Ý nghĩa buổi gặp gỡ giữa Chủ tịch nước và đại diện các thế hệ người Việt Nam tại Nhật Bản
Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản vừa qua, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và có buổi gặp gỡ các đại diện những thế hệ người Việt tại Nhật Bản.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại buổi gặp, chiều tối 29/11. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Tokyo đã phỏng vấn một số kiều bào tại Nhật Bản về cảm nghĩ sau buổi gặp gỡ, ý nghĩa của việc Việt Nam và Nhật Bản nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện, cũng như ý nghĩa và tầm quan trọng chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
Đánh giá về quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong 50 năm qua, Giáo sư Trần Văn Thọ – Giáo sư danh dự Đại học Waseda cho biết quan hệ giữa hai nước phát triển mạnh, đặc biệt trong khoảng 30 năm trở lại đây ở nhiều lĩnh vực như viện trợ, đầu tư, nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ… Nhật Bản coi Việt Nam có vị trí chiến lược, có tiềm năng phát triển và con người Việt Nam cũng rất gần gũi với văn hóa Nhật Bản.
Theo Giáo sư Trần Văn Thọ, quan hệ giữa hai nước sẽ không chỉ một chiều trong hơn 20 năm nữa khi Việt Nam phấn đấu từ nước có thu nhập trung bình thành một nước phát triển. Chẳng hạn, trong tương lai, Việt Nam sẽ không nhận vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản nữa mà có thể cùng Nhật Bản viện trợ cho một nước khó khăn hơn. Đầu tư không dừng lại ở đơn phương, mà song phương với những doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh lên và đầu tư vào Nhật Bản trong 20 năm tới.
Đề cập đến kỳ vọng của giới trí thức và giới khoa học Việt Nam ở Nhật Bản qua chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Giáo sư Trần Văn Thọ cho rằng chuyến thăm của Chủ tịch nước sẽ giúp cụ thể hóa một số chương trình giao lưu và đào tạo nguồn nhân lực giữa hai nước. Trong thời gian tới, Việt Nam có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong khi đó, Nhật Bản là đất nước có công nghệ tiên tiến và có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ công nghiệp hóa trong giai đoạn phát triển hơn.
Video đang HOT
Cũng trong cuộc phỏng vấn, Chủ tịch Công ty Metran, nguyên Chủ tịch Hội người Việt tại Nhật Bản Trần Ngọc Phúc, nói rằng việc Việt Nam và Nhật Bản nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện cũng là kỳ vọng của giới doanh nhân người Việt và Việt kiều tại Nhật Bản. Ông Trần Ngọc Phúc nhận thấy doanh nhân tại Nhật Bản muốn qua Việt Nam đầu tư hiện gặp nhiều khó khăn. Doanh nhân này cho rằng việc hai nước nâng cấp quan hệ sẽ giúp tháo gỡ được khó khăn, cũng như tạo thuận lợi cho tất cả doanh nghiệp của Nhật muốn đầu tư vào Việt Nam.
Một trong các đại diện tham gia cuộc gặp gỡ là sư cô Thích Tâm Trí, Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản. Sư cô Thích Tâm Trí bày tỏ vinh dự và vui mừng khi được đại diện cộng đồng Việt Nam tại Nhật Bản đến Đại sứ quán để lắng nghe, chia sẻ những đóng góp của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhân chuyến công tác kỷ niệm hai nước Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao 50 năm. Theo sư cô Thích Tâm Trí, sự kiện gặp gỡ tại Đại sứ quán cho thấy trong chuyến công tác Nhật Bản lần này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ưu ái, dành tình cảm hết sức đặc biệt cho cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản. Trong buổi chia sẻ, các đại diện cảm nhận được rất nhiều điều sâu sắc mà Chủ tịch Võ Văn Thưởng dành cho cộng đồng. Điều mà sư cô Thích Tâm Trí tâm đắc nhất trong buổi gặp gỡ là khi Chủ tịch Võ Văn Thưởng đề cập 3 khái niệm “hiếu, nghĩa và trung”, với những chia sẻ sâu lắng và xúc động.
Sư cô chia sẻ là một người trẻ trong cộng đồng Việt Nam tại Nhật Bản, sư cô nhận thấy rất rõ tiềm năng phát triển của cộng đồng, với nhân tố quan trọng giúp xây dựng cộng đồng vững chãi là từng con người trong đó luôn duy trì lối sống nhân văn. Qua buổi chia sẻ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, sư cô mong muốn mỗi người Việt Nam đều hiểu vai trò của việc xây dựng tình đoàn kết, yêu thương và chia sẻ lẫn nhau giữa những người Việt xa xứ, với lòng yêu quê hương và Tổ quốc, cùng hướng về quê hương, mong muốn xây dựng đất nước càng ngày càng phát triển và đi lên.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại khu vực Kyushu, chiều tối 29/11. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Chia sẻ cảm xúc về buổi gặp gỡ, Phó Giáo sư Lê Thị Thanh Thủy, phụ trách Khoa giáo dục toàn cầu và khoa học y tế, Trường Y, Đại học thủ phủ Osaka, cũng bày tỏ vinh dự khi lần đầu tiên được gặp gỡ một vị Chủ tịch nước trong 21 năm chị làm việc tại Nhật Bản. Phó Giáo sư Lê Thị Thanh Thủy cảm nhận không khí đối thoại rất thân thiện, gần gũi và cởi mở, cho thấy sự nhìn nhận của Chính phủ Việt Nam đối với trí thức Việt Nam ở nước ngoài có bước phát triển mới. Phó Giáo sư Lê Thị Thanh Thủy bày tỏ tự hào khi được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhắc đến những thành tựu của chị cùng chồng là Hoàng Hải – Trợ lý Giáo sư Khoa Nội gan mật, Trường Y, Đại học thủ phủ Osaka, đặc biệt những đóng góp của anh chị tạo điều kiện cho người Việt Nam sang nhập học và thành danh. Phó Giáo sư Lê Thị Thanh Thủy mong muốn sự quan tâm trực tiếp của Chính phủ Việt Nam đối với những hoạt động học thuật, tri thức sẽ có thể tạo bước phát triển mới và kết nối được học thuật đa ngành giữa các trường đại học hai nước.
Tương tự, anh Hoàng Hải chia sẻ cảm nhận buổi gặp mặt tuy ngắn ngủi chứng tỏ tấm lòng vì dân tộc. Anh cho rằng ngoài ý tưởng còn những hành động mà anh cảm nhận Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gợi mở để tiến tới mục tiêu năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển.
Theo anh Hoàng Hải, Chủ tịch nước cũng rất tâm đắc với những việc làm của ngành y và các ngành khác, mong muốn đóng góp cho sự phát triển toàn diện, sâu rộng và bền vững của Việt Nam cũng như mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.
Quyết tâm hành động vì tương lai tự cường
Sau hai ngày làm việc tại thành phố San Francisco, bang California của Mỹ, Hội nghị Các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 đã kết thúc tốt đẹp.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với các Nhà lãnh đạo kinh tế APEC. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Với việc thông qua Tuyên bố Cổng Vàng về xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người, hội nghị đã chính thức khép lại Tuần lễ cấp cao APEC chủ đề "Kiến tạo một tương lai tự cường và bền vững cho tất cả mọi người", mở ra một chặng đường mới cho tiến trình hợp tác APEC trong những năm tới.
Tuyên bố Cổng Vàng về xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người được thông qua sau hội nghị do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì, trong đó các nhà lãnh đạo tập trung vào các chủ đề về tính bền vững, khí hậu, chuyển đổi năng lượng, kết nối và xây dựng nền kinh tế toàn diện và kiên cường.
Tại hội nghị được đánh giá là trọng tâm của Tuần lễ cấp cao APEC 2023, các nhà lãnh đạo tái khẳng định quyết tâm mang lại một môi trường đầu tư và thương mại tự do, cởi mở, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch, toàn diện và có thể dự đoán. Bên cạnh đó, hội nghị cũng tái khẳng định tầm quan trọng của hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, trong đó cốt lõi là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của châu Á - Thái Bình Dương.
Các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên APEC cam kết tăng cường các nỗ lực xây dựng năng lực và hợp tác kỹ thuật để hỗ trợ việc tham gia vào các cam kết khu vực toàn diện và có chất lượng cao. Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao quyền năng cho phụ nữ, người thiểu số, các cộng đồng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Phiên họp hẹp các Nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Những kết quả này được nhìn nhận là rất có ý nghĩa trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều biến động lớn, phức tạp và khó lường. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột địa chính trị... đang tác động trực tiếp đến hợp tác tại các diễn đàn đa phương. Các điểm nóng như căng thẳng Nga - Ukraine, xung đột Hamas - Israel tại Trung Đông, tình hình bán đảo Triều Tiên vẫn đang diễn biến phức tạp. Trong khi đó, kinh tế thế giới dần phục hồi sau đại dịch COVID-19, song bấp bênh và đối mặt nhiều thách thức; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tác động sâu sắc đến cuộc sống của người dân và việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc (LHQ).
Trong bối cảnh các cuộc họp của APEC những năm gần đây hầu như không ra được tuyên bố chung do bất đồng giữa các bên, việc Tuần lễ cấp cao APEC 2023 khép lại với Tuyên bố Cổng Vàng được đánh giá là một bước tiến quan trọng, thể hiện tinh thần hợp tác cùng hành động của các nền kinh tế thành viên. Tuyên bố Cổng Vàng được kỳ vọng mở ra tiến trình hợp tác, phối hợp về chính sách giữa các nền kinh tế thành viên APEC để mang lại sự phục hồi kinh tế nhanh nhất, đồng thời bảo đảm nền kinh tế phát triển lành mạnh và vững mạnh trong thời gian tới. Xuyên suốt Tuần lễ cấp cao, các đại biểu tham dự đều nhất trí sẽ thúc đẩy để APEC trở thành động lực then chốt cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Phiên họp cấp cao về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) vì thịnh vượng. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Tham dự Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 30 tại Mỹ, đoàn đại biểu Việt Nam do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dẫn đầu, tham gia thảo luận những vấn đề có ý nghĩa then chốt đối với kinh tế thế giới và khu vực; góp phần đề ra những định hướng hợp tác về thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhiều lĩnh vực khác. Tại Hội nghị Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có bài phát biểu nhấn mạnh APEC là diễn đàn hợp tác và liên kết hàng đầu khu vực, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Chủ tịch nước nhấn mạnh, sau đúng 25 năm gia nhập APEC, với mong muốn tiếp tục đóng góp cho tiến trình APEC, Việt Nam đề xuất đăng cai các hoạt động của Năm APEC 2027. Các nhà lãnh đạo APEC đánh giá cao và ủng hộ mạnh mẽ đề xuất của Việt Nam và nhất trí đưa vào Tuyên bố chung của hội nghị. Điều này cũng thể hiện sự chủ động và trách nhiệm của Việt Nam, tiếp tục đồng hành cùng các nền kinh tế thành viên APEC, tích cực tham gia và đóng góp hiệu quả để biến tầm nhìn và ước vọng của APEC trở thành hiện thực.
Với việc đạt được những kết quả hết sức ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay, có thể khẳng định Tuần lễ cấp cao APEC 2023 đã thành công tốt đẹp, ghi đậm dấu ấn gắn kết vì một tương lai bền vững và tự cường. Kết quả này phản ánh quyết tâm của các nền kinh tế thành viên tiếp tục thực hiện sứ mệnh của APEC nhằm hiện thực hóa Tầm nhìn đến năm 2040: xây dựng một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai.
Làm sâu sắc thêm thiện chí và sự tin cậy giữa Việt Nam và Australia Ngày 3/4, Toàn quyền Australia David Hurley bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng. Toàn quyền Australia David Hurley. Ảnh: abc.net.au Nhân dịp này, Tiến sĩ Suiwah Leung - Phó Giáo sư danh dự, Trường Chính sách công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia - đã có...