Ý cấm Huawei, ZTE tham gia mạng 5G
Đây là thông tin mà báo Ý La Stampa đăng tải hôm nay 7.2.
Ảnh: Reuters
Cụ thể, Ý sẽ cấm hai công ty Trung Quốc Huawei Technologies và ZTE tham gia vào cơ sở hạ tầng 5G của nước này. Để làm thế, chính phủ Ý sẵn sàng dùng điều gọi là quyền lực vàng, cho phép họ rút khỏi các hợp đồng đã ký mà không phải trả tiền phạt.
Thông tin trên đến từ các nguồn tin cao cấp. Báo Ý cũng nhắc về “áp lực mạnh” đến từ Mỹ. Văn phòng Thủ tướng Ý hiện chưa trả lời yêu cầu bình luận của báo giới.
Video đang HOT
Trong khi đó tại Đức, các bộ trưởng nhóm họp để thảo luận về cách ứng phó với Huawei trong việc xây dựng 5G. Báo Đức Handelsblatt cho biết cuộc họp xoay quanh vấn đề an ninh, với nội dung được Cơ quan Mạng Liên bang và cơ quan quốc phòng mạng (BSI) soạn. Cuộc họp cũng nhắc đến quy tắc chứng nhận và thỏa thuận không do thám với Trung Quốc, vốn sẽ đủ để bảo đảm rằng mạng lưới 5G của Đức an toàn.
Huawei hiện đối mặt áp lực và sự kiểm soát lớn từ các nước phương Tây vì mối liên hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc cùng nghi vấn gián điệp. Hãng liên tiếp bác bỏ những cáo buộc này.
Cũng trong hôm nay, Reuters đưa tin Nhà Trắng sắp có “động thái hành pháp” trong những tuần tới để bảo đảm rằng Mỹ tiếp tục giữ lợi thế trong việc nghiên cứu, phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất tiên tiến, công nghệ lượng tử và thế hệ mạng di động kế tiếp 5G.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đầu tư vào “các ngành công nghiệp của tương lai” là một phần của đầu tư cơ sở hạ tầng. Nhà Trắng từng nhóm họp năm ngoái để bàn về các công nghệ này, song chưa cung cấp chi tiết về hành động chính thức. The Wall Street Journal cho hay chính phủ Mỹ muốn đẩy mạnh vai trò của chính phủ để đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghệ.
Theo Thanhnien
Đề cử Chủ tịch Ngân hàng Thế giới của Tổng thống Mỹ gây tranh cãi
Ngày 6/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cử ông David Malpass, Thứ trưởng Tài chính đặc trách các vấn đề quốc tế, chuyên giám sát vai trò của Mỹ trong Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), làm ứng cử viên Chủ tịch WB.
Có thể nói đây là một sự lựa chọn gây tranh cãi vì ông Malpass thường xuyên chỉ trích các tổ chức này là ngày càng phình to, can thiệp sâu hơn và cố kết hơn.
Ông David Malpass. Ảnh: axios.com
Tổng thống Trump đã gọi ông Malpass là một "nhân vật đặc biệt", thích hợp để đảm nhận công việc quan trọng này. Ông nói: "Mỹ là nước đóng góp lớn nhất cho WB. Chính quyền của tôi đã dành cho định chế tài chính này sự ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo rằng tiền thuế của người dân được chi tiêu một cách thông minh và có hiệu quả".
Phát biểu tại Nhà Trắng, ông Malpass khẳng định sẽ tìm cách thực hiện những cải cách được thông qua năm ngoái sau các cuộc đàm phán nhằm tăng số vốn vay của WB thêm 13 tỷ USD. Ông nói: "Tôi lạc quan rằng chúng tôi có thể đạt được những đột phá để tạo tăng trưởng ở nước ngoài, yếu tố giúp chúng tôi đối phó với tình trạng nghèo đói và tăng cơ hội kinh tế tại các nước đang phát triển".
Kể từ khi bước chân vào Nhà Trắng, Tổng thống Trump và nội các của ông đã liên tục chỉ trích các định chế tài chính đa phương và ông Malpass là một trong số những nhân vật hàng đầu chỉ trích WB và IMF. Ban điều hành WB sẽ tiến hành biểu quyết về đề cử ông Malpass. Mỹ là nước nắm cổ phần lớn nhất với 16% quyền biểu quyết và theo quy tắc bất thành văn lâu nay, Mỹ là nước chọn Chủ tịch WB.
Việc đề cử ông Malpass báo hiệu chính quyền Tổng thống Trump muốn kiểm soát chặt hơn WB. Ông Malpass là cố vấn kinh tế cho chiến dịch tranh cử năm 2016 của tỷ phú Trump.
Phương Hoa (TTXVN)
Theo Tintuc
Than NATO thiếu công bằng, Mỹ quyết theo đuổi kế hoạch lập NATO Trung Đông? Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, nhiều quốc gia muốn trở thành một phần của liên minh quân sự mới, nhằm đối phó với Iran. Trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang hôm 5/2 (giờ Mỹ, tức sáng ngày 6/2 giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump có đề cập tới việc, trong nhiều năm qua, Mỹ đã bị NATO...