Ý tưởng về ‘giáo dục không trường lớp’ sau đại dịch
Việc phải thích nghi với thế giới kỹ thuật số, các lớp học ảo khiến giáo dục được dự báo có cú hích lớn, không còn đóng khung trong những lớp học truyền thống.
Laura Spinney là nhà báo trong lĩnh vực khoa học và là tác giả cuốn sách “Pale Rider: The Spanish Flu of 1918 and how it changed the world” (Dịch cúm tại Tây Ban Nha năm 1918 và cách nó thay đổi thế giới).
Con gái nuôi 21 tuổi của Spinney, một sinh viên năm hai, chia sẻ với mẹ rằng cô thường học qua các video bài giảng với tốc độ nhanh gấp đôi bình thường. Cảm thấy thắc mắc, nữ nhà báo hỏi một số sinh viên khác và được biết hiện nhiều người thường tăng tốc bài giảng khi học ngoại tuyến, thông thường gấp 1,5 lần, đôi khi nhanh hơn.
Việc đẩy nhanh tốc độ khi học không phù hợp với tất cả nhưng có một chủ đề trên Reddit (mạng xã hội được học sinh, sinh viên dùng để thảo luận) bàn về việc sẽ kỳ lạ thế nào khi trở lại giảng đường truyền thống. “Tốc độ bình thường bây giờ giống như tốc độ người say”, một người viết.
Giáo dục vốn thích nghi với thế giới kỹ thuật số từ rất lâu trước khi Covid-19 xuất hiện. Thế nhưng, cũng như nhiều hoạt động khác của con người, đại dịch đã tạo ra cú hích lớn với việc học trên thế giới ảo. Trường học đóng cửa nên giáo viên, học sinh phải tìm những thứ có thể học thông qua Internet. Việc này đương nhiên sẽ tạo ra một số vấn đề, nhưng như Giáo sư Diana Laurillard của University College London giải thích, về cơ bản, thầy cô và các em đã thực hiện một thử nghiệm phi thường, mang tính toàn cầu. “Nó không thể trở lại như cũ”, cô nói.
Giáo sư Yong Zhao ở Đại học Kansas, Mỹ, đánh giá đây là thời điểm để các trường hình dung về một nền giáo dục không có bất kỳ trường hay lớp học nào. Tiến sĩ Jim Waterston của trường Giáo dục sau đại học Melbourne, Australia, cho rằng lớp học truyền thống vẫn có thể tồn tại, nhưng “giáo dục cần phải mạo hiểm và hấp dẫn hơn”, và trên hết, phải linh hoạt hơn.
Ảnh: The Guardian
Đầu năm nay, Zhao và Watterston là đồng tác giả của một bài báo, trong đó xác định ba thay đổi lớn sẽ xảy đến với giáo dục sau thời gian giãn cách. Đầu tiên là nội dung, cần nhấn mạnh tới tính sáng tạo, tư duy phản biện và khả năng làm chủ, hơn là chỉ thu thập và lưu trữ thông tin đơn thuần. “Để con người có thể phát triển mạnh mẽ trong thời đại của máy móc thông minh, điều cần làm là không cạnh tranh với máy móc. Thay vào đó, họ cần trở thành con người nhiều hơn nữa”, hai nhà khoa học viết.
Thứ hai là sinh viên nên kiểm soát nhiều hơn việc học của họ, vai trò của giáo viên chuyển từ người hướng dẫn thành người quản lý tài nguyên học tập, cố vấn và là người thúc đẩy. Giáo sư Manu Kapur thuộc Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ở Zrich lập luận rằng sinh viên học tốt hơn nhờ nỗ lực từ thất bại của chính họ hoặc người khác, thay vì chỉ được giao việc một cách thông thường.
Dự đoán thứ ba của Zhao và Waterston là nơi để học tập cũng nên thay đổi, từ lớp học ra thế giới. Khi giãn cách, mọi lớp học đều trực tuyến nhưng vẫn phải tuân theo thời khóa biểu đã tồn tại từ trước (dành cho trực tiếp). Chính sự cứng nhắc nhất thời này đã gây ra chán nản và mất tập trung ở một số học sinh.
Với các công cụ kỹ thuật số, học sinh không nhất thiết phải học cùng lúc với nhau. Cái các em cần là sự kết hợp hai hình thức học, gọi là “Blended learning” hay “flipped classrom”, nơi học sinh đọc hoặc xem lại bài giảng trong thời gian phù hợp với bản thân.
Diana Laurillard cho biết, sự tách biệt giữa thời gian học tập và thời gian ở trường có nghĩa nhiều khái niệm cũ đã được mở rộng. Điều này sẽ giúp bạn không còn ngạc nhiên với việc các sinh viên tăng tốc bài giảng của mình hoặc giảng viên chia bài trình bày thành các video 5-10 phút.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là bạn có thực sự tiếp thu được kiến thức với tốc độ đó hay không. Tại Đại học Waterloo, Canada, giáo sư Evan Risko, nhà tâm lý học nhận thức, đã kiểm tra khả năng hiểu của mọi người sau khi xem các video bài giảng với tốc độ nhanh. Mặc dù còn phụ thuộc vào bản chất tài liệu, kiến thức nền của người học và phong cách giảng của giáo viên, nhìn chung, việc tăng tốc độ lên 1,7 lần ít có tác động tiêu cực đến người nghe và giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian.
Mục tiêu phát triển bền vững số 4 của Liên Hiệp Quốc hướng tới việc đảm bảo cung cấp nền giáo dục chất lượng cho tất cả người dân trên thế giới vào năm 2030. Theo Laurillard, cách duy nhất để đạt được điều này là làm sao để giáo viên ở tất cả vùng khó khăn vẫn nhận được các công cụ và tài liệu giảng dạy qua hình thức các khóa học trực tuyến mở quy mô lớn (MOOC), sau đó họ truyền tải cho học sinh qua các lớp học truyền thống.
Cho dù sự khác biệt về công nghệ ở các khu vực khác nhau có thể làm chậm lại cuộc cách mạng giáo dục thì những lớp học truyền thống sẽ không bao giờ trở lại như cũ. “Phải cần đến một đại dịch toàn cầu để xóa sổ những gì chúng ta đã nói trong suốt 30 năm qua”, Laurillard nhận định.
4 kỹ năng tiếng Anh nên có của thế hệ Z
Thế hệ Z cần cân bằng kỹ năng giao tiếp (Communication); tư duy phản biện (Critical Thinking); tính sáng tạo (Creativity) và kỹ năng hợp tác (Collaboration).
Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ giao tiếp phổ biến nhất trên thế giới. Với cả tỷ người sử dụng, tiếng Anh giúp con người tiếp cận những nền lịch sử, văn hóa tiên tiến, văn minh nhân loại. Hội nhập càng khiến nhu cầu sử dụng tiếng Anh của người Việt trở nên thiết yếu. Theo đại diện VUS, nếu trước kia mọi người thường học tiếng Anh để lấy điểm số thì ngày nay, giới trẻ lại nâng tầm nhận thức và nhu cầu của tiếng Anh.
Thế hệ Z (sinh từ năm 1995 đến năm 2010) hiểu rõ tầm quan trọng của tiếng Anh tương tác trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, việc học không đơn thuần là theo công thức, cấu trúc sẵn có rập khuôn, quen thuộc như "How are you" - "I'm fine thank you, and you? " mà là học đa nguồn, đa nền tảng, đa phương tiện.
Với lợi thế về công nghệ, thế hệ Z có thể sử dụng đa dạng phương tiện (điện thoại, máy tính bảng, laptop, máy tính bàn...) để truy cập kho tàng kiến thức của nhân loại từ nhiều nguồn (sách vở, báo chí nước ngoài, âm nhạc, phim ảnh, radio...) và nền tảng (google, facebook, instagram...) khác nhau.
Học tiếng Anh qua TikTok cùng VUS.
"Là một thế hệ kết nối, gen Z luôn cần hiểu sự quan trọng của ngoại ngữ trong giao tiếp nhằm hướng đến trải nghiệm đa ngôn ngữ, đa văn hóa. Vì vậy, họ cần nhiều hơn một trạm thông tin, nơi có thể học tập và thực hành kỹ năng tương tác", đại diện VUS nhấn mạnh.
Nhằm phát triển kỹ năng Anh ngữ theo hệ đa thức, VUS ra mắt khóa học English Hub - Tiếng Anh tương tác cho người trẻ. Điểm nổi bật của chương trình không chỉ nằm ở nội dung được nhà xuất bản nổi tiếng thế giới Macmillan Education thiết kế riêng cho học viên VUS mà còn thông qua đó, khai thác hệ thức chuyển đổi mới trong cách tiếp cận tiếng Anh cho thế hệ Z.
Giá trị cốt lõi của chương trình nằm ở khả năng cân bằng "tứ trụ" kỹ năng Anh ngữ gồm: kỹ năng giao tiếp (Communication); tư duy phản biện (Critical Thinking); tính sáng tạo (Creativity) và kỹ năng hợp tác (Collaboration).
Nội dung thực hành hướng đến chia sẻ trải nghiệm cá nhân. Khóa học với hệ thống hơn 1.000 video, hình ảnh sinh động chân thực theo chủ đề học tập, cập nhật xu hướng toàn cầu, đa dạng lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội, giải trí... Từ đó, học viên hòa mình vào lớp học cuộc sống đồng thời kết hợp học tập và giải trí.
Ngoài giáo trình đa dạng nội dung, ứng dụng English Hub Student's và VUS Student Portal còn giúp học viên khai thác nguồn lực công nghệ trong thời đại kỹ thuật số. Ứng dụng sáng tạo đa nền tảng với thư viện nội dung tiếng Anh khổng lồ mang đến trải nghiệm thực hành tiếng Anh 24/7. Ngoài ra, nhằm chuẩn hóa kỹ năng phát âm, giáo trình English Hub tích hợp trí tuệ nhân tạo AI phản hồi và sửa lỗi phát âm chuẩn xác cho học viên.
"VUS còn đưa về Việt Nam Linguaskill - bài kiểm tra năng lực Anh ngữ trực tuyến nhanh chóng và thuận tiện được hỗ trợ bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo của Cambridge Assessment English. Từ đó, mỗi học viên English Hub đều được nâng cấp năng lực Anh ngữ dựa trên quy chuẩn quốc tế", đại diện VUS chia sẻ.
Các bạn trẻ Gen Z chia sẻ niềm vui khi trở thành những học viên đầu tiên may mắn nhận được học bổng và các phần quà của VUS.
Sau một tháng ra mắt, khóa học English Hub Student's nhận được những phản hồi tích cực. Theo Khiemslay, host chương trình IELTS Face-Off mùa 5 của VTV7, thế hệ Z không chỉ đơn thuần là học tiếng Anh, mà còn phải học theo cách sáng tạo nhất, bắt kịp xu hướng và hiện đại, thậm chí là qua clip Tiktok, qua rap, công nghệ AI. "Đó cũng là lý do mình thích VUS English Hub - Khóa học tiếng Anh tương tác dành cho người trẻ được thiết kế độc quyền bởi VUS và nhà xuất bản Macmillan với nhiều công nghệ độc đáo", bạn cho biết.
Điểm số có phải là "Chìa khóa thành công" duy nhất trong thế kỷ 21? Nhiều phụ huynh thường đặt kỳ vọng lớn vào điểm số của con, coi đây là chỉ số rõ ràng nhất đánh giá năng lực, khả năng thành công của một đứa trẻ trong tương lai. Điểm số không phải là tất cả trong thế giới hiện đại Kỷ nguyên 4.0 đánh dấu sự bùng nổ và phát triển nhanh chóng của mạng...