữa các địa phương.
Sau kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm học 2020-2021, dư luận lại bàn tán xôn xao về cơ cấu điểm học bạ trong việc xét tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Nhiều ý kiến cho rằng, cơ cấu điểm học bạ chiếm 30% trong điểm xét tốt nghiệp là vấn đề cần xem lại. Bởi nếu công tác quản lý học bạ không tốt còn dễ nảy sinh tiêu cực, tạo ra sự không công bằng giữa các địa phương với nhau khi sẽ có nơi đánh giá định kỳ dễ để điểm học bạ đẹp từ đó giúp tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cao lên.
Qua các ý kiến trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, các chuyên gia, nhà quản lý đã nhắc đến ý tưởng của Vụ giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) từng đề xuất về việc tổ chức ma trận đề thi chung cho cả nước trong các bài kiểm tra định kì. Rồi sau đó, các tỉnh căn cứ vào ma trận của Bộ giáo dục để triển khai thành một đề thi riêng, cụ thể ở trường mình. Tuy nhiên, ý tưởng đó chưa được triển khai.
Ông Cao Đình Thưởng – Đại biểu Quốc hội khóa 14. Ảnh: Quochoi.vn
Trao đổi về vấn đề này, ông Cao Đình Thưởng – Đại biểu Quốc hội khóa 14 cho rằng: “Về tính khả thi của ý tưởng này theo tôi, nếu “tích cực” hơn thì Bộ Giáo dục có thể triển khai được. Nói như vậy là bởi vì, chúng tôi cũng có nhiều trăn trở về tiến độ thực hiện của các chương trình khác của Bộ, như chương trình biên soạn sách giáo khoa chẳng hạn.
Đáng lý ra, việc viết một bộ sách giáo khoa chuẩn là trách nhiệm của Bộ Giáo dục, nhưng lại giao việc này cho các nhà xuất bản, giao cho tư nhân. Mà cốt lõi ở đây, giáo dục là quốc sách hàng đầu, Bộ phải chủ động.
Còn theo tôi, việc ra một bộ đề thi chung này nếu được Bộ quan tâm và có hướng dẫn, chỉ đạo sát sao thì các tỉnh, các trường có thể góp sức. Trong đó, Bộ đương nhiên phải đóng vai trò chủ động. Ý tưởng này tôi đánh giá rất khả quan.
Tuy nhiên, trong chuyện này cần cho các tỉnh, các trường và những đơn vị thực hiện xác định rõ mục tiêu của việc “thi để làm gì?”. Vì nếu thi chỉ để lấy bằng tốt nghiệp cấp 3 thì các trường họ cũng có thể biết được là nên ra đề thi như thế nào.
Thậm chí, qua một đợt thi mà kết quả đỗ tốt nghiệp cấp 3 của một tỉnh đạt đến gần 100%, nhưng kết quả ấy lại không phản ánh đúng thực tế thì việc tổ chức thi theo phương án nào cũng chỉ là hình thức.
Video đang HOT
Việc có ma trận đề thi chung trong kiểm tra đánh giá định kỳ của các địa phương sẽ đảm bảo tính công bằng giữa các địa phương. Phương án này sẽ giúp một đề thi của tỉnh hoặc trường chọn phân định được ra những câu hỏi dành cho học sinh học lực trung bình yếu, trung bình và các học sinh khá giỏi.
Nếu học sinh nào không làm đề ở trình độ cao sẽ được điểm ít, còn ai làm được tất cả thì chứng tỏ học sinh đó giỏi hơn. Điều này có thể đảm bảo được sự khách quan trong đánh giá thực lực học sinh, từ đó điểm số trong học bạ giữa các địa phương sẽ công bằng hơn”.
Ông Cao Đình Thưởng chia sẻ thêm “Theo tôi, trong giáo dục của nước ta đang có nhiều cái vướng mắc, nhất là sự luẩn quẩn về vấn đề thi cử. Hơn nữa, trong thời buổi hiện nay có thể nhận thấy, động cơ học tập khi cho con đi học mà nhiều phụ huynh đưa ra để trả lời cho câu hỏi “học để làm gì?” thì chủ yếu sẽ là “học để thi đại học!”.
Cho nên, việc này vô tình tạo ra sự khó khăn cho các cơ quan quản lý giáo dục trong việc phân luồng học sinh. Điển hình nhất có thể thấy đó là nhiều học sinh xét về thực lực thì không xứng đáng vào đại học nhưng vẫn vào đại học ầm ầm, thậm chí là có thể trúng tuyển nhiều trường một lúc.
Việc các học sinh vào đại học quá dễ sẽ dẫn đến việc, sau này đầu ra sẽ có chất lượng kém. Ngoài ra, số lượng sinh viên học xong đại học không có việc làm rất nhiều là hệ luỵ của việc trường đại học mở ra tràn lan.
Hiện tại tôi thấy nhiều trường đại học chỉ cần tốt nghiệp cấp 3, đem học bạ lớp 12 đi đăng ký xét tuyển là có khả năng vào đại học rất cao như hiện nay là điều đáng báo động. Ồ ạt đào tạo, vào đại học quá dễ, trong khi nhu cầu thực tế và chất lượng đào tạo có thực sự đáp ứng được nhu cầu sử dụng xã hội. Đó là những điều khiến chúng ta không thể không lo lắng “.
Đối sánh giữa học và thi: Học bạ được 'làm đẹp'
Bộ GDĐT vừa công bố báo cáo so sánh trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và trung bình điểm học bạ lớp 12 theo từng môn của từng địa phương.
Theo đó, trung bình điểm thi của hầu hết các môn đều thấp hơn điểm trung bình ghi trong học bạ. Đáng lưu ý có sự chênh lệch lớn ở hai môn Lịch sử và Tiếng Anh.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đợt 1. Ảnh: Phạm Quang Vinh.
Nơi chênh cao, nơi chênh thấp
Theo kết quả đối sánh của Bộ GDĐT, trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của hầu hết các môn thấp hơn trung bình điểm học bạ lớp 12. Riêng môn Giáo dục công dân có điểm trung bình thi tốt nghiệp cao hơn điểm trung bình học bạ lớp 12 ở hầu hết các tỉnh/thành phố.
Đối với các môn có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 còn thấp, như Tiếng Anh, Lịch sử, mức chênh lệch giữa điểm học bạ và điểm thi có phần cao hơn các môn khác. Điều đó có nghĩa, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá trong trường phổ thông chưa tương đồng với thi tốt nghiệp THPT.
Qua đó thấy rằng, kết quả học tập môn Tiếng Anh và môn Lịch sử của học sinh còn hạn chế; quá trình kiểm tra, đánh giá các môn này trong trường phổ thông có phần "rộng" hơn. Đây là lý do dẫn tới độ chênh giữa trung bình điểm học bạ lớp 12 và trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh, Lịch sử cao hơn các môn khác.
Nhìn bảng đối sánh của Bộ GDĐT, cũng thấy rõ hơn sự chênh lệch giữa trung bình điểm thi và học bạ ở các địa phương có nơi cao, nơi thấp. Đơn cử điểm học bạ và trung bình điểm thi môn Toán có độ chênh lệch cao phải kể đến: Hoà Bình có trung bình điểm thi là 5,18 nhưng điểm trung bình học bạ là 6,87 điểm (chênh 1,68 điểm); Hà Giang trung bình điểm thi là 4,91 điểm, trung bình điểm học bạ là 6.57 điểm (chênh 1.66 điểm)... Cũng ở môn học này, một số địa phương có độ chênh giữa trung bình điểm thi và điểm học bạ khá thấp như: Ninh Bình (chênh 0,24 điểm); TP Hồ Chí Minh (chênh 0,32 điểm); Nam Định (chênh 0,43 điểm)...
Đối với môn Lịch sử có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 còn thấp, các địa phương có độ chênh nói trên tới hơn 3 điểm như: Hải Phòng, Bến Tre, Đồng Tháp, Long An, Bắc Ninh..
Những con số đối sánh cụ thể cũng chỉ ra, Hà Nội đứng đầu cả nước về độ chênh lệch giữa điểm thi và học bạ ở 4/9 môn thi (Địa lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử). Trong đó môn Lịch sử có độ chênh cao nhất cả nước (3,376), môn Địa lý (1,503), môn Sinh học (3,184), môn Hóa học (1,757).
Dự báo khối D sẽ tăng 1-2 điểm chuẩn
Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 (đợt 1), với phổ điểm không theo chuẩn hình chuông mà hình lạc đà, môn tiếng Anh được cho là môn thi có kết quả "lạ" nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Thống kê của Bộ GDĐT cho thấy, môn tiếng Anh năm nay có số thí sinh đạt điểm 10 tăng khoảng 18 lần so với năm 2020, với 4.345 bài thi. Cũng chính vì tăng phi mã nên phổ điểm môn tiếng Anh cũng là phổ điểm duy nhất có 2 đỉnh.
Theo PGS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nguyên nhân khiến phổ điểm môn tiếng Anh có 2 đỉnh là do phân hoá về điều kiện dạy học, cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên, sự quan tâm đầu tư của phụ huynh và học sinh đối với môn học này.
TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Nha Trang khẳng định, phổ điểm môn tiếng Anh đã thể hiện sự phân loại rõ ràng các nhóm trình độ: rất kém - kém - trung bình - khá - giỏi - rất giỏi...
Trong khi đó, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ GDĐT đặt câu hỏi, phải chăng năm nay mới có sự chênh lệch chất lượng vùng miền; tại sao các môn thi khác lại không có hiện tượng chênh lệch vùng miền để xuất hiện phân bố tương tự như môn thi tiếng Anh? Thêm vào đó điểm 10 thi ngoại ngữ năm nay tăng gấp 18 lần thì có phải là bất thường không?
Xung quanh vấn đề này, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT cho biết, Bộ đã phân tích chi tiết phổ điểm môn tiếng Anh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Theo đó, phổ điểm chung của cả nước đối với môn thi này xuất hiện 2 đỉnh và dường như là phép cộng của 2 phổ điểm chuẩn.
Một phổ điểm ứng với vùng có số điểm thấp, một phổ điểm ứng với vùng có số điểm cao hơn. Từ đó cho thấy, đề thi môn tiếng Anh năm nay đã phản ánh khách quan kết quả học tập của thí sinh cũng như phản ánh trung thực điều kiện dạy học của các nhà trường là khác nhau, đặc biệt giữa các nhà trường ở vùng thuận lợi và vùng khó khăn.
Xét về góc độ tuyển sinh, theo PGS Hà Lê Kim Anh- Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, so với phổ điểm các tổ hợp khác thì phổ điểm môn tiếng Anh năm nay cao hơn và có 2 đỉnh. Điểm chuẩn khối D01 về cơ bản là ổn định, có thể sẽ tăng nhẹ so với năm ngoái.
Còn theo thầy giáo Trần Mạnh Tùng, giáo viên dạy Toán (Hà Nội), căn cứ vào phổ điểm các môn và các khối, dự báo khối D, điểm chuẩn sẽ tăng khá mạnh từ 1 - 2 điểm. Tuy nhiên dự kiến điểm chuẩn theo top các trường ĐH thì ở trường top đầu sẽ ít biến động, tương tự năm 2020.
Khối C dự báo tăng 1 điểm
Tại kỳ thi vừa qua, cả nước có 637.005 thí sinh tham gia thi bài thi môn Lịch sử. Trong đó điểm trung bình là 4,97, điểm trung vị là 4,75; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4. Số thí sinh có điểm
Tuy nhiên, theo kết quả phân tích điểm thi khối C (cả Văn và Địa lý) cho thấy, điểm trung bình là 18,5, nhiều thí sinh đạt 19 điểm, tăng nhẹ so với năm 2020. Do đó nhiều chuyên gia cho rằng, với phổ điểm khối C năm nay, ngành "hot" điểm chuẩn dự đoán vẫn nhích lên 0.5 hoặc 1 điểm.
Theo nhận định của các giáo viên Hệ thống giáo dục HOCMAI, hình phổ điểm môn Lịch sử tương đối xấu và lệch trái.Với phổ điểm này, dự báo điểm chuẩn vào các trường ĐH xét tuyển bằng khối C00 và các môn trong tổ hợp Khoa học xã hội cũng sẽ dao động trong khoảng 1 điểm ở các trường top trên, so với năm 2020.
Nhận định chung về kết quả đối sánh giữa điểm thi (tốt nghiệp THPT) và điểm học (học bạ),TS Lê Thống Nhất cho rằng, việc vẫn có những địa phương điểm học bạ và điểm thi chênh nhau đến hơn 3 điểm, điều này cho thấy việc đánh giá học sinh ở các trường phổ thông ở các tỉnh thành này cần có sự thay đổi.
Cũng theo TS Lê Thống Nhất, khi còn chênh lệch điểm thi và học bạ thì còn chứng tỏ chúng ta không thể bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Khi nào điểm thi trùng điểm học bạ thì mới bỏ được kỳ thi, nhưng đích đó còn khá xa mới có thể thực hiện được.
Bộ GDĐT cho rằng, từ kết quả thi tốt nghiệp THPT và đối sánh trung bình điểm thi với trung bình điểm học bạ lớp 12, nếu môn nào, ở tỉnh nào kết quả còn thấp và có sự chênh lệch lớn thì cần tiếp tục điều chỉnh việc dạy học để nâng cao chất lượng. Đồng thời, Sở GDĐT và các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đó cần điều chỉnh việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học bảo đảm sát hơn với năng lực của học sinh.
"Còn chênh lệch giữa điểm thi và điểm học bạ thì vẫn chưa thể bỏ thi tốt nghiệp" Theo các chuyên gia, độ chênh lệch giữa điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ không nhiều, các trường ĐH có thể yên tâm xét tuyển theo học bạ. Nhưng khi còn chênh lệch thì cũng chưa thể bỏ kỳ thi. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố báo cáo so sánh trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT...